Không tham 200 lượng bạc, liên tiếp gặp may, ông Trời thật khéo an bài

Không tham 200 lượng bạc, liên tiếp gặp may, ông Trời thật khéo an bài

Câu chuyện về Lữ Ngọc nhặt được 200 lượng bạc nhưng không tham, trả lại cho người đánh mất, rốt cuộc từ đó các vận may liên tiếp xuất hiện tránh cho ông đại nạn tan cửa nát nhà.

Vào triều đại nhà Minh, ở ngoài cửa đông huyện Vô Tích phủ Thường Châu tỉnh Giang Tô. Có một gia đình có 3 người con, lão đại tên Lữ Ngọc, lão nhị tên Lữ Bảo, còn lão tam tên Lữ Trân. Lữ Ngọc có người trai tên là Hỉ Nhi năm lên 6 tuổi cùng với mấy đứa trẻ nhà hàng xóm đi chùa chơi, nhưng một đi không trở lại. Lữ Ngọc cùng vợ là Vương Thị đi tìm nhiều ngày đều không thấy.

Lữ Ngọc cùng Vương Thị vô cùng đau buồn thương sót, Lữ Ngọc ra ngoài buôn bán khắp nơi, tới đâu cũng dò hỏi tin tức tìm con trai mình. Sau đó mấy năm, vào một hôm Lữ Ngọc đến một vùng đất gọi là Trần Lưu, trong lúc đi vệ sinh nhặt được một bọc vải, khi mở ra xem, bên trong có khoảng 200 lượng bạc.

Lữ Ngọc nghĩ: “Chủ nhân của túi bạc này nếu tìm không thấy sẽ rất lo lắng, nói không chừng nhà cửa tiêu tan. Cổ nhân thấy bạc không lấy, nhặt vàng không tham, đây là một mỹ đức của người xưa. Ta phải ở đây đợi người đánh rơi quay lại tìm trả họ.”

Lữ Ngọc đợi ở đó hơn 1 ngày vẫn không thấy ai quay lại tìm, chỉ đành tiếp tục cuộc hành trình. Khi đến một quán trọ ở Tô Châu, gặp một người tên là Trần Triêu Phụng, trong lúc bàn chuyện làm ăn, Trần Triêu Phụng thở dài buồn bã nói bản thân đánh mất túi bạc ở vùng đất Trần Lưu, trong đó có 200 lượng bạc.

Lữ Ngọc liền hỏi túi bạc như thế nào, kết quả là giống hệt với túi bạc mà mình nhặt được. Lữ Ngọc không nói một lời, liên trao trả túi bạc cho Trần Triêu Phụng, Trần Triêu Phụng mừng rỡ vô cùng, liền ngỏ ý chia lại một phần cho Lữ Ngọc để cảm tạ ân nhân, nhưng bị Lữ Ngọc cương quyết từ chối, Trần Triêu Phụng rất cảm kích, mời Lữ Ngọc về nhà làm khách. Trần Triêu Phụng nói mình có một người con gái, ngỏ ý muốn được kết nghĩa cha nuôi với Lữ Ngọc để hai bên thêm phần gắn bó. Lữ Ngọc nghe xong liền rơi lệ kể lại đầu đuôi câu chuyện về con trai mình mấy năm trước. Nghe xong Trần Triêu Phụng thở dài một tiếng rồi nói: “Trong nhà tôi có một đứa trẻ, mấy năm trước tôi đã dùng 200 ngân lượng mua nó về từ tay một người khác, năm nay cũng vừa tròn 13 tuổi, nay tặng cho ân huynh làm đầy tớ lấy người hầu hạ, gọi là một chút báo đáp ân huynh.”

Trần Triêu Phụng gọi đứa trẻ ra cho Lữ Ngọc gặp, khi vừa nhìn thấy đứa trẻ, phát hiện bên góc lông mày trái có một vết sẹo. Lữ Ngọc lấy làm kinh ngạc, bởi con trai mình khi lên 4 tuổi trong một lần bị ngã, cũng đã để lại vết sẹo như vậy bên lông mày trái. Ông hỏi đứa trẻ: “Con là người phương nào đến, ai đã bán con đến đây?” Đứa trẻ nói “Con không nhớ lắm, chỉ biết rằng cha là Lữ đại, trong nhà còn có hai người thúc thúc, lúc nhỏ bị người ta lừa bán đi đến đây.”

Nghe đến đây, Lữ ngọc ôm đứa trẻ vào lòng mà khóc : “Ta là cha con đây, thật không ngờ rằng thất lạc mấy năm, nay lại được gặp lại con nơi này.”

không tham tiền, đắc phúc phận

Phụ tử gặp nhau, cả nhà Trần Triêu Phụng cũng rất vui mừng , Lữ Ngọc đứng dậy, chắp tay cảm tạ Trần Triêu Phụng: “Tiểu nhi nếu không được quý phủ thu nhận, làm sao hôm nay phụ tử tôi có thể tương phùng?”

Trần Triêu Phụng nói : “Ân huynh có đức trả lại bạc, thấy tiền của không tham, thiên thượng dẫn đạo đến nơi đây mới có thể phụ tử đoàn viên.”

Vậy là hai nhà quyết định hôn ước, Trần Triêu Phụng lấy ra 20 lạng bạc đứa cho cha con Lữ Ngọc làm lộ phí trở về.

Sáng ngày hôm sau, cha con Lữ Ngọc từ biệt lên đường, khi đến bên bờ sông giang, đột nhiên nghe thấy tiếng náo nhiệt của mọi người, lại gần hoá ra dưới sông có chiếc thuyền gặp nạn, mọi người bị rớt xuống nước. Có mấy người yêu cầu cho thuyền nhỏ ra cứu, nhưng người trên bờ đòi phải trả tiền công mới đi cứu, không thì không cứu. Hai bên đang tranh cãi không ngớt, Lữ Ngọc thấy vậy liền nghĩ: “cứu một người còn hơn xây 7 tháp phù đồ. Ta ở đây có 20 lượng bạc, tại sao lại không bỏ ra cứu người? Vậy là ông bảo lái thuyền: “Các anh mau đi cứu người, nếu cứu được số người đó tôi sẽ thưởng các anh 20 lượng bạc.” Mấy người lái thuyền nghe xong liền nhanh chóng chèo ra sông cứu người. sau khi người được cứu lên bờ, Lữ Ngọc đem tiền thưởng cho họ, những người được cứu đều đến cảm tạ ân nhân cứu mạng, trong số đó có một người tự nhiên gọi lớn: “ ca ca từ đầu đến đây vậy, sao lại có mặt ở đây?”

Nữ Ngọc vừa nhìn hoá ra là tam đệ Nữ Trân của mình liền nói “Là ông trời đưa ta đến đây cứu đệ” sau rồi gọi Hỉ Nhi ra chào thúc thúc và kể lại toàn bộ câu chuyện từ lúc nhặt được bạc có tới khi gặp lại Hỉ Nhi.

quan thanh liêm

Nữ Ngọc lại hỏi: Sao đệ đến đây?

Lữ Trân nói: “Từ lúc ca ca đi, mấy năm không về, có người nói ca ca bỏ mạng ở Sơn Tây, tẩu tẩu ở nhà đã mặc áo tang, Nhị ca gần đây lại ép tẩu tẩu tái giá, tẩu tẩu không đồng ý. Ca ca hãy nhanh chóng trở về để yên lòng tẩu tẩu, nếu chậm sợ rằng không kịp.”

Lão nhị Lữ Bảo tâm địa bất lương, nghe nói ở Giang Tây có người ngoá vợ, muốn tìm người làm vợ kế, Lữ Bảo liên bảo gả tẩu tẩu cho họ, đối phương đã đồng ý trả 30 lượng bạc.

Nữ Bảo nhận được bạc liền nói với khách: “Tẩu tẩu nhà tôi là người cố chấp, nói nhẹ nhàng sẽ không nghe, cho nên, hôm nay sau khi trời tối sai người mang kiệu đến nhà tôi, thấy một người mặc áo tang, chính là tẩu tẩu của tôi, không cần nói nhiều, đưa cô ta lên kiệu mang xuống thuyền đi ngay trong đêm.” Đối phương đồng ý theo kế đó mà làm.

Lữ Bảo sợ tẩu tẩu không phục tùng, vì vậy không tiết lộ ngay, nói với vợ là Dương Thị đi khuyên tẩu tẩu.

Dương Thị nói với tẩu tẩu mình: “Chồng tôi đã gả tẩu tẩu cho khách Giang Tây rồi, đêm nay khách sẽ đến đón tẩu tẩu, tẩu tẩu chuẩn bị thu gọn đồ đạc đi.” Vương Thị nói: “Chồng tôi tuy chết, nhưng vẫn chưa tận mắt nhìn thấy, hơn nữa sao không đợi tam thúc về xác minh cho rõ, lại ép tôi phải khổ như này?”

Dương thị dù khuyên bảo như thế nào, tẩu tẩu của mình cũng không chịu, Vương thị nói: “Tôi trên người vẫn còn đang mặc áo tang chồng, làm sao có thể gả cho người khác cơ chứ?”

Dương Thị nghe xong vội vàng đi tìm một bộ quần áo tang, nhưng đúng là ý trời, tìm mãi không được, vậy là đem luôn quần áo của mình đổi cho Vương Thị. Sau khi trời tối khách Giang Tây thắp đèn lồng kiệu hoa tới nhà Lữ gia đón người, vừa đẩy cửa bước vào thấy người mạc áo tang liên cướp đi.

Dương Thị kêu lên: “Không phải tôi”

Nhưng người tới khênh kiệu không chịu nghe, một mạch khênh đi …

Sáng sớm hôm sau, Lữ Bảo về nhà, vừa bước vào cửa không thấy vợ đâu nhưng lại thấy tẩu tẩu ở nhà, trong lòng nghi hoặc, vội vàng hỏi tẩu tẩu, Vương Thị thuật lại đầu đuôi mọi chuyện cho Lữ Bảo nghe.

Lữ Bảo nghe xong, than thân trách phận, uất hận trong lòng. Vốn dĩ kế hoạch bán tẩu tẩu lấy tiền, ai ngờ hoá ra thành bán chính vợ mình. Đang chuẩn bị bước ra khỏi cửa, thấy bên ngoài có mấy người bước vào, không ai khác chính là lão đại và lão tam, cùng Hỉ Nhi tay xách hành lý bước vào. Lữ Bảo tự thấy không còn mặt mũi nào nhìn mặt mọi người, liền lụi lại tìm cửa sau đi mất.

Hưng Đạo Vương và Thiên thành công chúa

Vương Thị thấy chồng và lão Tam trở về, lại còn có cả Hỉ Nhi nay đã lớn liền vội vàng hỏi kỳ ngộ ra sao, Lữ Ngọc thuật lại đầu đuôi mọi chuyện cho Vương Thị nghe. Vương thị cũng kể lại đầu đuôi sự việc khách Giang Tây đến cướp nhị tẩu đi.

Lữ Ngọc nói: “Ta mà tham 200 lượng bạc kia thì chẳng thể nào gặp được lại Hỉ Nhi, phụ tử tương phùng, nếu như ta không lỡ bỏ ra 20 lạng bạc để cứu người thì thử hỏi sao gặp được tam đệ, biết được tin tức ở nhà, nay cả nhà được đoàn viên. Tất cả đều là ý trời, nhị đệ bán vợ đây cũng là tự làm tự chịu, không thể trách ai, Thiên Hoàng báo ứng, nhân quả không sai.”

Minh Vũ/DKN

Xem thêm: Không có văn hóa cũng đồng nghĩa với việc con người không có linh hồn.

Sources:

BÀI LIÊN QUAN