Kiểm soát khẩu phần ăn để tránh nguy cơ béo phì

Kiểm soát khẩu phần ăn để tránh nguy cơ béo phì

Sử dụng một khay đựng đồ ăn lớn gấp đôi sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn 1/3 so với bình thường. Tác động từ kích cỡ phần thức ăn này giúp chúng ta giải thích sự liên hệ giữa việc tăng đơn vị khẩu phần với sự tăng nguy cơ béo phì.

ăn uống

Ảnh: Best Slim.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kích cỡ vật dụng đựng đồ ăn lớn hơn sẽ kích thích chúng ta ăn nhiều hơn. Ngày nay, thức ăn có sẵn ở mọi nơi với mức giá rất rẻ, chưa bao giờ mua đồ ăn lại trở nên dễ dàng đến thế. Nhưng lượng khẩu phần tăng lên cũng tỉ lệ thuận với vòng hai của chúng ta; và cái giá phải trả chính là chứng béo phì.

Sự sung túc chỉ khiến mọi thứ trở nên to hơn

Bạn có nhớ cà phê được bán với kích thước nhỏ từ khi nào? Ngày nay, chúng ta có nhiều loại kích thước khác nhau, như cà phê Starbucks có từ loại Tall (350 ml) cho đến loại Trenta (920 ml).

Trước kia, Coca Cola được đóng trong loại chai năm 1915 với khối lượng 192 ml. Ngày nay, nó được phát triển với nhiều loại khác nhau, từ 200 ml mới được giới thiệu gần đây, đến 250 ml trong loại lon mini và nhiều hơn nữa là 600 ml.

Thực tế là, lượng khẩu phần ăn đã liên tục tăng lên trong hàng ngàn năm qua. Ở một mức độ nào đó, nghệ thuật là sự phản ánh của cuộc sống. Phân tích từ 52 bức họa “Bữa ăn tối cuối cùng” (The Last Supper) cho thấy khẩu phần bánh mì và rượu liên tục lớn hơn trước trong suốt 1000 năm qua.

Sự lôi cuốn của ‘nhiều hơn’

Nếu con đường tới địa ngục luôn được dát vàng, thì sự sung túc và khối lượng khẩu phần chính là những con ngựa dẫn ta theo lối đó. Vấn đề của khối lượng khẩu phần không ngừng tăng lên chính là: chúng ta dường như chưa được trang bị để có thể nói “đủ rồi” và rồi dừng lại.

Nếu chúng ta được cung cấp nhiều thức ăn hơn, chúng ta sẽ tiêu thụ nhiều hơn. Kết luận trên được đưa ra sau khi tôi và các đồng nghiệp xem xét 88 công trình nghiên cứu về khối lượng khẩu phần và lượng tiêu thụ được đo lường. Chúng tôi cũng phát hiện rằng việc tăng gấp đôi khẩu phần làm tăng 35% lượng tiêu thụ trung bình.

Đây không chỉ là việc gia tăng về lượng mà còn là mối nguy hại. Khẩu phần lớn hơn sẽ dẫn tới tiêu thụ nhiều hơn, ngay cả là tiêu thụ thức ăn không đảm bảo chất lượng, khi không biết rõ lượng khẩu phần. Trong số các nạn nhân trên có cả những người đáng lẽ nên biết điều đấy.

Ví dụ, người ta đã chứng minh tác dụng của lượng-khẩu-phần với loại bỏng ngô đã lâu ngày {bị ôi và không còn hấp dẫn vị giác}, sử dụng trong một loại bát súp không đáy (đây là loại bát mà thức ăn bên trong đó liên tục được bổ sung đầy lên mà người dùng không hay biết). Thử nghiệm được thực hiện tại một nhà hàng, nơi những người phục vụ bị bịt mắt, còn người tham dự thì ăn hoàn toàn trong bóng tối và trong đó có cả các chuyên gia dinh dưỡng.

“No bụng đói con mắt”

Tại sao điều này lại xảy ra? Một khả năng có thể là do “mức tiêu thụ” mà nhờ đó, một cá nhân thường tiêu thụ một phần nhất định trong số khẩu phần được đưa ra.

Một ví dụ của quy tắc này đó là ăn tất cả thức ăn trong đĩa. Nhưng cũng có một quy tắc tỷ lệ tương tự như vậy khi bớt lại 10% thức ăn bởi chúng ta coi đó là lịch sự, hoặc chỉ ăn một nửa khẩu phần vì chúng ta ăn kiêng.

Dựa trên quy tắc tỷ lệ cố định, sẽ xảy ra một vấn đề: lượng tiêu thụ chắc chắn sẽ tăng lên cùng với đà tăng lượng khẩu phần tăng: lượng khẩu phần tăng gấp đôi sẽ dẫn tới tiêu thụ nhiều gấp đôi. Nhưng đây không phải điều mà chúng tôi thấy trong quá trình nghiên cứu.

Thay vào đó, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng khẩu phần ăn nhỏ sẽ tạo ảnh hưởng lớn hơn so với khẩu phần ăn lớn, và tác dụng này giảm dần theo độ tăng lượng khẩu phần ăn.

Chúng tôi cho rằng mức tiêu thụ theo tỷ lệ cố định đúng với khẩu phần ăn có khối lượng nhỏ hơn, nhưng khi khối lượng ăn ngày một lớn hơn, người ta bắt đầu chú ý đến các dấu hiệu trong cơ thể. Đó là khi cơ thể của chúng ta rên rỉ phản đối. Chúng ta ăn chậm lại hoặc ngừng hẳn, hơn là đi theo số phận của nhân vật M. Creosote trong tác phẩm nổi tiếng của Monty Python.

Hãy cân nhắc khẩu phần

ăn uống

Ảnh: Hello bác sĩ.

Cách tốt nhất để tránh ăn nhiều hơn mức cần thiết là hãy kiểm soát lượng khẩu phần, chứ đừng để chúng làm chủ bạn.

Tất cả chúng ta đều theo xu hướng này, và vì vậy cần yêu cầu bản thân mình theo khẩu phần nhỏ hơn – hãy sử dụng loại đĩa nhỏ, chọn kích thước vừa phải, và không ăn các bữa nhiều món.

Bước thứ hai là hãy giáo dục trẻ nhỏ lắng nghe các dấu hiệu bên trong cơ thể, và không để bị dẫn dụ bởi các tín hiệu bên ngoài.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng hé lộ rằng trẻ em dễ chịu ảnh hưởng của lượng khẩu phần nhỏ so với người trưởng thành. Vì vậy, có thể trẻ sẽ dễ tạo thói quen tốt hơn thay vì những thói quen xấu.

Chúng ta không nên khuyến khích trẻ “ăn tất cả đồ ăn trong đĩa” và “ăn thêm một chút rau trước khi dùng đồ tráng miệng”. Bởi điều này dễ khiến trẻ theo một quy tắc và quên đi cảm giác chán ngấy.

Bước thứ ba là hãy yêu cầu các nhà quảng bá thực phẩm hạn chế lượng khẩu phần. Tăng lượng khẩu phần khiến hàng chào bán hấp dẫn hơn, nhưng khi mọi người đều làm như vậy để cạnh tranh, lượng khẩu phần ăn sẽ ngày càng lớn. Điều này lại dẫn đến thừa khẩu phần một cách không cần thiết, và cũng khiến nhiều người béo phì hơn.

Vì vậy hãy giữ khẩu phần của bạn nhỏ đi. Bạn sẽ tiết kiệm thêm tiền và bảo vệ vòng hai của mình.

Bài viết được công bố lần đầu trên theconversation.com .

Bởi: Stephen S Holden, Bond University

Xem thêm:

Sources:

Tags:

BÀI LIÊN QUAN