Kung Fu và múa cổ điển Trung Hoa phải chăng là cùng một nguồn cội từ xa xưa?

Kung Fu và múa cổ điển Trung Hoa phải chăng là cùng một nguồn cội từ xa xưa?

Có lẽ chúng ta đã quen thuộc với hình ảnh các bậc thầy Kung Fu trên màn ảnh như trong bộ phim Kung Fu Panda hay nhiều phim về võ thuật khác, với những động tác đẹp mắt lướt đi trong không khí, mô phỏng các kỹ thuật đặc trưng mang mầu sắc tự nhiên (như “động tác của con bướm,” “cú đánh hoa sen,” “lốc xoáy”). Nhưng điều thú vị là những động tác này cũng có thể tìm thấy trong múa cổ điển Trung Hoa.

Đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn múa cổ điển Trung Hoa.

Đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn múa cổ điển Trung Hoa. Ảnh: ShenYun.com

Đầu tiên phải thừa nhận là múa cổ điển và võ thuật Trung Hoa (gồm Kung Fu hay Wushu) có một số nét tương đồng. Chúng đều có chung cơ sở lý luận và tư thế, yêu cầu kỹ thuật hết sức phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn và nhanh nhẹn. Ngoài ra cũng có thể thấy một số binh khí cổ được dùng – như gậy, giáo, kiếm, v.v – trong cả hai loại hình võ thuật và múa cổ điển Trung Hoa.

Tại sao lại như vậy?

Lý do là vì cả hai hình thức nghệ thuật này đều xuất sinh từ cùng một nguồn gốc trong văn hóa cổ xưa.

Khi Wushu lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc vài nghìn năm trước, những cú nhào lộn và kỹ thuật của nó đã ảnh hưởng tới những hình thức nghệ thuật khác bao gồm opera và múa. Những loại hình biểu diễn nghệ thuật khác nhau này đã sử dụng vũ đạo có nguồn gốc trong đối kháng của võ thuật làm phương tiện biểu diễn trong các dịp lễ hội – từ các lễ hội truyền thống dân gian cho đến đại yến cung đình. Qua thời gian, võ thuật và múa cổ điển Trung Hoa đã phát triển thành hai trường phái hoàn chỉnh và độc lập với nhau như chúng ta thấy ngày nay. Mặc dù vậy chúng vẫn có những nét tương đồng. Do đó, cũng không thể cho rằng chúng hoàn toàn là độc lập.

Dưới đây là một vài lý do cho nhận định trên.

Lý do thứ nhất: Nội hàm bên trong những động tác.

Đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn múa cổ điển Trung Hoa.

Đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn múa cổ điển Trung Hoa. Ảnh: ShenYun.com

Khi cố gắng tìm cách nêu bật sự khác nhau của múa cổ điển Trung Hoa và võ thuật, câu hỏi đầu tiên thường được đưa ra là các động tác có ẩn ý gì?

Các hình thức cổ của võ thuật thường xuất phát từ mục đích sử dụng trong đối kháng. Mỗi động tác đều là dùng để đánh hoặc đỡ đòn. Hơn nữa, động tác phải nhanh nếu không muốn dính đòn của đối phương. Đó là lý do tại sao các cao thủ võ thuật không có những động tác thừa – họ chỉ tập trung vào những động tác giúp họ sống sót.

Trong khi đó, với mục đích biểu diễn, múa cổ điển Trung Hoa lại thêm vào những cử động phụ họa. Động tác không lệ thuộc vào bảo đảm sự sống chết mà mang tính biểu đạt nhiều hơn. Sự phong phú trong cách biểu đạt của múa cổ điển Trung Hoa có thể diễn tả một cách sinh động bất kỳ cung bậc cảm xúc nào thông qua ngôn ngữ hình thể.

Lý do thứ 2: Tốc độ cần nhanh

Không giống như trong quá khứ, các bậc thầy võ thuật ngày nay không dùng kỹ thuật của họ trong đánh nhau thật mà chỉ dùng cho biểu diễn trên sân khấu trong các dịp khác nhau cũng giống như múa vậy. Điều này làm cho sự phân biệt hai loại hình càng trở nên khó khăn hơn.

Có thể thông qua quan sát tốc độ di chuyển để phân biệt. Trong hầu hết các trường phái võ thuật, tốc độ càng nhanh càng tốt (nhưng Thái Cực Quyền là một ngoại lệ). Trong khi hầu hết các môn võ có dòng chảy và nhịp độ nhất định thì Kung Fu lại yêu cầu nhanh và mạnh giống như tốc độ sấm sét mà Lý Tiểu Long thể hiện trên màn ảnh.

Nhưng trong múa cổ điển Trung Hoa thì lại khác, người nghệ sĩ cần biểu đạt vẻ đẹp của mỗi động tác. Do đó nếu thực hiện nhanh quá thì khán giả sẽ không kịp thưởng thức những chi tiết ngoạn mục. Đôi khi họ còn để thời gian biểu đạt cảm xúc kéo dài, chậm rãi, thậm chĩ tĩnh lại trên không trước khi tiếp diễn sang trạng thái khác.

Những động tác này vừa tinh tế vừa ẩn chứa sự bùng nổ.

Lý do thứ ba: Ngắn hay dài?

Đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn múa cổ điển Trung Hoa.

Đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn múa cổ điển Trung Hoa. Ảnh: ShenYun.com

Một cách phân biệt khác là độ dài của động tác. Từ tư thế đến những cú đá và những kỹ thuật trên không, các động tác võ thuật thường có xu thế ngắn gọn (bởi thực tế là động tác dài thường dễ để lộ ra các sơ hở để đối phương tấn công). Múa cổ điển lại trái lại, động tác luôn đòi hỏi mở rộng tối đa.

Do đó khi biểu diễn võ thuật, nếu diễn chậm lại và kéo dài các động tác thì trông rất giống với đang múa. Còn khi đang múa mà dùng những động tác mạnh mẽ dứt khoát thì có lẽ không khác gì mấy biểu diễn kung fu.

Lý do cuối cùng – Phát âm giống nhau (Wu)

Trong suốt chiều dài lịch sử 5000 năm cho đến ngày hôm nay, cả hai loại hình đều được gọi chung bằng một cái tên duy nhất. Đó là vì ký tự Tiếng Trung cho múa (舞) và võ thuật (武) đều phát âm là wǔ. Điểm khác nhau để phân biệt chúng chính là từ cách viết khác nhau.

Có thể thấy khi tách các nét của chữ wu (武) trong từ võ thuật thì phía bên phải sẽ hình thành chữ “戈,” nghĩa là “vũ khí” trong khi các nét bên trái tạo thành chữ “止” nghĩa là “dừng.” Vì vậy ý nghĩ thật sự của chữ võ thuật nghĩa là “ngăn chặn chiến tranh trong khi chiến đấu cho sự hòa hợp và hòa bình.”

Còn chữ wu (舞) “múa” được hình thành từ hình vẽ một người có tay và chân qua thời gian tạo thành những thay đổi. Có một thành ngữ cổ Trung Hoa ngộ nghĩnh là: shǒu zhī wǔ zhī zú zhī dǎo zhī (“手之舞之足之蹈之”). Nghĩa đen là: “nhảy múa với tay và chân,” nhưng điều ẩn ý ở đằng sau thành ngữ này là khi có điều gì không thể diễn tả được bằng thơ ca thì sao không múa diễn?

Cuối cùng, múa cổ điển Trung Hoa có thể miêu tả bất cứ điều gì, từ niềm vui, vẻ đẹp, lòng từ bi hay hòa bình – hòa bình giống với ý nghĩa tối thượng nhất mà võ thuật hướng tới.

Biên dịch từ ShenYunPerformingArts

>> Xem thêm: Nội hàm sâu sắc của vũ đạo truyền thống Trung Hoa

Sources:

Tags:

BÀI LIÊN QUAN