Ký ức về bức tường Berlin: Một giáo sư và sự sụp đổ của Liên Xô

Ký ức về bức tường Berlin: Một giáo sư và sự sụp đổ của Liên Xô

Bức tường Berlin, một biểu tượng của sự phân cách giữa Đông và Tây Âu trong ba thập niên đã sụp đổ vào ngày 09 tháng 11 năm 1989. Làn gió của sự đổi thay tại Đông Âu đã chấn động nền tảng của bức tường. Hình ảnh những người dân Đức thoải mái khi đứng trên đống gạch đổ nát cuối cùng đã ghi lại thời đại đó. Sự sụp đổ của bức tường đã lan truyền khắp Đông Âu, và các cuộc cách mạng hòa bình phần lớn đã chấm dứt sự thống trị của cộng sản từ nước này tới nước khác. Chỉ hơn hai năm sau, Liên bang Xô Viết đã sụp đổ. Hai thập niên sau đó, chúng tôi nhìn lại sự sụp đổ của bức tường và làm sáng tỏ ý nghĩa của nó.

>>Thảm kịch của “người đàn ông kiên cường” Ceausescu

Bức tường Berlin sụp đổ. Ảnh: GenK

MOSCOW, Nga – Ông Yuri Afanasyev là một giáo sư khoa sử học và là người sáng lập kiêm Viện trưởng Trường Đại học Nhân văn Quốc gia Nga.

Sau khi Gorbachev nắm quyền lực vào năm 1985, nhiều sự cải tổ đã xẩy ra tại Liên bang Xô Viết. “Vào năm 1986, người dân lần đầu tiên được nghe danh từ ‘perestroika’ [có nghĩa là ‘cải tổ’]. Không lâu sau đó, ông đã thực thi chính sách cởi mở. Và rồi, những gì xảy ra mà không ai ngờ được rằng chính sách cởi mở đã mang đến các kết quả, không những là sự chỉ trích chính quyền trung ương mà còn tiết lộ sự thật về những cuộc đàn áp quy mô lớn của Stalin cũng như việc che đậy các sự kiện trong lịch sử của Liên Xô, và cuối cùng dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội.

Ảnh chụp cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Dù ông Gorbachev muốn cải tổ, ông không ngờ rằng bức tường Berlin, biểu tượng của bức màn sắt lại sụp đổ nhanh chóng đến vậy. (Alexander Memenov/AFP/Getty Images)

“Cùng với chính sách cởi mở, các tờ báo và tạp chí mới cũng xuất hiện. Qua những tờ báo này, người dân đã biết được sự thật về những trại tù tập trung gulag. Người ta có thể viết về Alexander Solzhenitsyn [một tác giả nổi tiếng, người từng ở tù tám năm trong gulag] và đọc cuốn sách của ông “Gulag – quần đảo ngục tù”.

“Những sự kiện này, tự nó đã đánh dấu cho một kỷ nguyên đầy sự kiện, mà mang lại một cái nhìn mới mẻ về thế giới, quốc gia, và khai mở sự thật về quá khứ, về tội ác của chế độ Stalin, và của những cuộc đàn áp quy mô lớn.”

Những cuộc biểu tình lớn đã được tổ chức ở chính giữa khu trung tâm của Moscow và nhiều nơi khác, ông nói. “Những đòi hỏi căn bản là để hủy bỏ vai trò kiểm soát của đảng Cộng sản. Nó rất chủ yếu trong thời điểm đó. Các khẩu hiệu khác bao gồm tự do, kinh tế thị trường, một xã hội tự do và các giá trị đạo đức.”

“Lần đầu tiên trong vòng 70 năm dưới sự cai trị của cộng sản, chính những người cộng sản đã phê phán cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng. Điều này là chưa từng xẩy ra!”

Thế giới đã coi bức tường Berlin như một biểu tượng của sự phân cách giữa hai phe ý thức hệ. “Do đó, khi bức tường Berlin sụp đổ, chúng tôi, cũng như toàn thể thế giới, đã coi đây là sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và sự đối đầu trên thế giới,” ông nói.

“Theo cách hiểu này, sự sụp đổ của bức tường là một sự kiện vĩ đại.”

“Nước Nga vẫn còn chống lại những gì được xem là hiện đại, và đặc biệt là thế giới phương Tây.”

“Nhưng giờ đây chính nước Nga không hiện diện như là ‘đế quốc Xô Viết’, mà có mặt như là một ‘đế quốc Nga.’”

Ông Yuri Afanasyev đã được phỏng vấn bởi Juliana Kim, phóng viên Thời báo Đại Kỷ Nguyên tại Nga.

Sources:

BÀI LIÊN QUAN