Lý giải nguyên nhân chuyển màu của chiếc váy gây tranh cãi nhất thế giới

Lý giải nguyên nhân chuyển màu của chiếc váy gây tranh cãi nhất thế giới

Vừa qua đã nổ ra một cuộc tranh cãi không ngừng trên internet về một chiếc váy màu xanh và đen mà đối với một số người – thậm chí là đa số – đó lại là trắng và vàng. Sự kiện này quả là đã gây bao chia rẽ ở trong nhà đến cả cơ quan. Nhưng đâu là nguyên nhân đằng sau sự thiếu nhất quán trên?

Câu chuyện bắt đầu khi Caitlin McNeil đăng một bức ảnh về một chiếc váy mà cô đã mặc khi tham dự một đám cưới, nhưng dường như chẳng có ai chịu đồng ý về màu sắc của nó. Vì thế mà bức ảnh và cuộc tranh luận cứ lan truyền rộng khắp.

Chiếc váy của Caitlin McNeil

Chiếc váy của Caitlin McNeil dưới các mức độ nắng khác nhau.

Màu sắc tự nhiên của ánh sáng đến từ một vật thể bao gồm hai yếu tố: màu của bản thân vật thể và màu của nguồn sáng chiếu vào nó. Ánh sáng tổng hợp có thể có sự biến thiên rất lớn. Chẳng hạn như, ánh sáng lúc hoàng hôn sẽ có màu đỏ sẫm hơn hẳn so với buổi trưa. Tuy nhiên, hầu như bao giờ chúng ta cũng muốn biết màu sắc của vật thể, chứ không phải là màu của nguồn sáng–chúng ta không nghĩ rằng trái cây chín đỏ mọng lúc hoàng hôn chỉ bởi vì mặt trời sắp lặn. Do đó hệ thống thị giác của chúng ta dần phát triển theo thời gian mà không để ý đến màu của vật chiếu sáng.

Quá trình nhận biết màu sắc trải qua 3 giai đoạn chính. Chúng ta có những thụ thể trong mắt vốn chỉ phản ứng với 3 màu, đại khái là xanh dương, xanh lục và đỏ. Sau đó chúng ta so sánh những màu này theo 3 cặp sau: đỏ so với xanh lục, xanh dương so với vàng (ánh sáng vàng là sự tổng hợp giữa ánh sáng đỏ và xanh lục) và sáng so với tối.

Những so sánh này được tiến hành ở những thời điểm khác nhau và ở những vị trí không gian khác nhau. Nên nếu chúng ta nhìn vào màn hình màu xanh dương qua một lúc lâu, sau đó nhìn vào một vật thể màu trắng thì nó biến thành màu vàng. Tương tự, một điểm màu cam sẽ biến thành đỏ nếu xung quanh điểm ấy là màu xanh lục và sẽ biến thành xanh lục nếu xung quanh nó là màu đỏ.

Cuối cùng những tín hiệu màu sắc sẽ được đưa đến bộ phận xử lý thị giác ở vỏ não. Tại đây não bộ cố gắng diễn giải màu của vật chiếu sáng từ tất cả những màu hiện có và sau đó định lượng màu của vật thể dựa theo màu chiếu sáng. Điều này được gọi là sự cố định màu sắc, khiến chúng ta không cảm thấy màu sắc của vật thể thay đổi theo ngày.

Chiếc váy

Chiếc váy hai màu đã gây xôn xao dư luận toàn cầu. (Joe Giddens/PA Wire)

Với chiếc váy đầm màu xanh dương nói trên, có thể một số người có nhiều tế bào thụ cảm màu xanh dương hơn những người khác, hoặc hệ thống tương phản màu sắc của họ bị lệch hẳn thành ‘có’ hoặc ‘không có’ màu xanh. Nhưng lời giải thích thuyết phục nhất là: chính sự cố định màu sắc đã dẫn đến những luồng ý kiến khác nhau. Vì chiếc váy choán gần hết bức ảnh, một số người lại tưởng màu vải xanh dương là do nguồn sáng, thế nên họ thấy chiếc váy có vải màu trắng được chiếu bởi ánh sáng xanh và viền ren màu đen bị biến thành màu vàng.

Những vật thể màu vàng không phản xạ nhiều lắm với màu xanh dương, nên sẽ trở nên tối màu dưới ánh sáng màu xanh dương. Những người nào diễn giải rằng đó là ánh sáng xanh dương thì thấy những viền đen thành ra màu vàng. Nhưng những người khác có thể diễn giải rằng vật thể được chiếu bởi ánh sáng trắng thì sẽ cho rằng đó là một chiếc váy màu xanh được chiếu bởi ánh sáng vàng trắng. Những người này sẽ thấy những đường ren là tối màu bởi vì dưới ánh sáng trắng thì màu đen vẫn cứ là màu đen.

Bởi: Andrew Schofield, University of Birmingham

Xem thêm:

 

Sources:

BÀI LIÊN QUAN