Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của TQ (Phần 2)

Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của TQ (Phần 2)

Giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, gồm có dân lập và công lập, còn gọi là công học và tư học. Dân lập chủ yếu là chỉ về tư thục, một số vị tú-tài thi rớt, mở khoa giảng học, dạy học và dạy đồ đệ. Mở lớp dạy học trở thành con đường quan trọng của những người học hành, vừa giải quyết được sinh kế, lại có thể bồi dưỡng nhân tài, lại càng xúc tiến sự phát triển của nền giáo dục.

>> Xem lại: Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc (Phần 1)

Xã hội thời cổ đại của Trung quốc có truyền thống tôn sư trọng giáo, sư đạo tôn nghiêm, ‘Thiên, địa, quân, thần, sư’, phải thực thi ‘Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ’, cho nên người có học thức đều muốn làm nghề thầy giáo. Nếu mà học sinh của mình đỗ đạt khoa cử, được lên cửa rồng, thì thầy giáo sẽ được nổi tiếng, có thể vinh hạnh suốt đời.

khổng tử

Khổng Tử và học trò. Ảnh: Tinh Hoa.

Công lập chủ yếu là thư viện (trường học), có một số thư viện tuy rằng do dân lập, nhưng đều có bối cảnh của quan phủ, đều được sự hổ trợ và tài trợ của quan phủ. Thư viện là nơi để cho học trò học tập sâu rộng hơn, là nơi bồi dưỡng nhân tài cao cấp, chỉ có những học trò có chí hướng về khoa cử, mới có cơ hội vào thư viện học tập.

Thư viện chỉ có ở các tỉnh và thành phố lớn, những thư viện tương đối nổi tiếng của lịch sử cổ đại Trung quốc gồm có Tung-dương thư viện, Bạch-vân-động thư viện, Nhạc-lộc thư viện, Tùy-dương thư viện, Tượng-sơn thư viện, Đông-lâm thư viện vân vân. Thư viện là nơi thực thi giáo dục tinh anh, có bầu không khí học tập nồng hậu và tiêu chuẩn học thuật rất cao.

Những ‘sơn trưởng’ chấp chưởng thư viện, đều là ‘thái đẩu’ của giới học thuật, đều là những danh lưu đại nho đức cao vọng trọng. Nhờ sự kết hợp giữa dân lập và công lập, kết hợp sự giáo dục phổ cập và nâng cao, đã hình thành được một thể chế giáo dục hoàn thiện cho nền giáo dục cổ đại của Trung quốc, có thể vì xã hội và quốc gia mà bồi dưỡng và cung cấp những nhân tài khác nhau.

Phương pháp giáo dục của thời cổ đại Trung quốc cũng rất có đặc sắc, bởi vì giáo dục lúc đó chia thành kinh học, mông học, bán kinh và bán mông mấy loại. Mông học cũng là giáo dục khởi mông (mới bắt đầu học), lúc khởi mông, thầy giáo chỉ dạy học, mà không giảng giải. Thầy giáo đọc từng chữ từng câu, học sinh đọc theo từng chữ từng câu, cho đến khi học được thuộc lòng.

Trong quá trình này, hầu như là thầy giáo không bao giờ giảng giải, nhưng nho sinh thời ấy, bất cứ một ai đầu có thể đọc thuộc lòng hàng trăm ngàn từ. Phương pháp dạy học theo cách này xem ra như là ngu xuẩn, thật ra là rất hữu hiệu, cũng rất có lý lẽ.

Khổng Tử và học trò

Khổng Tử và học trò (Ảnh: dkn.tv)

Thứ nhất là có thể rèn luyện tính tình cho con trẻ, phải có thái độ học tập đoan chính, đó là lúc chánh tâm thành ý. Thứ nhì là thông qua sự giáo dục cường hóa này, có thể ghi nhớ sâu vào trong óc những lời của thánh nhân, suốt đời cũng không thể quên được, có thể khiến cho học sinh được lợi suốt đời. Thông qua cái giai đoạn này, có thể lập nên cái nền tảng vững chắc cho sự học tập chuyên sâu hơn về sau.

Thầy giáo không giảng giải còn có 1 cái nguyên nhân, bởi vì những lời nói này của thánh nhân, còn có triết lý và nội hàm thâm sâu, không thể giải thích trong vài ba câu nói, có giảng đi nữa cũng chưa chắc là hiểu được. Học sinh phải dùng thời gian cả đời để mà thể hội và tiêu hóa, thực hành và lãnh hội, dung hợp quán thông. Nhưng lời giải thích không thích hợp, trái lại còn có thể hướng dẫn sai lầm, đưa học sinh vào đường sai lầm. Vì thế, đối với những kinh điển của Nho gia, lúc khởi mông là không giảng giải, đó là truyền thống.

Kinh học là thầy giáo vừa dạy học, vừa giảng giải, giữa thầy và trò có thể thảo luận tự do. Lúc đó học sinh đã trải qua một thời gian học tập, đã có một căn bản vững chắc và một mức học thức nhất định, có thể tiến hành sự thảo luận và giao lưu học thuật. Học sinh có thể nêu ra câu hỏi, thầy giáo có thể giải thích rõ ràng cho học sinh. Từ sau thời nhà Tống nổi lên nền lý-học, nó là được phát triển qua việc thảo luận và giao lưu học thuật giữa thầy và trò.

Bán kinh và bán mông là nằm ở giữa 2 loại nêu trên, thầy giáo có thể giảng giải có giới hạn cho học sinh. Kinh học cũng tốt, mông học cũng tốt, sự tu nghiệp của học sinh cùng với mức độ học thức của thầy giáo là có quan hệ rất lớn.

Giáo dục thời cổ đại của Trung quốc rất chú trọng việc giáo dục khởi phát, cũng như sự lãnh ngộ và thể hội của học sinh, chỉ cần học sinh thật sự lãnh ngộ và nắm vững, mới được xem là đã thật sự nhập môn và học đến nơi.

Có một số người nhận định rằng, giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, buộc phải học thuộc lòng, thì quá khô khan và buồn chán, thật ra là không phải như vậy, đó là cách lý giải phiến diện. Học tập là cần phải cố gằng, phải trải qua một quá trình chịu khổ, chỉ có cố gắng mới có thu hoạch, đó là lý của trời. Giáo dục thời cổ đại đòi hỏi phải tuần tự mà tiến lên, học thức của học sinh phải kết hợp với sự tu dưỡng của bản thân, trong quá trình nâng cao học thức, cũng là quá trình nâng cao sự tu hành của bản thân.

Thật ra nền giáo dục thời cổ đại của Trung quốc không khô khan, mà là rất thú vị. Bởi vì học sinh ngoài việc phải học tập những kinh điển của Nho gia, còn phải tốn nhiều thời gian và sức lực để mà học tập thi, từ, ca, phú, học tập thư pháp (cách viết chữ), học tập cầm, kỳ, thi, họa vân vân, những việc này đem lại cho học sinh rất nhiều sự thích thú.

Giáo dục thời cố đại có rất nhiều phương pháp cường hóa huấn luyện đối với học sinh, ví dụ như khởi mông về thanh luật, làm câu đối, là thi từ, viết văn, còn phải học về cầm kỳ thư họa vân vân. Hầu như mỗi ngày đều phải tiến hành sự huấn luyện như vậy, học tập trong sự lạc thú. Việc này gây được nhiều sự bổ ích cho việc nâng cao trí thông minh của học sinh, huấn luyện năng lực tư duy và trình độ viết văn của học sinh, kích thích được sức sáng tạo và dục vọng sáng tác, trau dồi tính tình và tư tưởng cho học sinh.

Nền giáo dục thời cổ đại của Trung quốc, có rất nhiều truyền thống ưu tú, thật là đáng cho chúng ta noi gương và học tập cho nền giáo dục của chúng ta hôm nay và tương lai.

<< Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc (Phần 1)

Tác giả: Vân Tùng 

-Dịch từ bản tiến Hoa:   http://www.epochtimes.com/b5/11/1/16/n3144438.htm

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN