Hai lần cầu kiến tiên ông Quảng Thành Tử của Hoàng Đế Hiên Viên

Hai lần cầu kiến tiên ông Quảng Thành Tử của Hoàng Đế Hiên Viên

Vì sao con người không nhìn thấy Thần, Phật, Thượng Đế? Vì sao khoa học hiện đại không thể chứng thực được rằng Thần, Phật, Thượng Đế có tồn tại? Đây là những đề tựa mà rất nhiều người thường hay bàn luận đến. Để tham khảo vấn đề này, chúng ta hãy thử xét câu chuyện “Hai lần cầu kiến tiên ông Quảng Thành Tử của Hoàng Đế Hiên Viên, vị Vua tổ tiên khai sáng nền văn minh Trung Hoa”.

Hoàng đế Hiên Viên

Hoàng đế Hiên Viên. Ảnh: Chánh Kiến net.

Hoàng Đế Hiên Viên ở phương Đông nghe nói rằng có một vị tiên nhân cổ xưa tên là Quảng Thành Tử ở trên núi Không Động (hiện nay nằm trong tỉnh Cam Túc), cách xa chỗ ông ở hằng ngàn dặm, rất khó gặp được. Mặc dù vậy, Hoàng Đế (tức vua Hoàng) không quản ngại xa xôi vẫn cố gắng đi đến núi Không Động tìm vị tiên ông Quảng Thành Tử để bái sư cầu học Đạo. Lần thứ nhất đi tới núi Không Động cầu kiến tiên ông Quảng Thành Tử thì Hoàng Đế được bốn mươi tuổi. Khi đó ông đã làm Vua được hơn hai mươi năm, nên không tránh được việc dẫn theo cả một đoàn quân lính tùy tùng rầm rộ. Hoàng Đế ngồi chễm chệ trên lưng con voi lớn ở đằng trước, nguyên phi Luy Tổ và đoàn nữ tiết ngồi trong xe gỗ lớn ở đằng sau, bên ngoài còn có quan văn, tướng võ, và võ sĩ hộ vệ gồm hơn trăm người, rầm rầm rộ rộ hướng núi Không Động tiến phát. Để biểu lộ thành ý của mình, ở dưới chân núi Không Động Hoàng Đế cho đốt cỏ thơm. Cả một bầu không khí tràn ngập với khói xanh của cỏ thơm, các quần thần người múa người hát, âm thanh huyên náo chấn động cả sơn cốc. Quảng Thành Tử hiện thân ra ở trên đám mây, nói với Hoàng Đế một câu đầy ẩn ý thâm sâu rằng: “Người trị vì xử lý thiên hạ kia, chưa nhìn thấy mây mà lại muốn mưa xuống, chưa đến mùa thu thì đã muốn lá vàng rơi, như vậy làm sao có thể bàn đến Đạo được?”, nói xong, hất cái phất trần lên, Quảng Thành Tử ẩn vào trong đám mây biến mất. Hoàng Đế không hoàn thành được mục đích, đành phải quay trở về.

Hoàng Đế suy nghĩ lại lời nói của Quảng Thành Tử, sau khi trở về nước, liền chăm chỉ làm việc, lo nước lo dân, tuyển chọn hiền thần theo khả năng đặt vào đúng trách nhiệm, theo kế hoạch trị quốc một cách sáng suốt, dùng cả hình thức ‘văn’ và ‘võ’, làm nên một sự nghiệp vĩ đại. Truyền thuyết cho rằng, chữ viết, cách nuôi tằm, giao thông bằng xe cộ và tàu bè, âm luật, y học, toán số, hôn nhân, và nghi lễ tang sự đều khởi đầu từ thời đại của Hoàng Đế.

Tuy rằng Hoàng Đế được tôn quý là thiên tử, nhưng ông luôn luôn nghĩ đến lời của tiên ông Quảng Thành Tử. Khoảng sáu mươi năm trôi qua, khi Hoàng Đế được trăm tuổi thì ông quyết định đi lên núi Không Động lần nữa để bái sư học Đạo. Lần này Hoàng Đế đơn độc một mình, yên lặng rời khỏi khâu Hiên Viên để đi lên núi Không Động. Lúc này Hoàng Đế đã học được cung cách khiêm tốn, trên đường đi lại gặp được một vị trưởng giả (tức là tiên ông Xích Tùng Tử). Xích Tùng Tử chỉ điểm cho Hoàng Đế mà nói rằng : “Tiên và phàm là không có biên giới, chỉ phân biệt ở trong tâm; nếu không quản ngại lê trên đầu gối, thì lòng thành đó sẽ mở ra cả trăm cửa”.

Trên đường đi, Hoàng Đế không ngừng suy nghĩ ý nghĩa của câu nói này. Đến khi đôi giầy của ông đã hoàn toàn mòn quẹt rách rưới, và bàn chân đau đến độ không thể đi bộ nổi nữa, ông mới bỗng nhiên tỉnh ngộ, quyết tâm đi tới núi Không Động bằng đầu gối. Đá và cát sỏi giống như dao cắt, cứa đầu gối của ông đến chảy máu. Máu của ông nhuộm đỏ cả đá trên đường đi.

Hoàng Đế Hiên Viên bái sư cầu Đạo của tiên ông Quảng Thành Tử

Hoàng Đế Hiên Viên bái sư cầu Đạo của tiên ông Quảng Thành Tử. Ảnh: Tinh Hoa.

Quảng Thành Tử đã sớm biết sự việc Hoàng Đế lại đến cầu Đạo. Lòng thành và ý chí kiên trì của Hoàng Đế đã làm tiên ông Quảng Thành Tử cảm động. Lúc Hoàng Đế bò đến dưới chân núi Không Động, Quảng Thành Tử lập tức phái một con rồng vàng xuống chở ông lên núi. Sau đó Quảng Thành Tử đã truyền Đạo cho Hoàng Đế. Sau khi Hoàng Đế trở về nước, cứ y theo con đường mà tiên ông Quảng Thành Tử dạy bảo, yên lặng tu dưỡng thân tâm. Khi Hoàng Đế được 120 tuổi thì ông cưỡi rồng bay lên Trời giữa ban ngày.

Hai lần Hoàng Đế đi bái Sư cầu Đạo đã dẫn đến hai kết quả khác nhau bởi vì trạng thái trong tâm và mức độ chí thành khác nhau. Lần thứ nhất, tuy rằng trong tâm của Hoàng Đế hướng đến Đạo, và biểu lộ một phần kính trọng và lòng chí thành, ông cũng tỏ vẻ kiêu ngạo với cái tâm nông nổi. Dù rằng ông đã gặp được tiên ông Quảng Thành Tử, ông cũng không học được Đạo. Lần thứ nhì, Hoàng Đế đã không còn tâm nông nổi, tự kiêu nữa. Lòng chí thành hướng đến Đạo cùng với nghị lực và sự chịu đựng khổ nhọc của Hoàng Đế đã làm cho tiên ông Quảng Thành Tử cảm động.

Con người rất là nhỏ bé so với vũ trụ và thiên nhiên. Thần và Tiên không để ý đến vấn đề con người giàu sang hay là nghèo khổ trong thế giới này, họ chỉ xem xét tâm của con người. Nếu không có lòng chí thành và lòng tin tưởng đối với Thần, Phật, Thượng Đế, thì người ta không thể nhìn thấy các đấng giác ngộ. Nói một cách khác, tấm lòng của con người quyết định họ có thể nhìn thấy Thần, Phật, Thượng Đế hay không. Sự khác nhau là một bên với cái tâm ngạo mạn, kiêu căng, còn một bên với tâm chí thành hướng thiện.

Khoa học hiện đại không những không tin tưởng, hoặc không kính trọng Thần, Phật, Thượng Đế, mà còn nói niềm tin vào các đấng bên trên là mê tín, rồi phỉ báng các Ngài, vả lại còn phá hoại những tiêu chuẩn đạo đức mà Thần, Phật, Thượng Đế đã truyền xuống cho con người. Điều này là trái ngược với thiên ý. Vì thế, làm sao có thể nhìn thấy Thần, Phật, Thượng Đế được? Làm thế nào khoa học hiện đại có thể chứng minh hoặc là nhìn thấy sự hiện diện của các bậc giác ngộ được? Lấy một ví dụ theo người thường, nếu bạn luôn phỉ báng người nào đó, rồi nói rằng muốn gặp họ, bạn có nghĩ rằng họ cũng muốn gặp bạn chăng? Đây là chúng ta đang dùng tâm con người để hình dung chư Thần – điều này tự nhiên là bất kính đối với các Ngài, và không đúng, nhưng chúng tôi chỉ muốn dẫn chứng một điểm mà thôi. Khoa học thực chứng đã tự cao, tự đại cho rằng nếu như nói ‘có chư Thần’ thì thông qua kỹ thuật tiên tiến và máy móc tinh xảo, họ có thể tìm ra được điều này. Nếu họ không thể tìm thấy chư Thần, Phật, Thượng Đế, thì các đấng cao cả bên trên này không hiện hữu. Khoa học thực chứng cho rằng lý luận này là có lý. Kỳ thực, điều này là do sự ngu xuẩn, thiếu hiểu biết của khoa học thực nghiệm đối với bản chất và lãnh vực tinh thần của sinh mệnh. Sự thật là, khoa học thực chứng không thể chứng thực được sự tồn tại của chư Thần, cũng không thể chứng minh được sự việc chư Thần không tồn tại. Khi bàn luận về “Trời và người hợp nhất”, chúng tôi thấy rằng sự suy nghĩ do khoa học thực chứng cắt nghĩa, phân tích ra bằng máy móc là sai lầm, vả lại, tâm thái của những người chỉ tin chắc vào khoa học thực chứng đối với chư Thần lại là hoàn toàn sai lầm.

Tiên ông Xích Tùng Tử đã chỉ điểm Hoàng Đế rằng “sự phân biệt chỉ ở trong tâm”. Ý nghĩa này vẫn áp dụng cho ngày nay. Nếu khoa học hiện đại thực sự muốn chứng minh sự tồn tại của chư Thần, Phật, Thượng Đế, thì như vậy cần phải trước tiên học sự khiêm cung, chứng tỏ mình thu nhỏ lại, và tôn kính chư Thần.

Dĩ nhiên cũng có một số người nói là họ tin vào Thần, Phật, Thượng Đế. Họ chỉ làm như vậy ở bề ngoài. Nếu họ không tuân theo những tiêu chuẩn do chư Thần, Phật, Thượng Đế đặt ra mà hành xử, thậm chí còn không phân biệt được giữa thiện và ác, mà khuất phục dưới quyền lực lạm dụng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đi theo hợp tác với Trung Cộng để chống lại chư Thần, như vậy dẫu xây dựng bao nhiêu ngôi chùa, bao nhiêu nhà thờ và dẫu ca hát bao nhiêu bài ngợi ca các đấng giác ngộ, thì họ sẽ không thể chân chính đạt Đạo được, cũng giống như trường hợp lần đầu tiên đi cầu kiến tiên ông Quảng Thành Tử, với ca vũ huyên thuyên như vậy của Hoàng Đế.

Có một câu nói của người Trung Hoa “Tin tất linh, bất tin tất vô” (Nếu bạn tin tưởng, nó sẽ thành sự thật; nếu bạn không tin, nó sẽ không hiện hữu), câu nói này rất có lý. Những người tin tưởng chư Thần, Phật, Thượng Đế có thể nhìn thấy hay cảm nhận được sự tồn tại của các Ngài. Nếu người nào không tin vào chư Thần, họ sẽ không cảm nhận được hoặc không nhìn thấy được các Ngài. Thực ra chư Thần, Phật, Thượng Đế vẫn tồn tại cho dù con người có tin hay không. Chỉ có điều là tin tưởng thì có thể nhìn thấy được các Ngài, còn không tin thì không thể nhìn thấy được.

Con người muốn thăm dò, tìm kiếm chân lý của vũ trụ, muốn tìm kiếm chư Thần, Phật, Thượng Đế, và nguồn gốc của chính mình. Trước tiên, họ phải có ý chân thành, sắp đặt tâm thái cho đúng và ngay chính, đây là một quá trình tu tâm. Từ cổ xưa đến nay, mọi người đều biết rằng tìm cầu chính Đạo, chính Pháp rất khó khăn. Tuy là một vị vua cao quý, con đường cầu Đạo của Hoàng Đế cũng đầy thử thách gian nan. Chính bởi vì không dễ dàng đạt được, những người tu Đạo đều biết trân quý nó. Trong quá khứ, những người tu theo Đạo gia hay tu theo Phật gia ở trong hay ngoài Trung Quốc cho đến các nhân sĩ tôn giáo ở các quốc gia khác, khi gặp phải ma nạn thử thách trước mặt, đều kiên trì giữ vững niềm tin của họ đối với Thần, Phật, Thượng Đế; họ không bị dao động. Ngày nay ở Trung Quốc, rất nhiều học viên Pháp Luân Công vẫn kiên trì giữ vững niềm tin của họ vào Chân, Thiện, Nhẫn dù rằng bị tra tấn tàn bạo hay bị bức hại tàn khốc. Tâm đại thiện, đại nhẫn của họ đã làm cho Trời Đất cảm động. Tuy nhiên, nhiều người khác mà đạo đức thấp kém, kể cả những người tuyên bố tin tưởng Thần, Phật, Thượng Đế cũng khó mà hiểu được những học viên này.

Hoàng Đế đã được người đời sau tôn xưng là “ông Tổ ban đầu của nền nhân văn” của Trung Hoa. Không những ông là người xây dựng nước Trung Hoa, mà còn là người đặt nền tảng cho năm ngàn năm văn hóa truyền thống. Tu luyện là một bộ phận tạo thành văn hóa chính thống, là con đường phản bổn quy chân của con người, là con đường thăm dò tìm kiếm chân lý của con người. Trong tâm của mọi người đều có hạt giống hướng Thiện để tu luyện. Từ trong chỗ tâm linh thâm sâu của mỗi cá nhân đều có nguyện vọng muốn phản bổn quy chân, trở về với bản tính chân thật của chính mình. Người ta đang chờ đợi và đang tìm kiếm con đường này.

Ngày nay chúng ta đang ở trong một thời kỳ đặc thù. Đại Pháp đã đưa tới trước mặt mọi người. Một mặt, nhân loại thực sự may mắn biết bao mà có được cơ hội này, như những người chân chính tu luyện Pháp Luân Đại Pháp có thể chứng nhận điều này, và biết trân quý rất nhiều. Mặt khác, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phá hoại văn hóa chính thống của Trung Quốc, phá hủy lương tri và đạo đức của con người. Kết quả, họ không thể nhận thấy ý nghĩa và giá trị của nhân sinh. Rất nhiều người đã mê muội, lạc sâu trong sự truy cầu danh vọng, lợi lộc, và thỏa mãn tình cảm. Họ đã lạc mất con đường trở về và không nhận ra rằng họ nên quý trọng cơ hội hàng ngàn năm một thuở này. Tệ hơn nữa, dưới áp lực lạm dụng và sự dối trá của đảng cộng sản, có những người đã phạm phải tội ác tày trời trong sự bức hại học viên Pháp Luân Công. Họ sẽ phải đối diện trước một trường tội nghiệp.

Người Trung Hoa được xem là con cháu hậu duệ của Hoàng Đế, không phải là của bọn tà ác hung dữ. Con đường tầm Sư cầu Đạo của Hoàng Đế, đến bây giờ vẫn tiếp tục có đầy đủ ý nghĩa hiện thực.

Nguồn: bianlichsu.com

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN