Nếu Đại Kiếp Nạn xảy đến – Làm sao để được cứu?

Nếu Đại Kiếp Nạn xảy đến – Làm sao để được cứu?

Tương truyền rằng, thời Mạt Kiếp là thời con người không còn đức tin chân chính vào Thần Phật. Loạn Pháp, mạt thế, đạo đức xuống dốc. Lúc ấy sẽ có đại kiếp nạn và chỉ có những người tín Thần Phật mới được đắc cứu.

Đại kiếp nạn

Câu chuyện về tượng sư tử đỏ mắt, lời cảnh tỉnh với thế nhân

Xưa kia, Bồ tát Địa Tạng xuống trần gian, vào một làng nọ và thấy rằng con người hầu như không còn tin theo Thần Phật nữa. Nhưng với lòng từ bi vô hạn, Bồ tát muốn cứu độ những người cuối cùng nào vẫn còn giữ gìn đức tin chân chính.

Bồ tát hoá thành một ông lão ăn xin, lang thang trong làng từ nhà nọ đến nhà kia xin ăn. Không ai cho ông lão gì cả, và trong nhà người ta cũng không còn thờ Phật nữa. Mãi cho đến một ngôi nhà cuối làng, cụ già ăn xin mới thấy một bà đang thắp nhang thờ tượng Phật. Thấy ông lão già nua tập tễnh đi không vững đến xin ăn, bà đắn đo một lúc rồi nói: “Tôi chỉ còn một bát cơm này thôi. Xin biếu cụ một nửa. Còn một nửa để cúng Phật.

Ông cụ ăn mày bảo bà: “Nữ thí chủ quả là nhân đức. Hãy xem hai bức tượng sư tử đá to lớn ở đình làng kia. Đến ngày mắt sư tử chuyển sang màu đỏ, thì hãy rời làng lên núi ngay vì sẽ có nạn lụt.” Dứt lời, bồ tát liền hoá phép và biến mất.

Người đàn bà phúc hậu bèn đem câu chuyện gặp bồ tát kể cho dân làng nghe, nhưng không ai tin cả. Có những kẻ còn mỉa mai và thậm chí xua đuổi bà: “Làm gì có chuyện tượng sư tử đỏ mắt! Mê tín! Mê tín!” Người đàn bà dẫu có nói thế nào, người ta cũng không nghe.

Khi sư tử đỏ mắt

(Ảnh: tinhhoa.net)

Thấy hàng ngày bà đều đến coi mắt tượng sư tử, mấy kẻ vô lại trong làng bèn rủ nhau, một đêm nọ, lấy son chu sa bôi vào mắt tượng. Hôm sau, người đàn bà đến xem tượng sư tử, và quả nhiên thấy mắt sư tử đã sang màu đỏ, bèn đi khắp làng thúc dục: “Mọi người hãy mau lên! Sắp có nạn lụt rồi, hãy mau lên núi! Mau lên núi!” Mọi người bèn phá lên cười chế nhạo.

Mặc dù đã rất cố gắng để nói cho mọi người tin, nhưng vẫn không ai chịu nghe theo cả, thế là bà đành đi lên núi một mình. Ngay sau đó thì một trận bão lũ lớn đã ập đến, và nó nhanh chóng nhấn chìm ngôi làng trong biển nước!

Vậy là nhờ ăn ở hiền lành chân chất, có lòng thương người, kính Phật, mà bà đã được Bồ tát Địa Tạng điểm hoá thoát khỏi sự nguy hiểm. Còn những người trong thôn làng, do không còn tin theo Phật nữa, và mặc dù đã được bà lão nhiều lần nhắc nhở, nhưng họ vẫn không tin, chấp mê bất ngộ, nên đã phải gánh chịu một thảm cảnh thật ghê gớm!

Clip về “Khi tượng sư tử đỏ mắt” báo hiệu đại kiếp nạn:

Sự tích Hồ Ba Bể – Ai là người tín Phật chân chính?

Truyện cổ tích “Sự tích Hồ Ba Bể” kể về một ngôi làng với những người có vẻ rất thành tâm ăn chay, niệm Phật, thả cá, chả chim… để cầu Phúc.

Tuy nhiên, họ không phải là những người tín Phật, tu Phật chân chính. Bằng chứng là có một mụ già ăn mày (do thần biến thành để khảo nghiệm nhân tâm – BT) vào ngôi làng ăn xin nhưng đi đến đâu cũng bị xua đuổi. Những người tu Phật chân chính sẽ có lòng tư bi bác ái, liệu có đối xử với mụ già ăn mày như vậy không? Thậm chí mấy nhà giàu còn thả chó ra xua đuổi.

May sao đến ngã ba, mụ gặp hai mẹ con bà góa vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn mày tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà lấy cơm nguội cho ăn, lại cho bà ngủ lại qua đêm. Đây mới là người có tấm lòng thiện lương. Thần Phật chỉ nhìn nhân tâm. Mụ già ăn mày, đại diện cho thần Phật cũng nói với hai mẹ con rằng:

– Chúng nó thờ Phật mà kỳ thực là buôn Phật. Chúng nó xứng đáng phải chịu trầm luân. Chỉ có mẹ con nhà ngươi là tốt bụng. Hãy cầm lấy gói tro này, nhớ rắc xung quanh chỗ ở và nội trong đêm hôm nay chớ đi đâu cả. Hoặc nếu có đi thì đưa nhau lên đỉnh núi cao mà tránh.

Tối hôm đó, trong lúc lễ hội náo nhiệt, người người tấp nập lễ bái thì một dòng nước nhanh chóng từ đất phun lên giữa đàn tràng, nhanh chóng nhấn chìm tất cả. Chỉ nhà hai mẹ con bà góa là nước dâng đến đâu, nhà dâng đến đó. Cũng bởi có tấm lòng thiện lương, hai mẹ con đã chèo thuyền cố sức vớt người bị nạn.

Chỗ đất sụt đó ngày nay là Hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, còn ngôi nhà của hai mẹ con bà góa là hòn đảo ở giữa hồ.

Hồ Ba Bể. Ảnh: Báo Mới

Nếu Đại Kiếp Nạn xảy đến – Làm sao để được cứu?

Không chỉ Việt Nam, Trung Quốc mà tại hầu như tất cả các nền văn minh cổ đại trên thế giới đều có sự tích về Đại Kiếp Nạn có thể xóa sổ cả một dân tộc, một nền văn minh, thậm chí toàn nhân loại. Theo một thống kê thì trên thế giới có khoảng 2000 truyền thuyết như vậy.

Dưới đây là thống kê một số nước:

Ảnh: DKN.TV

Ta có thể nhận thấy đặc điểm chung của các câu chuyện này là:

  • Thần diệt con người vì đạo đức quá suy đồi.
  • Thần cảnh báo con người trước ngày đại họa.
  • Chỉ một số rất ít người tốt, có đạo đức, tín thần Phật được cứu.

Ngày nay, trong nhiều kinh sách Phật giáo và các tôn giáo khác cũng ghi chép rằng, bây giờ nhân loại đang ở vào thời kỳ Mạt Kiếp. Bạn có thể xem Lời tiên tri về thời mạt kiếp của Phật Thích Ca Mâu Ni để hiểu rõ hơn. Ngay bản thân chúng ta chỉ cần chú ý 1 chút cũng có thể nhận thức được đạo đức con người đang quá suy đồi rồi. Liệu có thể cứ tiếp tục suy đồi tiếp được sao?

Tin vào Thần Phật bạn sẽ được gì, mất gì? Những câu chuyện tâm linh mà trước đây chúng ta cho rằng mê tín đã triển hiện hết sức chân thực, rõ ràng. Hơn nữa, nếu bạn tin vào Thần Phật để sống đạo đức hơn, thiện lương hơn và chẳng may có đại kiếp nạn xảy ra bạn sẽ được cứu thì chẳng phải tốt hay sao!

Hơn 2000 sự tích về đại kiếp nạn của nhân loại như đã kể ở trên không phải ngẫu nhiên mà giống nhau. Các tích truyện ấy đều có chung một kết cục, thì theo xác suất thống kê, liệu có sai số nào khác cho chúng ta? Bạn không tin vào Thần Phật, chẳng lẽ không tin vào khoa học?

Cháy rừng Amazon ở Brazil. Ustralia sau cháy rừng kinh hoàng là cơn mưa nhện độc nguy hiểm nhất hành tinh. Núi lửa phun ở Philippines. Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Châu Phi xuất hiện dịch châu chấu, cào cào. Trung Quốc bùng phát dịch virus Corona…

Đó phải chăng là cảnh báo của Thần Phật trước thời khắc cuối cùng?

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN