Nghệ thuật giao tiếp: Cách gây ấn tượng tốt trong lần đầu gặp mặt

Nghệ thuật giao tiếp: Cách gây ấn tượng tốt trong lần đầu gặp mặt

Trong giao tiếp, những ấn tượng ban đầu trong lần đầu gặp mặt là rất quan trọng, gần như quyết định thành bại trong mục tiêu giao tiếp của bạn. Bởi nó quyết định cách nhìn nhận của đối phương đối với bạn và cách nhìn nhận này sẽ rất khó thay đổi trong một thời gian ngắn.

nghệ thuật giao tiếp, những ấn tượng ban đầu là rất quan trọng

Trong giao tiếp, những ấn tượng ban đầu là rất quan trọng, gần như quyết định thành bại trong mục tiêu giao tiếp của bạn.

Ấn tượng lần đầu gặp mặt quan trọng như thế nào?

Khi tiếp xúc với người khác lần đầu cần phải hết sức chú ý đến ấn tượng ban đầu. Đây cũng là vì người ta thường có cảm giác sai lệch nhưng được coi là đáng tin cậy nhất trong ấn tượng đầu mà không sửa lại ấn tượng này của mình nữa

Qua những nghiên cứu có liên quan đến ấn tượng đầu tiên của nhà tâm lý học người Mỹ Aase cho thấy, ấn tượng về người khác sau gặp mặt cũng có thể thay đổi với ấn tượng có được khi lần đầu tiên tiếp xúc. Nhưng đó là quá trình rất dài và rất khó thay đổi.

Như vậy ấn tượng lần đầu là sự hiểu sai đáng tin cậy nhất và nó được làm căn cứ để phán đoán người khác. Qua đây ta thấy được ấn tượng lần đầu không đáng tin cậy nhưng rất qua trọng, nên cần ngay gặp mặt lần đầu cần để người khác có được ấn tượng tốt mạnh mẽ đối với bản thân để đạt được mục đích giao tiếp.

Cần làm gì khi ấn tượng lần đầu gặp mặt không tốt?

Trong văn hóa Trung Hoa cũng có câu rất chính xác là “Tiên nhập vi chủ”, tức là cái nào gây ấn tượng đầu tiên sẽ làm chủ suy nghĩ của bạn. Vì thế nếu gây ra ấn tượng xấu trong lần gặp mặt đầu tiên thì cần rất nhiều lần gặp sau may ra đối phương mới thay đổi cách nhìn nhận về bạn. Dù sao thì nó vẫn là vết nhơ đáng tiếc để lại trong lòng họ về “cái buổi ban đầu lưu luyến” ấy!

Nghiên cứu của Aase và một số người khác cho ta một số gợi mở về vấn đề này. Cho dù ấn tượng lần đầu của đối phương như thế nào thì trong đàm phán cũng nhất thiết phải để án tượng mạnh mẽ nhất cho đối phương. Nếu bạn may mắn đã để được ấn tượng đầu tiên đẹp đẽ thì có thể tiếp tục cung cấp thêm những tin tức mới để ấn tượng lần đầu ấy càng thêm mạnh mẽ hơn. Trong trường hợp này chỉ là để cho đối phương có được ấn tượng tốt, cho nên cũng không cần phải dùng kỹ xảo tâm lý cao siêu gì.

Lần đầu gặp mặt

Nếu như lần đầu gặp gỡ bạn chỉ để được cho đối phương ấn tượng mờ nhạt, chưa tốt thì cũng không nên quá vội nản lòng.

Lúc này nếu cung cấp được cho đối phương những thông tin mạnh mẽ để xóa đi những ấn tượng ban đầu là được. Đối phương sẽ kết hợp lại những thông tin mới nhận với ấn tượng ban đầu và để rồi thay đổi dần và phủ định ấn tượng đầu tiên đó. Lúc đó chính họ sẽ cảm thấy lúng túng. Và sau một thời gian thì ấn tượng ban đầu chưa tốt ấy được thay đổi dần dần, khi chia tay nó sẽ được xóa đi nhường chỗ cho ấn tượng tốt đẹp.

Những ví dụ về ấn tượng ban đầu

Khi Richard đi ra ngoài, vợ ông và thư ký đã thay ông xử lý điện thoại và tiếp khách đến thăm. Có điều thú vị là bản thân vợ ông gần như cũng không ý thức được là phải báo cáo lại khi Richard trở về. Mặc dù đó chỉ là những đối tượng gặp mặt lần đầu nhưng vì không trực tiếp trò chuyện nên cảm giác của Richard đối với họ cũng khác nhau.

Qua vợ ông nói, ông cảm thấy người thì hình như đang sốt ruột muốn nhờ giúp đỡ, người thì khẩu khí xem ra không tốt lắm hình như có việc tìm ông. Tuy là chị ấy muốn kể lại một cách khách quan, nhưng ấn tượng ban đầu được hình thành qua ý thức chủ quan của vợ nên đã ảnh hưởng rất lớn đến phán đoán của Richard.

Còn một chuyện nữa, đó là chuyện ở một công ty nọ, trong những người điện thoại đến đăng ký gặp trực tiếp công ty, có một người bị từ chối. Thư ký nói lại rằng: “Có một người gọi điện đến đăng ký xin được đến công ty đối thoại trực tiếp nhưng khẩu khí rất dữ dằn, có vẻ không có thiện chí… “. Như vậy là qua điện thoại ông ấy đã để lại cho người nghe điện thoại của công ty ấn tượng không tốt nên đã bị từ chối không nhận đăng ký cho gặp.

Đối với những người làm tiếp thị càng phải quan tâm đến chuyện này. Khi được tiếp xúc với khách hàng hãy chú ý trước hết cách để lại ấn tượng tốt cho cả những người nhà củ họ cho dù đó là người ở ra mở cửa hay con trẻ chơi trước cổng. Những người đó có ấn tượng tốt với mình thì những người gặp sau đó cũng sẽ có ấn tượng tốt.

Phát thanh viên thời sự Đài NHK Nhật Bản Isomura ngay lần đầu tiên xuất hiện trên màn hình đã gây sửng sốt cho người xem truyền hình Nhật Bản. Trước đó, các phát thanh viên khác không thể hiện được tình cảm, chỉ cắm cúi đọc mà nói hơi quá là người xem không cảm giác được rằng họ cũng là con người bằng da bằng thịt. Đến Isomora anh đã xóa bỏ được ấn tượng đó của người xem. Đầu tiên anh xuất hiện trên màn hình với góc độ ngồi nghiêng, thâm chí gây cho một số người ấn tượng là anh đang vội. Nhưng so sánh với tư thế nhìn chính diện nó đã gây được cho người xem cảm giác thân mật. Isomura còn chọn trang phục tương đối thịnh hành. Anh đã biết lồng tình cảm của mình vào bài đọc, không chỉ chăm chăm vào bài viết để đọc. Đương nhiên cũng có lúc gây khó chịu để người xem phải gọi điện thoại tới phản đối vì đã tự thêm thắt nhiều tới mức không cần thiết.

Lúc đó anh thẳng thắn nhận mình sai, thành thực xin lỗi người xem. Có những người cho rằng Isomura giả tạo nhưng nói chung mọi người có ấn tượng tốt với anh vì cảm nhận được từ tanh tình cảm thân thiết mà các phát thanh viên trước đây không có.

Cách làm của anh ấy đã nói lên được nhiều điều thú vị. Trong một xã hội, có người nói chuyện có duyên, giỏi giao tiếp nhưng cũng có người lại vụng về trong quan hệ. Đối với những người vụng về trong giao tiếp nên biết chú ý thay đổi chút ít cách ăn mặc, thay đổi phương thức nói chuyện, thì hoàn toàn có thể làm thay đổi ấn tượng của người khác đối với mình, thậm chí làm cho người khác cảm thấy thân mật hơn. Điều này không chỉ có lợi trong quan hệ cá nhân bình thường mà càng trở nên quan trọng hơn đối với quan hệ buôn bán. Trong xã hội của chúng ta chuyện chia  rẽ cục bộ tương đối mạnh, coi bạn bè người thân là “người nhà”, đối với những người này thì dễ dãi, dễ bỏ qua cho dù có sai sót lớn đến đâu. Còn đối với những người khác thì hết sức thờ ơ lạnh nhạt. Trong buôn bán cũng vậy bạn có xây dựng quan hệ với đối tác tốt đến đâu nhưng không coi được họ thân thiết như “người nhà” thì khó thành công được.

Cách gây được ấn tượng tốt trong lần đầu gặp mặt?

Cách gây ấn tượng tốt trong lần đầu gặp mặt

Cách gây ấn tượng tốt trong lần đầu gặp mặt

Đầu tiên bạn hãy chú ý tới ăn mặc. Hãy nhớ rằng hình thức bề ngoài của bạn “biết nói” đấy, bạn cần để nó tỏ ý tích cực đối với người khác. Đừng bao giờ ăn mặc xộc xệch để đi ra ngoài. Nếu không bạn sẽ để lại cho người khác ấn tượng “dưới bình thường”.

Thứ hai là động tác phải khoan thai, lịch sự, không vồ vập, cũng không lạnh lùng. Tạo ra cảm giác ấm áp và thân thiện với đối tác.

Thứ ba là lời nói phải chân thành và phải khiến đối phương cảm nhận được sự chân thành toát ra từ lời nói ấy.

Thứ tư là bạn không nên dùng quá nhiều kỹ xảo, hãy để cho mọi thứ tự nhiên nhất có thể. Con người bây giờ rất nhạy cảm và cảnh giác, nhất là dân kinh doanh. Bạn rất khó để qua mặt họ trừ khi là một diễn viên đại tài.

Hãy luôn tu dưỡng đạo đức, thì những điều trên sẽ xuất phát từ nội tâm, phải chỉ chỉn chu một chút là được.

Long Thắng Ân

Nội dung liên quan:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN