Nghiên cứu: Châm cứu giúp giải tỏa cơn đau đầu và đau lưng

Nghiên cứu: Châm cứu giúp giải tỏa cơn đau đầu và đau lưng

Các nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của phương pháp châm cứu trong việc điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác ngoài mục đích giảm đau, như làm giảm cơn nghiện và thậm chí có tác dụng đáng kể đối với các bệnh nhân mắc các chứng rối loạn cảm xúc hoặc tâm lý…

Châm cứu có hiệu quả hơn cả các phương pháp giảm đau truyền thống (bao gồm các loại thuốc y dược) cũng như liệu pháp dùng giả dược (placebo), theo một nghiên cứu mới đây được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Ung Thư Tưởng Niệm Sloan-Kettering (Memorial Sloan-Kettering Cancer Center) ở thành phố New York quy tụ từ rất nhiều trường đại học ở Đức và Anh. Nghiên cứu này đã được xuất bản trên Kho Lưu Trữ Thuốc Nội (Archives of Internal Medicine).

Châm cứu

Ảnh: iHS

Các khám phá này “cung cấp bằng chứng xác thực nhất cho tới ngày hôm nay chứng tỏ rằng châm cứu là một phương pháp trị liệu thay thế phù hợp,” các tác giả viết.

Châm cứu là một nhánh quan trọng của y học cổ tuyền Trung Quốc, là một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện tâp trung vào cả hai phương diện phòng bệnh và trị bệnh. Trong châm cứu truyền thống, các cây kim châm dài, mỏng được châm vào các vị trí nhất định trên cơ thể, gọi là huyệt vị, theo các phác đồ dựa vào triệu chứng và nhu cầu của người bệnh. Thời xưa, châm cứu được kết hợp với các phương pháp trị liệu bổ trợ khác như thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc thảo dược và thực hành các bài tập năng lượng như là khí công.

Việc sử dụng liệu pháp châm cứu đã trở nên phổ biến hơn ở các nước phương Tây, khi mà các nghiên cứu khoa học được tiến hành đang tiếp tục khẳng định tính hiệu quả của nó, đặc biệt với mục đích giảm đau. Châm cứu đã được quân đội Hoa Kỳ sử dụng như một phương pháp điều trị và thậm chí còn được bảo hiểm bởi một vài bảo hiểm tư nhân (private insurance plan), mặc dù không có trong chương trình bảo hiểm sức khỏe cho người già Medicare. Gần đây, cơ Quan Lập Pháp Bang California đã đề xuất công nhận châm cứu là một phương pháp trị liệu được bảo hiểm bởi tất cả các gói bảo hiểm trong bang, bắt đầu từ năm 2014.

Các nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của phương pháp châm cứu trong việc điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác ngoài mục đích giảm đau, như làm giảm cơn nghiện và thậm chí có tác dụng đáng kể đối với các bệnh nhân mắc các chứng rối loạn cảm xúc hoặc tâm lý, như chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Dù vậy các nhà khoa học vẫn phân vân liệu châm cứu thực sự có hiệu quả hơn giả dược hay không, đây cũng là một trong những câu hỏi cần câu trả lời qua các thí nghiệm.

Tốt hơn thuốc, và an toàn hơn

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một đợt phân tích tổng hợp trên các số liệu lấy từ 29 cuộc nghiên cứu trước đây, trong đó có sự tham gia của gần 18.000 người trưởng thành. Nghiên cứu đã được tài trợ bởi Trung Tâm Y Dược Thay Thế Và Bổ Trợ Quốc Gia, một tổ chức liên bang, cùng với Viện Samuel, một tổ chức phi lợi nhuận, nhằm hỗ trợ các nghiên cứu theo phương hướng “điều trị không dùng thuốc”

Các nghiên cứu gốc đã khảo sát những bệnh nhân với chứng đau kinh niên do các nguyên nhân khác nhau, bao gồm đau ở vùng cổ, vai và lưng, chứng viêm khớp, hay những cơn đau đầu lặp lại. Các thành viên tham gia trong mỗi nghiên cứu sẽ được phân bổ ngẫu nhiên vào các phương pháp điều trị khác nhau, có thể là châm cứu, chữa bệnh tiêu chuẩn bằng thuốc hay trị liệu vật lý, hoặc châm cứu giả -cây kim được châm vào các điểm trên da nhưng không phải huyệt vị châm cứu.

châm cứu

Châm cứu được phát hiện là có hiệu quả giảm đau liên quan tới viêm khớp, đau đầu kinh niên, đau vai, đau xương khớp, đau cổ và đau lưng. (ảnh bởi Integrative Healing Arts Acupuncture)

Trong quá trình phân tích thống kê sau thí nghiệm, mức độ đau của các thành viên tham gia sẽ được đánh giá theo thang  từ 0 đến 100. Trước khi có bất kỳ sự can thiệp y tế nào, mức độ đau trung bình của thành viên tham gia là 60. Mức độ đau trung bình sau khi sử dụng phương pháp trị liệu phương Tây thông thường là 43, so với 35 ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp châm cứu giả và 30 giữa những người được châm cứu thật sự. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng có sự khác biệt khá đáng kể giữa liệu pháp trị liệu thường dùng và châm cứu, trong khi sự khác biệt giữa châm cứu thật và giả chỉ đủ để đưa ra giả thuyết, chưa đủ để đi đến kết luận chắc chắn.

Trong một vài bình luận xuất bản trong cùng một chuyên đề của tạp chí, nhà nghiên cứu và vật lý học Andrew Avins thuộc Đại Học California-San Francisco đã lưu ý rằng nghiên cứu có ý nghĩa hơn nhiều so với các phân tích thống kê trước đó, vì các tác giả đã khảo sát dựa trên những số liệu gốc tập hợp từ các nghiên cứu khác nhau chứ không chỉ lấy từ kết luận của họ. Alvin không tham gia dự án này.

Alvin lưu ý rằng chính câu hỏi liệu châm cứu có hiệu quả nhờ cơ chế giả dược hay qua một cơ chế khác chưa được biết đến, đã bỏ lỡ mất một điểm quan trọng . Vì châm cứu là một liệu pháp hiệu quả, ít rủi ro, cách tốt nhất bây giờ là giới thiệu phương pháp này cho người bệnh tiếp theo sẽ lo nghĩ về cơ chế hoạt động sau.

“Có lẽ một chiến thuật hiệu quả hơn tại thời điểm này là  cho cung cấp cho người bệnh bất kể điều gì có thể giúp ích cho họ, cùng lúc đó khám phá cẩn thận hơn tất cả các cơ chế chữa bệnh,” ông đã viết.

Bởi: David Gutierrez, www.naturalnews.com

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN