Ngừa ung thư vú bằng cách ăn uống khoa học

Ngừa ung thư vú bằng cách ăn uống khoa học

Ung thư vú là bệnh nguy hiểm nhưng hiện ngày càng nhiều ở phụ nữ, có tỷ lệ tử vong cao, bởi vậy phòng ngừa căn bệnh này là điều rất nên làm.

Các nhà khoa học phát hiện ung thư vú có mối liên hệ chặt chẽ tới chế độ và cách ăn uống. Chính vì thế, điều chỉnh chế độ ăn để giữ lượng glucose máu ở mức bình thường sẽ có tác dụng giúp ngăn ngừa loại bệnh đáng sợ này.

Ung thư vú

Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, thường xảy ra ở nữ. (Ảnh minh họa)

Phá vỡ nhịp sinh học bình thường liên quan đến ung thư vú

Theo Reader’s Digest, một số nghiên cứu đã chỉ ra công nhân nữ làm việc ca đêm đối mặt nguy cơ ung thư vú cao hơn so với những người có thời gian biểu truyền thống – tuân theo chu kỳ sinh học ngày đêm.

Vì lẽ đó, ngoài chế độ ăn lành mạnh, bằng cách điều chỉnh giờ ăn tối lại, cụ thể là kết thúc việc ăn tối sớm có thể cải thiện việc chuyển hóa glucose và cả chu kỳ sinh học, từ đó giúp giảm nguy cơ ung thư vú.

Theo lý giải của các nhà khoa học, khoảng thời gian dài không ăn gì vào ban đêm – thời gian giữa bữa tối và bữa sáng hôm sau – là để sửa chữa và làm lành tối đa của cơ thể.

Ngoài ra cũng có một vài nghiên cứu cho rằng lượng calo nạp vào buổi chiều hoặc buổi tối ảnh hưởng đến những dấu ấn sinh học liên quan đến ung thư vú.

Ăn vào ban đêm dễ dẫn đến tình trạng viêm

Trong 2.650 phụ nữ tham gia nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, những người ăn lượng calo nhiều hơn vào buổi tối (17 giờ – 24 giờ), có lượng protein phản ứng C (CPR) – một dấu ấn của viêm – tăng cao.

Protein phản ứng C (CRP) là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết tủa với polysaccharid C của phế cầu. Bình thường, không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết thanh.

Do đó, nếu cứ tăng 10% lượng calo ăn vào buổi tối, sẽ làm tăng 3% lượng CPR. Từ kết quả của nghiên cứu trên, có thể rút ra kết luận, ăn tối sớm hơn có thể giúp giảm viêm.

Nhịn ăn ban đêm giảm nguy cơ ung thư vú

Một nghiên cứu khác thu thập số liệu từ 2.413 phụ nữ mắc ung thư vú nhằm xác định rõ mối liên hệ giữa thời gian nhịn ăn ban đêm và sự tái diễn của bệnh. Các nhà khoa học đã tiến hành như sau: thời gian nhịn ăn là 12,5 giờ mỗi đêm và người tham gia được chia thành nhóm có thời gian nhịn ăn ít hơn 13 tiếng và nhiều hơn 13 tiếng.

Kết quả cho thấy, những người nhịn ăn ít hơn 13 tiếng liên quan đến tăng 36% nguy cơ mắc ung thư vú tái phát trong vòng 7 năm tiếp theo. Ngoài ra, một kết quả thú vị khác từ nghiên cứu này là những phụ nữ có thời gian nhịn ăn qua đêm dài hơi sẽ có giấc ngủ dài hơn. Kéo dài thời gian nhịn ăn ban đêm như là một sự thay đổi lối sống với ảnh hưởng bảo vệ chống lại ung thư vú.

Vì sao có điều này? Theo các chuyên gia y tế, thời gian nhịn ăn kéo dài có tác dụng hỗ trợ giảm hoạt động của insulin, giảm viêm, giảm huyết áp, và cải thiện sự nhạy cảm của insulin. Sự nhạy cảm insulin có nhịp sinh học riêng, thường cao nhất vào buổi sáng và thấp hơn vào buổi tối, chính vì thế kết thúc bữa ăn sớm có lợi cho sức khỏe.

Theo Reader’s Digest

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN