Người tu luyện cần có đức tin và ngộ tính tốt, nếu không chỉ như “mò trăng đáy nước”

Người tu luyện cần có đức tin và ngộ tính tốt, nếu không chỉ như “mò trăng đáy nước”

Từ xưa đến nay, tu luyện để thành tiên luôn là điều huyền bí với nhân loại bởi những điều huyền diệu ở trong đó. Tu luyện là điều siêu thường nên không phải cứ thông minh hay có tiền là tu thành được, mà cần rất nhiều yếu tố, trong đó có đức tin và ngộ tính tốt.

Xưa vào thời Hán Sở tranh hùng có một vị làm chức quan trị quỷ-chuyên quản lý quỷ dữ tên là Phí Trường Phòng, chỉ là trước đây phạm sát giới nên mới phải làm công việc này để lấy công chuộc tội, tuy làm công việc trị quỷ nhưng Trường Phòng luôn có tâm nguyện tu Đạo để lên thiên giới.

người tu luyện

Một hôm Văn Mỹ Chân Nhân đi qua chốn này, nghe nói có người chăm lo tu đạo rất thành khẩn, mới bảo đệ tử là Trương Quả tới thăm dò, thử thách Phí Trường Phòng xem anh này có phúc phận thành tiên hay không.

Trương Quả tuân lệnh thầy, tới chỗ Phí Trường Phòng. Đi một đoạn thì gặp Lam Thái Hòa cùng Hà tiên cô, Trương Quả mới rủ hai vị tiên cùng đi một chuyến. Hai vị tiên vui vẻ nhận lời cùng Trương Quả cưỡi mây bay đi.

 Trương Quả Lão, Hà Tiên Cô và Lam Thái Hòa.

 Trương Quả Lão, Hà Tiên Cô và Lam Thái Hòa.

Nói vậy rồi hóa ra ba vị đạo nhân bay tới nơi ở của Phí Trường Phòng để gặp mặt. Phí Trường Phòng thấy có ba vị đạo nhân đến gặp, trong lòng rất hoan hỉ, liền ra nghênh tiếp.

Đàm luận với Phí Trường Phòng một lúc, ba vị tiên thấy rất ưng ý rồi cùng nói: “ Thằng bé này dạy dỗ được đây” , nói đến đây bỗng trong phòng hiện mây lành ngũ sắc, ba vị tiên cùng bay lên trời. Trường Phòng thấy vậy liền vội dập đầu rồi hô to:

– Thưa ba vị tiên sư, vừa rồi đệ tử có mắt không tròng, nói năng bừa bãi, xin ba vị niệm tình đệ tử thành tâm mà tha thứ, thu nhận đệ tử vào môn hạ, giúp đệ tử sớm thoát khỏi bể khổ, thì ơn đức ấy đệ tử suốt đời ghi nhớ.

Trương Quả ở trên mây bảo Trường Phòng đứng dậy, rồi nói rõ lai lịch của mình cùng hai vị đạo hữu và bảo Trường Phòng nếu có tâm tu đạo hãy lên núi Bạch Vân ở phía Tây Thành, tìm tới tòa miếu cổ, sẽ thấy ba người ở đó, truyền đạo diệu cho. Vừa nói xong ba vị liền biến mất.

Núi Bạch Vân, tòa miếu cổ. Ảnh minh họa.

Núi Bạch Vân tuy ở gần, nhưng trước nay trên đó có nhiều mãnh thú, nên Trường Phòng cũng chưa lên núi lần nào. Đường đi lại quanh co, địa thế hiểm trở.

Có lối đi nhỏ nhưng chật hẹp phi thường, rất khó đặt chân tuy vậy nhưng cũng không khiến Phí Trường Phòng thoái lùi, anh vẫn quyết chí leo lên đỉnh núi.

Leo trèo rất cực khổ, cuối cùng cũng đến đỉnh núi. Lúc chưa lên đỉnh núi thì thấy cái miếu, nhưng khi lên đến nhìn lại thì không thấy cái miếu đâu nữa. Trường Phòng thấy vậy hồ đồ nghĩ rằng ba vị tiên lừa mình.

Trường Phòng nghĩ tiếp: người ta sống trên đời, khác gì khách lữ hành ở nơi quán trọ? Nhất đán đại hạn lâm đầu, mọi chuyện đều không. Suy nghĩ cho kỹ, còn lại gì nữa đâu?

Người ta sống trên đời, khác gì khách lữ hành ở nơi quán trọ?

Trong lúc tuyệt vọng thì bỗng phía sau núi có tiếng người ca một bài:

Người mê tìm kiếm mãi

Chẳng thấy chốn đường mây

Núi cao lắm hiểm trở

Động biếc rộng và dầy

Vách đá liền sau trước

Trên trời mây trắng bay

Đường mây như muốn hỏi

Đâu đó, nào ai hay?

Bài ca rất dài, gồm mười bốn đoản khúc tất cả, đại ý chê bai người khách tục hướng ngoại cầu tiên mà không hướng nội đoạn tâm phàm, như vậy chẳng khác gì “mò trăng đáy nước”.

Trường Phòng nghe bài ca liền biết tiên nhân đang chỉ điểm cho mình. Người ca bài ca đó chính là tiên nhân Lam Thái Hòa, nhưng lúc này ông hóa ra hình dạng khác để Trường Phòng không nhận ra.

Để khảo nghiệm tín tâm, vị tiên nhân này để cho Trường Phòng cưỡi mây bay cùng mình. Bay được một lúc, tiên nhân liền cất tiếng:

– Bây giờ phải vượt biển. Chúng ta xuống đi bộ nhé.

Trường Phòng ngạc nhiên, vội hỏi:

– Tại sao ba vị tiên sư lại ra ngoài biển?

Tiên nhân chỉ gật đầu vài cái mà không lên tiếng giải thích. Chỉ tay xuống bên dưới, đám mây liền lao xuống và bắt đi bộ thay vì cưỡi mây.

Đang đi thì không biết từ đâu xuất hiện một con thuyền, sóng biển lúc đó bỗng chốc nổi lên rất dữ dội. Còn chiếc thuyền có một đặc điểm rất lạ, càng đến gần bờ thì nó lại càng trở lên nhỏ hơn, khi cập bến thì chỉ to bằng tàu lá chuối.

Người lái đó liên tục bảo Trường Phòng:

– Mau xuống đây, thuyền sắp nhổ rồi!

Trường Phòng do dự, vội hỏi:

– Thưa tiên trưởng, chúng ta đông người, chiếc thuyền nhỏ hẹp như thế, làm sao chứa đựng nổi? Vả lại sóng gió nổi dậy đùng đùng, thuyền đi ra biển, chẳng là nguy hiểm lắm sao?

Người kia vẫn còn vẫy tay, không ngờ một đợt sóng lớn đổ ụp xuống, kéo cả người và thuyền xuống biển. Trường Phòng thấy vậy liền nghĩ:

– Người đó không cưỡi mây bay đi, lại đáp chiếc thuyền nhỏ xíu để vượt biển, đến nỗi táng thân vào bụng cá, há chẳng đáng thương, đáng tiếc sao?

Trường Phòng nhất thời hồ đồ, lầm tưởng rằng người tiên đi cùng mình đã chết chìm dưới biển. Anh còn mừng thầm rằng đã không theo vị kia xuống thuyền, nên mới giữ được tính mạng, nếu lúc đó nghe lời mà lên thuyền thì có lẽ đã nằm trong bụng cá.

Suy nghĩ một hồi, bỗng trên không trung có tiếng vang, nói:

– Ta chính là Hà tiên cô, bác lái đò là Trương Quả đạo hữu, và người anh gặp trên đỉnh núi bạch vân chính là Lam Thái Hòa đạo hữu. Ba chúng ta nghe tiếng anh tu đạo rất chăm chỉ, rất muốn độ cho anh. Nhưng pháp duyên chưa tới, cơ hội tốt đẹp do anh tự lầm lỡ, rất đáng tiếc.

Câu chuyện này đã cho thấy rõ tầm quan trọng của đức tin và ngộ tính, người tu luyện nhất định phải mang lòng thành kính tuyệt đối với Thần, ý chí và quyết tâm trong tu luyện không được dao động, khi đã bỏ công phu ra rồi sẽ không cầu mà đắc Đạo. Chỉ mong mau chóng đạt thành quả mà không tin Thần thì sẽ mất cơ duyên vạn năm khó gặp này.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN