Ngụy biện là gì? Xem cách giải thích đầy trí tuệ của Socrates

Ngụy biện là gì? Xem cách giải thích đầy trí tuệ của Socrates

Trong giờ triết học các học sinh hỏi Socrates: “thưa thầy, thầy có thể dùng ví dụ thực tế để giảng ngụy biện rốt cuộc là gì được không?”

Phép ngụy biện của Socrates

Socrates là 1 triết gia Hy Lạp cổ đại, người đã mang đến những quy chuẩn hoàn toàn mới cho nền triết học Tây phương. Ảnh qua: DKN.TV

Ngụy biện là gì?

Socrates suy nghĩ một lúc, sau đó nói: “có hai người đến nhà thầy làm khách, một người rất sạch sẽ, một người rất dơ bẩn. Tôi mời hai người họ đi tắm rửa, các bạn nghĩ xem, trong hai người họ ai sẽ đi tắm trước?”

“Còn phải nói sao, đương nhiên là người dơ bẩn rồi.” Một học sinh buộc mồm.

“Không đúng, là người sạch sẽ.” Socrates phản bác lại, “vì người sạch sẽ đã hình thành thói quen tắm rửa, còn người dơ bẩn lại cho rằng không có gì phải tắm rửa cả.”

“Thử nghĩ tiếp xem, rốt cuộc người nào sẽ đi tắm trước?”

“Là người sạch sẽ.” Hai học sinh tiếp lời ông.

“Không đúng, là người dơ bẩn. Vì người dơ bẩn cần tắm hơn là người sạch sẽ.” Socrates lại phản bác lần nữa.

Sau đó Socrates hỏi thêm một lần: “như vậy xem ra, trong hai người khách rốt cuộc ai sẽ đi tắm trước hả?”

“Người dơ bẩn!” Ba người học sinh lập lại câu trả lời đầu tiên.

“Lại sai rồi. Đương nhiên là cả hai đều phải tắm rồi.” Socrates nói, “người sạch sẽ có thói quen tắm rửa, còn người dơ bẩn cần phải tắm rửa.”

“Thế nào hả? rốt cuộc ai sẽ tắm trước đây?”

“Vậy xem ra cả hai người đều tắm rồi.” Bốn người học sinh trả lời một cách nhanh chóng.

“Không đúng, hai người đều không tắm.” Socrates giải thích rằng, “vì người dơ bẩn không có thói quen tắm rửa, còn người sạch sẽ không cần phải tắm.”

“Những gì thầy nói đều có lý hết, nhưng rốt cuộc bọn em nên hiểu như thế nào hả?” Đám học sinh bất mãn nói, “mỗi lần thầy nói đều khác nhau, mà lại luôn nói đúng!”

Socrates nói: “chính là như vậy. Các em xem, ở bề ngoài, về mặt hình thức thì giống như là đang vận dụng phương pháp lý luận chính xác, nhưng thực tế là vi phạm quy luật logic, đưa ra kết luận tưởng đúng nhưng không đúng, đây chính là ngụy biện! các phương pháp ngụy biện thường gặp gồm có tráo luận đề, lập luận giả tạo, lập luận vòng quanh, suy luận tương tự, suy luận quy nạp, bác bỏ v..v..”

Logic sai lầm trong ngụy biện

Học sinh lại tiếp tục thỉnh giáo Socrates: “thưa thầy, ngụy biện chính là có ý thức lập luận cho lý luận sai lầm nào đó, trong đó có logic sai lầm rất tinh sảo mà khó phát hiện. Thầy có thể dùng ví dụ thực tế để nói rõ làm sao mới có thể nhận biết được logic sai lầm trong ngụy biện không?”

Socrates suy nghĩ một lúc, đưa ra đề trắc nghiệm trí thông minh dưới đây cho học sinh:

“Có hai người công nhân, cùng nhau sửa chữa một ống khói vừa cũ vừa nát đã nhiều năm chưa sửa chữa. Khi họ bò từ trong ống khói ra, một người rất sạch sẽ, người còn lại thì khắp người đầy tro bụi. Xin hỏi các bạn: ai sẽ đi tắm trước?”

Một học sinh nói: “đương nhiên là người công nhân khắp người đầy tro bụi đi tắm trước rồi!”

Socrates nói: “vậy sao? xin các bạn chú ý, người công nhân sạch sẽ nhìn thấy người còn lại khắp người đầy tro bụi, cảm thấy bò từ trong ống khói ra đúng là rất dơ bẩn; người còn lại nhìn thấy người kia rất sạch sẽ, thì không nghĩ như vậy, mà cho rằng bản thân mình cũng rất sạch sẽ. Bây giờ tôi hỏi lại các bạn, ai sẽ đi tắm trước?”

Hai học sinh rất hăng hái tranh nhau trả lời: “ồ! Em biết rồi! khi người công nhân sạch sẽ nhìn thấy người công nhân dơ bẩn, cảm thấy mình chắc chắn cũng rất dơ bẩn. Nhưng khi người công nhân dơ bẩn nhìn thấy người công nhân sạch sẽ, lại cảm thấy mình không dơ bẩn! vì vậy chắc chắn là người công nhận sạch sẽ đó sẽ chạy đi tắm rồi.”

Socrates nhìn những học sinh khác, tất cả học sinh hầu như đều đồng ý với câu trả lời này.

Chỉ thấy Socratse nói một cách từ tốn: “câu trả lời này cũng là sai. Hai người cùng lúc bò ra từ trong ống khói vừa cũ vừa nát, làm sao có thể một người sạch, còn người kia lại dơ bẩn được chứ? Đây gọi là không hợp logic, cũng chính là logic sai lầm trong ngụy biện.”

Tác dụng của ngụy biện

Học sinh lại hỏi Socrates tiếp: “thưa thầy, nên nhận xét tác dụng của ngụy biện như thế nào?”

Socrates trả lời: “Ở bề ngoài, về mặt hình thức thì giống như là đang vận dụng phương pháp lý luận chính xác, nhưng thực tế là vi phạm quy luật logic, đưa ra kết luận tưởng đúng nhưng không đúng, đây chính là ngụy biện. Người nói hay không bằng người nghe giỏi. Ngụy biện có hiệu quả, nhưng có giới hạn. Xảo trá không bằng chân thành, trăm ngàn gian kế không bằng làm người đúng bổn phận.”

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN