‘Nhà mình có giàu không bố?’ Câu trả lời khác nhau của tỉ phú Trung Quốc và Mỹ

‘Nhà mình có giàu không bố?’ Câu trả lời khác nhau của tỉ phú Trung Quốc và Mỹ

“Nhà mình có giàu không bố?” Một đứa trẻ người Mỹ và một đứa trẻ Trung Quốc đã cùng hỏi người bố tỉ phú của mình như thế. Tưởng chừng như đó là một câu hỏi ngô nghê, ngớ ngẩn của hai cậu bé, nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nhiều điều qua cách trả lời hoàn toàn khác nhau của hai người bố giàu có.

‘Nhà mình có giàu không bố?’ Câu trả lời khác nhau của tỉ phú Trung Quốc và Mỹ

Ảnh minh họa: Dkn.tv

Nếu ông bố người Mỹ nói với cậu con trai rằng: “Bố có tiền, nhưng con không có. Tiền của bố là do bố tự mình cố gắng phấn đấu mà có được, tương lai con cũng có thể thông qua lao động của mình mà kiếm được tiền”, thì ông bố người Trung Quốc sẽ trả lời rất hãnh diện rằng: “Nhà chúng ta có rất nhiều tiền con ạ và lớn lên tất cả những gì cha có sẽ thuộc về con”. Đây chính là sự khác biệt giữa hai nền văn hóa trong cách dạy dỗ, nuôi nấng con trẻ và xây dựng thái độ, nhân cách của các em với cuộc sống.

Cuộc đời của một đứa trẻ thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào cách dạy dỗ của cha mẹ. Những đứa bé từ lúc mới ra đời học hỏi theo cách bắt chước người lớn. Khi chúng lớn hơn một chút, chúng bắt đầu nhận diện cha mẹ và những người lớn xung quanh. Quá trình nhận diện sẽ hướng chúng theo hình mẫu cha mẹ và những người chúng yêu thương. Sau quá trình này, các bản năng của đứa trẻ sẽ tương tự như của cha mẹ chúng. Vậy nên, trẻ con sẽ làm theo những gì chúng thấy qua cách người lớn làm chứ không phải do chúng ta bảo chúng làm.

Bố và con

Ông bố người Mỹ nói với cậu con trai rằng: “Bố có tiền, nhưng con không có. (Ảnh: Pinterest)

Có không ít trường hợp bố mẹ làm hư con cái bằng cách gieo vào đầu óc non nớt của chúng suy nghĩ phân biệt giàu nghèo, đề cao chủ nghĩa vật chất mà bản thân họ cũng không hề hay biết. Cách cư xử không phù hợp của cha mẹ sẽ khắc sâu vào tâm hồn non nớt của trẻ nhỏ, khiến chúng bị ảnh hưởng. Điều này thật ra là một thiệt thòi với trẻ em, vì nếu lớn lên với nhân cách “lệch lạc”, những đứa bé sẽ dần trở nên ích kỷ, nghĩ đến nhận nhiều hơn đến cho; dần dần, ảnh hưởng tới cuộc sống tương lai và hạnh phúc của trẻ.

Tài chính, tiền bạc là những vấn đề nhạy cảm, do đó tùy theo lứa tuổi, các ông bố bà mẹ sẽ phải có những cách giải đáp khéo léo và tế nhị về chuyện tiền bạc. Tiền bạc có thể mang lại cho bé nhiều thứ, nhưng không thể mua được tất cả. c, về giá trị đích thực của đồng tiền, cũng như mồ hôi và nước mắt của cha mẹ khi làm ra số tiền ấy.

Tiền bạc cũng không thay thế được tình thương. Ngay từ khi trẻ tiếp xúc với tiền bạc, bạn hãy chỉ bảo, giảng dạy cho bé biết rằng tình yêu thương còn quan trọng hơn rất nhiều so với của cải vật chất. “Bản tính lương thiện và sự cảm thông chia sẻ của trẻ là thiên bẩm, nhưng nếu không nhận được sự giáo dục đúng đắn trong quá trình trưởng thành thì những bản tính đó sẽ dần dần biến mất”. Nếu bố mẹ không chú ý đến phương pháp giáo dục phù hợp khi dạy trẻ về tiền bạc, trẻ có thể có những hiểu lầm không đáng có về sức mạnh của đồng tiền và điều này sẽ làm hại đến trẻ khi lớn lên.

Việc cho con nhiều tài sản vật chất hay không không quan trọng. Cái bạn cần truyền cho con là một loại giàu có về tinh thần – thứ mà sẽ giúp chúng trở nên mạnh mẽ và giàu có cả đời. Qua câu chuyện ngắn trên, chúng ta có thể thấy, cách giáo dục khác nhau sẽ hình thành nên những thế hệ tương lai khác nhau. Ông bố người Mỹ xây dựng cho con khả năng tự lập, làm giàu bằng chính khả năng của mình, tự đứng vững trên đôi chân mình khi trưởng thành với mục tiêu rõ ràng về tài chính. Trong khi đó, ông bố Trung Quốc có xu hướng tạo cho con tâm lý hưởng thụ, không cần lao động cũng có thể nhận được thành quả.

trẻ em thông minh

Dạy trẻ về tiền bạc không phải chỉ là dạy con cách quản lý chi tiêu, mà còn dạy con có nhận thức đúng đắn về tiền bạc. (Ảnh: Oigusnou)

Cổ nhân vẫn giáo huấn rằng, trong trời đất này, điều công bằng nhất chính là nhân-quả. Người xưa cũng có dạy: “Không mất thì không được, muốn có được thì phải có mất”. Nếu đứa trẻ làm ra đồng tiền bằng công sức của mình, thì tài sản ấy sẽ “bền vững”. Ngược lại, nếu chúng có được tiền bạc nhờ “thừa kế”, chúng sẽ không biết trân quý mà chỉ có tâm lý tiêu hoang. Kết quả, điều mất được không chỉ là vật chất mà thậm chí là nhân cách và cả một tương lai. Vậy nên, cách dạy con thông minh nhất là để chúng trải nghiệm và tự tạo ra những giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần cho bản thân mình.

Xem thêm: 

Sources:

Tags:

BÀI LIÊN QUAN