Nhiễm độc TNT có thể tạo ra chất gây ung thư trong cá

Nhiễm độc TNT có thể tạo ra chất gây ung thư trong cá

Theo một nghiên cứu gần đây của Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển (FOI), chất nổ TNT rò rỉ từ đạn dược bị đổ vào trong các hồ của Thụy Điển có thể tạo ra chất gây ung thư ở cá. Còn cần tiến hành thêm nghiên cứu nữa để điều tra xem người ăn phải chất nổ TNT, và chất này chuyển hóa qua thức ăn có gây nguy hiểm hay không.

>> Ăn gỏi cá có nguy cơ gây ung thư gan cao

Hồ nước

Những hồ nhỏ trong rừng có nguy cơ bị nhiễm độc cao nhất nếu bị đổ đạn dược vào. (Ảnh: Susanne W Lamm/Epoch Times)

Khi FOI tiến hành khảo sát ô nhiễm môi trường tại một khu công nghiệp, họ phát hiện ra một hồ nước có mức độ nhiễm TNT rất cao. Hồ này thường được quân đội Thụy Điển sử dụng, trở nên nhiễm độc đối với các sinh vật sống dưới nước.

Điều này khiến họ tới điều tra xem cá hồi đang lớn bị ảnh hưởng bởi lượng TNT khác nhau như thế nào. Các thử nghiệm đã được tiến hành trong 40 ngày ở nước hồ có pha nước sạch.

Ông Per Leffler, một nhà khoa học tại FOI nói: “Nhờ vậy chúng tôi có dịp nhận ra lượng chất TNT tích tụ trong cá hồi là cực cao, đây là vấn đề hết sức tồi tệ.”

Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng dưới nồng độ 1/125 giữa nước hồ nhiễm bẩn và nước sạch thì cá không bị tổn hại gì rõ ràng. Tất cả cá hồi đều sống sót. Tuy nhiên, việc chúng có bị tổn hại thần kinh, thay đổi nội tiết tố hay đột biến thì không thể xem xét rõ ràng.

Nhưng họ cũng thấy rằng cá hồi đang lớn đã hấp thụ TNT, sau đó được phân giải thành các chất gây ung thư như dinitroluene (DNT).

Kết quả đã rõ – cá hồi hấp thụ và bị đầu độc bởi chất TNT ngay cả khi ở nồng độ khá thấp.

Ông Leffler nói, “Kết quả này cho thấy chất TNT chuyển hóa thành các chất gây ung thư ở cá hồi đang lớn. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thông tin mới về sự tích tụ TNT ở cá hồi, và cho thấy sự chuyển hóa chất TNT xảy ra ở cá.”

Đánh cá bằng thuốc nổ

Đánh cá bằng thuốc nổ. Ảnh: Wiki.

Một vài hồ ở Thụy Điển đã bị đổ đạn dược vào hiện bị nhiễm độc nghiêm trọng nhưng không thể nói rằng là do đạn dược. Cho tới nay, người ta kết luận rằng đạn dược chưa rò rỉ nên vẫn chưa trở thành một mối đe dọa, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.

Với những kiến thức mới này, các nhà nghiên cứu muốn tìm xem những chất ung thư nhiễm từ cá sang người ăn như thế nào.

Ông Leffler nói: “Chưa có nghiên cứu trên người ăn phải chất TNT và DNT qua thức ăn. Các nghiên cứu động vật đã cho thấy nồng độ TNT cao có thể gây ra thiếu máu và thay đổi hành vi ở chuột. TNT khi kết hợp với những chất nổ khác, chỉ cần nồng độ thấp hơn cũng cho ra kết quả tương tự. Điều này cho thấy TNT có khả năng gây tổn thương ở nồng độ thấp hơn khi kết hợp với các chất nổ khác.”

Ông Leffler nói rằng FOI thường làm việc trong những hoàn cảnh nhiễm độc nặng. Ông nghĩ rằng các đề tài nghiên cứu như hậu quả của nguồn nước uống của con người bị nhiễm TNT có thể sẽ rất lý thú.

Ông nói, “Chúng tôi đang cố gắng xác định hậu quả của chất độc trước khi nó xảy ra. Như vậy, xã hội có thời gian để hành động một cách có kế hoạch, vì thế khả năng ngăn chặn phơi nhiễm, nhiễm độc sẽ cao.”

Bởi: Madeleine Almberg

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN