Những câu danh ngôn kinh điển trong “Nhị thập tứ sử”

Những câu danh ngôn kinh điển trong “Nhị thập tứ sử”

“Nhị thập tứ sử” được xem là “chính sử,” là tên gọi chung của 24 bộ sử do nhiều triều đại của Trung Quốc cổ đại biên soạn, được xem là lịch sử chính thống. Cuốn sử được viết theo lối kỷ chuyện nên có nhiều câu chuyện ý nghĩa cùng triết lý uyên thâm.

“Nhị thập tứ sử” gồm có: Sử ký, Hán thư, Hậu Hán thư, Tam quốc chí, Tấn thư, Tống thư, Lương thư, Trần thư, Ngụy thư, Bắc Tề thư, Nam sử, Tống sử, Kim sử, Nam Tề thư, Chu thư, Tùy thư, Bắc sử, Cựu Đường thư, Cựu Ngũ Đại thư, Tân Ngũ Đại thư, Liêu thư, Nguyên thư, Minh sử. Tổng cộng có 3213 quyển với hơn 40 triệu chữ.

Dưới đây xin chọn lọc một số câu danh ngôn trong “Nhị thập tứ sử”:

Nhị thập tứ sử

Nhị thập tứ sử. (Ảnh: dkn.tv)

1. Nghĩa cảm quân tử, lợi động tiểu nhân “Tấn thư – Phù Đăng truyện”

Nghĩa: Đạo nghĩa làm cảm động người quân tử, lợi ích cuốn hút tiểu nhân.

2. Thái cang tắc chiết, chí sát vô đồ. “Tấn thư – Chu Khởi Diệp”

Nghĩa: Quá thẳng thì dễ gẫy, chọn quá kỹ thì không có môn đồ.

3. Vi quốc chi đạo, thực bất như tín. Lập nhân chi yêu, tiên chất hậu văn. “Tống thư – Giang Di truyện”

Nghĩa: Bàn về đạo quản trị quốc gia, cho dân tín nghĩa còn quan trọng hơn cả lương thực. Đạo làm người thì bản chất quan trọng hơn hình thức.

4. Trí giả thiên lự, tất hữu nhất thất; ngu giả thiên lự, tất hữu nhất đắc “Sử ký – Hoài Dương Hầu liệt truyện”

Nghĩa: Người thông minh trong ngàn lần cân nhắc luôn có lần sai lầm; kẻ ngu đần trong ngàn lần cân nhắc luôn có lần sáng suốt.

5. Điểu chi tương tử, kỳ minh dã ai; nhân chi tương tử, kỳ ngôn dã thiện. “Sử ký – Hoạt Kê liệt truyện”

Nghĩa: Con chim sắp chết, tiếng kêu bi ai; con người sắp chết, lời nói lương thiện.

6. Trọc kỳ nguyên nhi vọng kỳ lưu, khúc kỳ hình nhi dục kỳ trực, bất khả đắc dã. “Hậu Hán thư – Lưu Ban truyện”

Nghĩa: Mong từ ngọn nguồn ngầu đục chảy ra dòng suối trong suốt, mong từ hình thể cong queo có bóng thẳng thắn, đây là những điều hoàn hoàn có thể.

7. Thiêu trí, địa trí, ngã trí, tử trí, hà vị vô trí? “Hậu Hán thư – Dương Chấn truyện”

Nghĩa: Trời biết, đất biết, tôi biết, anh biết, sao nói không có ai biết?

8. Lâm uyên tiễn ngư, bất như thối nhi kết võng. “Hán thư – Đổng Trọng Thư truyện”

Nghĩa: Đứng bên đầm sâu chờ được cá, chẳng bằng về nhà đan lưới.

Ba đứa trẻ câu cá

Đứng bên đầm sâu chờ được cá, chẳng bằng về nhà đan lưới.

9. Nghi như lâm thâm uyên, như lữ bạc băng. Chiến chiến lật lật, nhật thật nhất nhật. “Hậu Hán thư – Quang Vũ Đế kỷ thượng”

Nghĩa: Đi bên vực thẳm và băng mỏng đều phải lo lắng, mỗi ngày phải thận trọng hơn.

10. Thiên hạ hi hi, giai vi lợi lai; thiên hạ nhướng nhướng, giai vi lợi vãng. “Sử ký – Hoa Thực liệt truyện”

Nghĩa: Thiên hạ náo nhiệt đều là vì lợi; thiên hạ nhốn nháo đều là vì lợi (đời người không nên chỉ biết theo đuổi danh lợi).

11. Thuận đức giả xương, nghịch đức giả vong. “Hán thư – Cao Đế kỷ thượng”

Nghĩa: Thuận đạo mới thịnh vượng, nghịch đạo tất suy vong.

12. Nông, thiên hạ chi đại bản, dân sở thị dĩ sinh dã. “Hán thư – Văn Đế kỷ”

Nghĩa: Nông nghiệp là gốc của thiên hạ, là nguồn sống của thiên hạ.

13. Qua nhi bất cải, thị vị qua hĩ. “Hán thư – Thành Đế kỷ”

Nghĩa: Mắc sai lầm mà không hối cải mới gọi là sai lầm.

14. Hàn chi vu y, bất đắc khinh noãn; cơ chi vu thực, bất đắc cam chỉ; cơ hàn chí thân, bất cố liêm sỉ. “Hán thư – Thực Hóa Chí”

Nghĩa: Khi trời lạnh lẽo, mọi người sẽ không đợi áo ấm đẹp mới mặc; khi đói mọi người không đợi đồ ăn phải ngon mới ăn; con người khi sống trong cảnh đói rét cơ hàn thì không có điều kiện cân nhắc đến liêm sỉ.

15. Tiên phát chế nhân, hậu phát chế vu nhân. “Hán thư – Hạng Tịch truyện”

Nghĩa: Chủ động mới có thể chế ngự kẻ địch, bị động sẽ bị kẻ địch chế ngự.

16. Minh giả kiến nguy vu vô hình, trí giả kiến họa vu vị manh. “Tam quốc chí – Ngụy thư nhị thập bát – Chung hội truyện”

Nghĩa: Người sáng suốt nhìn trước được nguy nan, người trí tuệ thấy trước được tai vạ.

17. Hoạn nhân tri tiến nhi bất tri thoái, tri dục nhi bất tri túc, cố hữu khốn nhục chi lũy, hối lận chi cữu. “Tam quốc chí – Ngụy thư nhị thập thất – Vương Sưởng truyện”

Nghĩa: Đáng lo lắng là kẻ chỉ biết tiến mà không biết lùi, ham muốn không có giới hạn, cho nên mới chịu tổn thất nhục nhã, mới phải hối hận.

18. Thư tịch chi sự, hoạn nhân bất hảo, hảo chi vô thương dã. “Tam quốc chí – Ngô thư tam – Tam Tự Chủ truyện”

Nghĩa: Đối với chuyện đọc sách, điều đáng lo là người ta không thích, thích thì không có gì đáng ngại.

19. Thành bại tương nhân, lý bất thường thái. “Nam sử – Tống bản kỷ”

Nghĩa: Thành công và thất bại luôn thay thế cho nhau, sự đời không thể mãi bình an.

20. Dĩ thanh bạch dị tử tôn, bất diệc hậu hồ. “Nam sử – Từ Miễn truyện”

Nghĩa: Để lại tấm gương sáng về đức hạnh cho con cháu, không phải là tài sản quý giá nhất sao?

21. Phụ tân cứu hỏa, dương thang chỉ phí, dĩ bạo dịch bạo, dư loạn đồng đạo, mạc khả trắc dã, hậu tự hà quan! “Cựu Đường thư – Ngụy Chính truyện”

Nghĩa: Mang củi đi chữa cháy, thêm nước sôi để nước ngừng sôi, dùng tàn bạo thay cho tàn bạo, khó tránh hậu quả nghiêm trọng, con cháu còn gì để trông mong!

22. Cư quan đương liêm chính tự thủ, vô độc hóa dĩ tang thân bại gia. “Nguyên sử – Lưu Bân truyện”

Nghĩa: Người làm quan phải liêm chính, giữ phẩm hạnh của mình, không nên vì tham của mà thân bại danh liệt.

23. Thành viễn toán giả bất tuất cận oán, nhậm đại sự giả bất cố tế cẩn. “Minh sử – Dương Hòa truyện”

Nghĩa: Người có tầm nhìn xa không nên vì chút oán than trước mắt mà lo lắng, người làm đại sự không nên vì những chuyện vặt vãnh làm ảnh hưởng.

24. Tụ như khâu sơn, tản như phong vũ, tấn như lôi điện, tiệp như ưng cốt. “Nguyên sử – Hách Kinh truyện”

Nghĩa: (Đạo dùng binh tất thắng): Khi tụ lại thì vững như núi, khi tản ra thì có ở mọi nơi giống như mưa gió, hành động thì thần tốc như điện chớp, động tác dũng mãnh như chim ưng.

25. Triều đình hành sự cẩu bất tự chính, hà dĩ chính thiên hạ? “Kim sử – Thế tôn thượng”

Nghĩa: Bản thân kẻ làm việc triều chính lại bất chính thì làm sao chỉnh đốn được thiên hạ?

26. Khánh nam sơn chi trúc, thư tội vô cùng; quyết đông hải chi ba, lưu ứa nan tận. “Cựu Đường thư – Lý Mật truyện”

Nghĩa: Dùng hết trúc núi Nam (làm bút) cũng ghi không hết tội ác; dùng hết nước biển Đông cũng không rửa hết hành vi bẩn thỉu!

27. Dĩ đồng vi kính, khả dĩ chính y quan; dĩ cổ vi kính, khả dĩ tri hưng thế; dĩ nhân vi kính, khả dĩ minh đắc thất. “Cựu Đường thư – Ngụy Chính truyện”

Nghĩa: Dùng đồng làm gương có thể chấn chỉnh áo quần và mũ nón; lấy lịch sử làm gương có thể biết chuyện hưng vong và đổi dời; lấy người làm gương có thể hiểu lẽ hay dở.

28. Cố cao nhi tất nguy, hải xử mãn nhi phòng dật. “Bắc sử – Hậu Kỷ liệt truyện”

Nghĩa: Ở vị trí cao tất có nguy cơ, chỗ nước đầy phải cẩn thận nó tràn ra.

29. Trí giả khí đoản thù trường, dĩ trí kỳ công. “Hậu Hán thư – Vương Phù truyện”

Nghĩa: Người thông minh biết bỏ sở đoản, phát huy sở trường, vì thế mà thành công.

30. Quân tử lập thân, tuy vân bách hành, duy thành dư hiếu, tối vi kỳ thủ. “Tùy thư – Văn Đế kỷ”

Nghĩa: Quân tử lập thân trong xã hội, cho dù phải tu dưỡng nhiều phẩm chất trên nhiều mặt, nhưng chân thành, hòa nhã, hiếu thuận là quan trọng nhất.

Theo Secretchina

Ghi chú: Bàn một chút về hai từ “kinh điển”

Nói đến “kinh điển,” có lẽ nhiều người thường nghĩ đến những tác phẩm vượt qua thử thách của thời gian. Thực tế, từ “kinh điển” vào thời cổ đại là chỉ “kinh” và “điển.”

Thông thường, “kinh” là chỉ “13 bộ kinh” chính sau thời Nam Tống, là nội dung chủ yếu dùng trong khoa cử. Nếu kinh điển Nho giáo thường dùng để lập luận, thì sách sử thường dùng để nêu chứng cứ, dẫn dắt mạch suy nghĩ, như câu nói của nhà sử học tiên phong Tư Mã Thiên “Cửu thiên nhân chi tế, thông cổ kim chi biến” (nghiên cứu mối quan hệ giữa hiện tượng tự nhiên và xã hội loài người, thông hiểu sự biến hóa từ cổ đến kim).

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN