Những cung đường nguy hiểm nhất thế giới

Những cung đường nguy hiểm nhất thế giới

Hàng triệu người đang du hành trên những con đường nguy hiểm nhất trên thế giới. Một số người bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của những con đường này, số khác là phiêu lưu nhưng đa số là do cần thiết phải đi.

Từ những con đường hẹp trong núi của Bolivia cho tới con đường đóng băng ở Siberia, đó là một số con đường tuyệt đối không dành cho những người yếu tim. Chuyến du lịch của bạn có thể trở nên vô cùng nguy hiểm khi đi qua những con đường được nêu lên dưới đây, một số con đường chỉ rộng vừa đủ cho một ô tô và bất cứ lỗi nào trong xử lý cũng có thể dẫn đến thảm họa.

1. Đường Bắc Yungas, Bolivia

Đường Yungas, con đường nguy hiểm nhất thế giới tại Bolivia (Ảnh: Internet)

Đường Yungas, con đường nguy hiểm nhất thế giới tại Bolivia (Ảnh: Internet)

Đường Yungas, được coi là nguy hiểm và đáng sợ nhất thế giới, có chiều dài 69 km, nằm độ cao hơn 3.500 mét, nối thủ đô La Paz (Bolivia) tới thị trấn Coroico. Ở nhiều nơi, đường quanh co uốn lượn trên núi với một làn đường duy nhất rộng không quá 3,5m. Con đường trải dài với những vách đá thăm thẳm dưới chân mà không có rào chắn bảo vệ, còn tầm nhìn bị hạn chế bởi mây mù càng làm việc di chuyển khó khăn. Theo thống kê, mỗi năm có 200 đến 300 người chết do tai nạn tại khu vực này. Sau 20 năm xây dựng, một con đường vòng an toàn hơn đã được đưa vào sử dụng từ năm 2006. Nhưng những người đi xe đạp leo núi và những người ưa mạo hiểm khác vẫn thích “con đường của tử thần” cũ để bắt đầu cuộc phiêu lưu với sự sợ hãi tăng theo những cung đường, nhất là khi  qua La Cumbre, một sườn núi khô cằn ở độ cao 4.650 m. Cuối cùng, con đường đổ xuống một khu rừng ken dày những cây cọ lớn, những bụi cây coca hoang dã, tràn ngập những bầy côn trùng, cùng các trang trại cà phê và chanh, tất cả chìm trong ẩm ướt.

Giữa thập niên 90, với vực thẳm không có rào chắn, con đường này đã đạt được “tai tiếng” là con đường nguy hiểm nhất thế giới.

“Nó rất hẹp”, Dan Grec một du khách người Canada, đã thực hiện một chuyến du lịch bằng ô tô từ Alaska đến Argentina nói. “Có rất nhiều chỗ, nếu bạn gặp một ô tô khác, bạn phải lùi lại và suy nghĩ phải lùi bao lâu để đủ chỗ cho cả 2 xe”.

2. Đường hầm Guoliang, Trung Quốc

Đường hầm Gouliang

Đường hầm Gouliang

Năm 1972, sau nhiều thế kỷ bị cô lập, dân làng Guoliang đã quyết định thực hiện theo cách riêng của mình con đường thông ra thế giới bên ngoài từ trong sâu thẳm của dãy núi Taihang ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Từ lâu họ sử dụng một đường núi dốc được gọi là “cầu thang lên thiên đường”. Sau đó, 12 người dân địa phương đã đào một đường qua núi. Đường hầm Guoliang (tên chính thức  là Hành Lang Dài Trong Vực Thẳm) là một huyền diệu của ý chí con người và phải có một tinh thần thép mới dám lái ô tô qua đây. Nép mình trong một góc xa xôi của đất nước, về phía Tây của Bắc Kinh, đây là địa danh rất khó tìm. Nhưng những người đã du lịch qua đó đã miêu tả nó như một câu chuyện thần kỳ. Chỉ rộng 5,79 m  và cao 3,96 m, đường hầm quanh co với một số “cửa sổ” thô kệch nhìn ra  mặt trước của đá trong hẻm núi dốc đứng bên dưới. Theo chỉ dẫn ở lối vào, đường hầm dài gần 1,6 km đã được đào trong sáu năm,  công cụ chỉ có búa 3,6 kg và xà beng, đục.

Darren Crawford, ở Nottingham, Anh, là một trong những người dám du lịch trong khu vực này, kể lại rằng: “khi qua đường hầm, tôi có cảm giác khó chịu thấy như nó có thể đổ sụp xuống. Các bức tường đá bị nứt và có lưới thép tại lối vào. Thật tốt khi tài xế đã bật đèn và còi khi đi qua “.

3. “Những bậc thang lên thiên đường”, núi Hoa Sơn, Trung Quốc

Đường đi lên núi Hoa Sơn, Trung Quốc

Đường đi lên núi Hoa Sơn, Trung Quốc

Mỗi năm, có hàng ngàn người thích thú đi khám phá một con đường được coi là cực kỳ nguy hiểm ở núi Hoa Sơn (Trung Quốc). Cái gọi là “đường” này chỉ bao gồm những bậc thang ọp ẹp và những miếng ván đóng trên các vách đá. Những người khách đã mạo hiểm tính mạng của mình đi qua đó chỉ để thưởng thức… một chén trà tại một phòng trà nằm trên đỉnh của ngọn núi này.

Dãy núi Hoa Sơn nằm ở thành phố Hoa Âm thuộc tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc, cách Thành phố Tây An 120 km về phía Đông. Quán trà nằm trên đỉnh phía Nam ở độ cao khoảng 2.160 mét.

Quán trà là một trong nhiều ngôi đền Đạo giáo nằm trên năm đỉnh tạo nên dãy núi Hoa Sơn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, những người tu luyện ở đây vốn phải thực hành khổ hạnh đã không quen với việc đi lại và thiền định hàng ngày với nước trà. Vì vậy, trong những năm qua, một ngôi đền được chuyển đổi thành một phòng trà.

Con đường ấn tượng dẫn đến ngôi đền này bắt đầu với một loạt bậc thang, bắt đầu từ chân núi, có tên là “bậc thang thiên đường”. Các bậc thang dẫn lên rất cao, rất khó để nhận ra khi nào mới kết thúc. Khi đi hết các bậc thang, sẽ đi qua các ngôi làng nhỏ và những ngôi nhà. Bạn nên dùng một la bàn để đến được đỉnh phía Nam.

Mặc dù ọp ẹp, các bậc thang là phần dễ đi nhất của cuộc hành trình. Ở đỉnh phía Nam của dãy núi Hoa Sơn đợi bạn là một con đường đáng được xếp vào top những con đường nguy hiểm nhất thế giới.

Đường dẫn được làm hoàn toàn bằng những ván mỏng, cố định trên núi dốc và thứ duy nhất hỗ trợ bạn  là một số dây bám  được đính kèm. Có những chỗ chỉ là đá tảng mà bạn phải trèo qua dựa vào những vết đục.

Nhìn trên bản đồ, dãy núi Hoa Sơn có hình dáng của một bông hoa. Ngôi đền, khi đã chuyển thành một quán trà được xây dựng ở vị trí này bởi vì mỗi đỉnh trong năm đỉnh núi đều chuyên về một cái gì đó để gộp lại thành bông hoa.

 4. Đường cao tốc Pan American – Alaska, Châu Mỹ

Một đoạn đường cao tốc Pan America

Một đoạn đường cao tốc Pan America

Đường cao tốc Pan American – một mạng lưới đường bộ được coi là dài nhất thế giới. Con đường này chính thức đi qua Mexico, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Costa Rica, Panama, Colombia, Ecuador, Peru, Chile và Argentina. Mặc dù không đi qua Mỹ và Canada, nhưng nếu bạn sử dụng thêm mạng lưới đường cao tốc ở hai nước này, bạn có thể đi từ Alaska đến Ushuaia, điểm cực Nam của Nam Mỹ, với chiều dài trên 48.000 km.

Một số đoạn của đường cao tốc Pan American là những đường cao tốc hiện đại (ví dụ ở Argentina và Peru), một số khác chỉ là đường trong khu vực. Nói chung có thể di chuyển được trên hầu hết tuyến Pan American ngoại trừ 87 km giữa kênh đào Panama và Tây Bắc Colombia là chưa được làm vì để bảo vệ các khu rừng nhiệt đới, động vật hoang dã và  người dân bản địa. Xe máy, xe đạp và ô tô vẫn có thể đi qua phần hoang sơ này.

5. Xa lộ xuyên Siberia

Xa lộ

Ảnh: BBC

Xa lộ xuyên Siberia có chiều dài 11.000 km, trải dài từ thành phố St. Petersburg đến Vladivostock. Phần lớn xa lộ do tù nhân ở Gulag xây dựng. Xa lộ được trải nhựa asfalt ở phần phía Tây, còn phần phía Đông vẫn đơn giản là đường đất sét. Phần lớn thời gian trong năm, điều kiện thời tiết rất tốt, chỉ hơi lạnh. Nhưng trong mùa hè khi trời nóng và ẩm ướt, một số đoạn biến thành đầm lầy không thể đi qua.

6. Đường cao tốc Karakoram, Pakistan

Một đoạn đường cao tốc Karakoram, Pakistan

Một đoạn đường cao tốc Karakoram, Pakistan

ường cao tốc Karakoram là con đường cao nhất trên thế giới, ở độ cao 4.876 m và đi qua ba vùng núi Himalaya, Karakoram và Pamir. Con đường trải dài hơn 804 km và kết nối khu vực Tân Cương của Trung Quốc đến Islamabad, thủ đô Pakistan. Đối với lái xe, có  nhiều nguy hiểm như lở đất, mưa gió mùa nặng hạt, tuyết dày và say độ cao.

Năm 1963, Pakistan và Trung Quốc đã ký thỏa thuận về việc xây dựng một con đường mà cả hai bên đều có lợi. Năm 1986, đường cao tốc Karakoram đã chính thức khai trương cho du khách, nối Trung Quốc với các nước Trung Á.

7. Tuyến đường Canning Stock, Australia

Tuyến đường Canning Stock, Australia

Tuyến đường Canning Stock được khuyến cáo chỉ dành cho những  lái xe thích mạo hiểm. Con đường dài 1781 km và được xây dựng trên tuyến đường dài nhất thế giới cho đàn gia súc. Ai có ý định đi con đường này cần chuẩn bị sẵn sàng một chiếc xe với phụ tùng thay thế, lương thực, nước và nhiên liệu dự trữ. Cuộc hành trình có thể mất đến ba tuần,  xăng chỉ có thể  mua từ một hoặc hai cộng đồng thổ dân trên toàn tuyến. Nếu chết máy, tài xế sẽ bị mắc kẹt trong sa mạc. Con đường này chỉ đi được trong những tháng lạnh.

 8. Đường cao tốc Dalton, Alaska

Đường cao tốc Dalton, Alaska

Đường cao tốc Dalton, Alaska

Đường cao tốc này khá biệt lập, dài 666 km, được xây dựng để hỗ trợ khai thác dầu ở Alaska. Chỉ có ba thành phố trên đường với tổng dân số là 60 người. Lời khuyên là bạn không nên du hành với một xe hơi loại bình thường. Xe tải khổng lồ thường xuyên chạy trên tuyến đường này đã làm gia tăng những đám mây bụi khổng lồ, tầm nhìn gần như bằng 0.

Bạn nên tránh các hố lớn trên đường. Một vấn đề lớn khác cần cẩn trọng là cái lạnh khủng khiếp từ vùng Bắc cực.

9. Đường Zoji, Ấn Độ

Một đoạn đường Zoji, Ấn độ

Một đoạn đường Zoji, Ấn độ

Đường Zoji nối Kashmir với Ladakh có chiều dài 9 km và nằm ở độ cao 3.528 mét. Con đường này là một cứu cánh cho người dân Ladakh, để họ có thể liên lạc với thế giới bên ngoài.

Đường hẹp, không có bất cứ lan can bảo vệ  nào với vực thẳm và không thể đi lại vào mùa đông do gió mạnh và tuyết dày.

10.  Đường cao tốc Kabul-Jalalabad, Afghanistan

Đường Kabul – Jalalabad

Đường Kabul – Jalalabad

Một bài báo trên New York Times ví con đường dài 65km này với “Con đường tử thần” nổi tiếng ở Bolivia mà tôi đã mô tả ở trên. Con đường đi qua lãnh thổ của Taliban và đầy rẫy xe chở quá tải. Đường cao tốc là sự kết hợp của các làn đường hẹp và cua tay áo  đi lên cao đến 600 mét ở hẻm Kabul. Tai nạn chết người là chuyện thường ngày trên con đường này.

Ngoài danh sách ở trên, theo BBC Travel, ở Romania có một con đường cũng lọt vào top 10 cung đường nguy hiểm nhất  thế giới, đó là con đường Transfăgărăşanul.

Đường Transfăgărăşanul ở Romania

Đường Transfăgărăşanul ở Romania

“Nhịp tim nhanh, các khúc quanh và những con dốc của con đường Transfagarasan ở Romania có vẻ ly kỳ hơn cư dân huyền thoại nổi tiếng nhất của Fagaras, Vlad Ţepeş, Hoàng tử của xứ Valah đã truyền cảm hứng cho nhân vật Ma cà rồng của Bram Stoker. Xem bảng chỉ dẫn bên đường bạn ghê sợ với những gì sắp đi qua, đó là một sườn dốc thẳng đứng”, “Paul White, một người Anh hiện đang sống gần con đường núi và có một blog gọi là Transylvania Hoang Dã nói.

Uốn khúc từ Bắc xuống Nam giữa các đỉnh núi cao nhất của Romania và đạt độ cao gần hai cây số, Transfagarasan, qua Arges, qua đập Vidraru, qua bờ hồ ngọc lục bảo. Trên hai làn đường (giới hạn tốc độ 40 km / h), với 27 cầu cống và qua một đường hầm dài 805 m không có ánh sáng – bên cạnh những mục đồng với đàn gia súc chặn đứng giao thông.

Du khách dừng chân ở các di tích cổ của lâu đài 700 năm tuổi Poenari,  nơi cư trú của Vlad Tepes, với 1.480 bậc đi, tại làng Arefu.

Con đường được xây dựng vào những năm 70, như một tuyến đường quân sự chiến lược, với chiều dài 161 km. Thời tiết đang thay đổi thất thường, đường mở cửa từ cuối tháng sáu đến giữa tháng Mười. Trong những tháng lạnh, không thể đi ngoài thác Balea, bao gồm một chuỗi các thác nước cao 20 bậc. Từ đó, một chiếc xe cáp màu đỏ đưa du khách đến hồ Balea, nơi có hai khu nhà trọ mở cửa suốt năm và một khách sạn băng được xây dựng từ đầu mỗi mùa đông.

Trên trang web Daily Mail của Anh cũng đưa ra một top mới của những con đường nguy hiểm nhất trên thế giới, từ những con đường trên đỉnh núi của Pakistan, tới các đường cao tốc do tội phạm kiểm soát ở Mexico.

Theo bảng xếp hạng của Anh: đứng đầu là đường cao tốc Panamerican, xa lộ xuyên Siberia – Nga, đường cao tốc N2 – Nam Phi, Đường cao tốc Nairobi-Nakuru – Kenya, đường cao tốc T0117, Bahçesaray – Ukraine, Trollstigen – Na Uy, đường cao tốc Federal 1 – Mexico, Bắc Yungas – Bolivia, Đại lộ Commonwealth – Quezon, Philippines, Đường cao tốc James Dalton – Alaska, Mỹ, BR-116, Rodovia da Morte – Brazil, Zoji La – Ấn Độ, Guoliang Tunnel – Trung Quốc, Taroko Gorge – Đài Loan, The Pasubio – Ý, Skippers Canyon – New Zealand, Nanga Parbat – Pakistan, đường cao tốc Bruce – Queensland, Australia, Route 431 – Alabama, A726 – Scotland, Patiopoulo-Perdikaki – Hy Lạp, Ruta 5 – Chile.

Những con đường cho mọi người cơ hội đi khắp thế giới, chúng càng nguy hiểm thì lại càng ngoạn mục.

Bởi: A.D – ET Romania

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN