Những kiến thức cần biết để tránh tổn thương người vừa mới mất

Những kiến thức cần biết để tránh tổn thương người vừa mới mất

Ngày nay có thể nói chúng ta có rất ít kiến thức hành xử đúng đắn với người vừa mới mất. Chính vì thế gây ra cho họ không ít thống khổ. Những kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và hành xử đúng đắn để tránh tổn thương họ.

trải nghiệm cận tử

(Ảnh: dkn.tv)

Người vừa mới mất vẫn còn tri giác, chạm vào họ sẽ rất đau đớn

Người vừa mới mất trong khoảng thời gian từ 8 – 16 giờ đồng hồ, thần thức dần dần rời khỏi thân thể, lúc này người mất cảm thấy giống như bị lột da, đau đớn tột cùng, một cái chạm nhẹ cũng đều sẽ khiến người mất đau đớn như bị vạn dao mổ xẻ, họ sẽ rất đau đớn.

Thông thường sau 8 tiếng đồng hồ thần thức mới hoàn toàn rời khỏi thân thể. Lúc này mới có thể lau người, thay quần áo, trang điểm, v.v… , nhưng cũng có số ít người sau 16 giờ đồng hồ thần thức mới hoàn toàn rời khỏi thể xác…

Cách đoán biết người đã mất đầu sinh đến cõi nào

luân hồi

Ảnh minh họa: Thiền Osho

Người sau khi chết toàn thân lạnh ngắt, nhưng vẫn có một chỗ vẫn ấm duy nhất trên thân. Trong thời gian 8-16 giờ đồng hồ, sau khi thần thức rời khỏi thân thể rồi, ta có thể chạm vào để đoán biết người đã mất đầu sinh đến cõi nào. Bạn nên biết để có hình thức cúng tế phù hợp về sau:

  • Lòng bàn chân phát nhiệt: địa ngục
  • Đầu gối phát nhiệt: súc sinh
  • Phần bụng phát nhiện: ngạ quỷ.
  • Phần tim phát nhiệt: cõi người
  • Chân mày phát nhiệt: cõi trời
  • Đỉnh đầu phát nhiệt: vãng sinh đến cõi Phật.

Dấu hiệu may mắn được vãng sinh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc:

Thân thể mềm mại như bông, trên đỉnh đầu phát nhiệt, sắc mặt hồng hào, tỏa ra mùi hương (mùi hương này không có ở thế gian con người, nhưng có thể ngửi thấy được hết sức rõ ràng), sau khi hỏa táng có hạt Xá Lợi hoặc hoa Xá Lợi.

Với người tu Phật, dấu hiệu may mắn này các nơi trong và ngoài nước đều có.

Tránh để người vừa mới mất khởi chấp trước vào tình thân quyến

Cảnh tượng trước lúc lâm chung

Ảnh: Chungta.com

Sau khi người bệnh tắt thở, mà thần thức vẫn còn chưa rời khỏi, vẫn còn có tri giác. Cần phải trải qua một đoạn thời gian, toàn thân lạnh ngắt, thần thức rời khỏi; thọ, tưởng, hành, thức đều rời khỏi thân thể, mới tính là tử vong.

Vì thế khi bệnh người bệnh lâm chung, người nhà không nên mặt đối mặt mà nhìn bệnh nhân, để tránh cho người bệnh sinh khởi chấp trước vào tình thân quyến.

Còn như người nhà tín Phật, lúc niệm Phật tuyệt đối không được mang theo giọng điệu khóc lóc, để tránh cho bệnh nhân khởi lòng đau buồn, từ đó mất đi chính niệm.

Người nhà tuyệt đối không được khóc lóc để tăng thêm thống khổ phiền não, thậm chí có thể khiến linh hồn người bệnh bởi kích động mà sinh tâm oán hận, và cũng bởi tâm oán hận mà đọa lạc vào ác đạo, đây há không phải làm hỏng chuyện lớn vãng sinh hay sao!

Trước và sau khi người bệnh lâm chung, nếu có người ăn thịt rượu thì không nên đến trước người bệnh, nếu không người bệnh dễ đánh mất chính niệm.

Sau khi tắt thở, trước lúc thần thức còn chưa rời đi, tâm linh đang ở trong thời khắc rất là đau khổ. Ngoài ra còn có bởi thương cảm chuyện xưa mà chảy nước mắt, cũng có bởi tham luyến tiến tình cảm thế gian, con cháu của cải khó mà buông bỏ, hoặc có tâm nguyện còn chưa hoàn thành lại đột ngột ra đi mà đau lòng khổ não, lại có người bởi oan khuất còn chưa được giải mà không cam tâm nhắm mắt. Vậy nên ngay tại giờ này phút này, đang là lúc trăm mối đau khổ đan xen. Nếu như lại bị lay động, lại còn nghe thấy tiếng khóc, há không phải là càng khiến cho linh hồn sắp rời đi bị tác động cực lớn? Người sống biết vậy liệu có thể nỡ lòng làm vậy không? Người đời không biết, cho rằng tắt thở chính là tử vong, thường thường cũng chính bởi loại nhận thức sai lầm này mà tạo nên sai lầm lớn. Gia quyến bệnh nhân và con cháu hiếu thảo, không thể không biết điều này được.

Nói từ những hành động sai lầm thông thường, chỉ cần bệnh nhân vừa tắt thở, ngay lập tức liền khóc lóc đau khổ, hoặc ôm chầm bệnh nhân và khóc òa lên, hoặc tự tiện chuyển di thể đến phòng ngủ của họ, hoặc nhân lúc thân thể vẫn còn chưa lạnh mà tắm gội thay quần áo trước, hoặc tiêm thuốc làm chậm quá trình phân hủy, hoặc vừa mới tắt thở liền vội vàng đặt vào trong quan tài, hoặc ngay hôm đó chuyển đến nhà tang lễ, tiến hành hỏa táng.

Những hành động này vô tình trở thành tàn nhẫn đối với người bệnh vừa mới mất, vì thần thức vẫn chưa rời đi mà vẫn còn tri giác, khiến cho người chết thống khổ đọa lạc, những tưởng là yêu thương hóa ra lại không phải, đây đúng là điều đáng sợ vậy.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN