Những kiến trúc thú vị tại nhà nguyện Rosslyn ở Scotland

Những kiến trúc thú vị tại nhà nguyện Rosslyn ở Scotland

Chúng ta thường biết tới Nhà nguyện Rosslyn trong cuốn tiểu thuyết Mật mã Da Vinci của Dan Brown. Đây là nhà nguyện đã xuất hiện trong rất nhiều huyền thoại và truyền thuyết, và là một trong những công trình cổ đại bí ẩn và đáng ngưỡng mộ nhất của Scotland.

Nhà nguyện Rosslyn (được chính thức biết đến là Nhà nguyện Thánh Matthew) là một nhà thờ Công giáo La Mã (hiện nằm trong quần thể Giáo hội Tân giáo Scotland) ở Roslin, Midlothian, Scotland.

Sự huyền bí của nhà nguyện Rosslyn

Được kiến lập vào thế kỷ 15 bởi William Sinclair, Bá tước vùng Caithness đầu tiên của gia đình Scoto-Norman Sinclair, nhà nguyện này đã mất khoảng 40 năm để hoàn thành, có lẽ do một số lượng lớn các họa tiết chạm khắc đá công phu bao quanh các bức tường xuyên suốt nhà nguyện.

Các bức họa chạm khắc đá tinh tế này là một trong những tác phẩm hoàn mỹ nhất ở Châu Âu, trên đó miêu tả các cảnh tượng không thể được tìm thấy ở một nhà nguyện nào khác vào thế kỷ 15.

Nhà nguyện Rosslyn.

Nhà nguyện Rosslyn. (Ảnh: Wikipedia)

Có lẽ chính ý nghĩa biểu tượng của những họa tiết chạm khắc đá công phu này đã góp phần tạo nên tính huyền bí của nhà nguyện Rosslyn.

Lấy ví dụ, một số bức chạm khắc đá trong nhà nguyện được cho là biểu tưởng của loại cây xương rồng Châu Mỹ và loại ngô hạt ngọt Bắc Mỹ, vốn là hai loài thực vật được tìm thấy ở Tân Thế giới (Châu Mỹ). Con người thời đó không thể biết đến những loài cây này, vì Châu Mỹ mới chỉ được ‘phát hiện’ bởi nhà thám hiểm Christopher Columbus khoảng 50 năm sau khi nhà nguyện Rosslyn được xây dựng.

Để giải thích cho đặc điểm kỳ lạ này, người ta đưa ra giả thuyết rằng những cây thực vật này biểu thị cho một mối liên hệ với các Hiệp sĩ dòng Đền, và rằng những hiệp sĩ này đã ‘bí mật’ phát hiện ra Châu Mỹ trước Columbus.

Tuy nhiên, tuyên bố đầy tính tưởng tượng này đã bị chống đối bởi lập luận cho rằng những ‘loài cây thực vật có nguồn gốc Châu Mỹ’ này thực ra là các chủ đề quán xuyến khá phổ biến trong nền nghệ thuật thời Trung Cổ, và rằng chúng không quá đặc thù như người ta vẫn tưởng.

nha-nguyen-rosslyn

Viền quanh cửa sổ là hình chạm khắc các bắp ngô ở Bắc Mỹ. (Ảnh: Nhà nguyện Rosslyn)

Chén Thánh có phải trong nhà nguyện Rosslyn?

Tiếp tục chủ đề về những Hiệp sĩ dòng Đền, một số người cho rằng ông William Sinclair đã từng có liên hệ với tổ chức này hoặc ông từng là một thành viên của hội Tam điểm. Tuy nhiên, nhà nguyện Rosslyn được xây dựng khoảng một thế kỷ rưỡi sau khi tổ chức các Hiệp sĩ dòng Đền tan rã, và rằng hội Tam điểm chưa xuất hiện trong thời của ông William Sinclair.

Dù sao, mối liên hệ giả định giữa ông William Sinclair với tổ chức các Hiệp sĩ dòng Đền đã làm nảy sinh nhiều câu chuyện phong phú về nhà nguyện Rosslyn. Câu chuyện nổi tiếng nhất có lẽ là về chiếc Chén thánh được cất giấu trong nhà nguyện sau khi các Hiệp sĩ dòng Đền trốn thoát khỏi Pháp đến Scotland.

Tuyên bố này đã được củng cố bởi cái gọi là các biểu tượng của hội Tam điểm trên các bức chạm khắc đá, và được phổ biến bởi cuốn tiểu thuyết Mật mã Da Vinci của Dan Brown. Tuy nhiên, không có nhiều khả năng nhà nguyện Rosslyn là nơi cất giữ Chén thánh, vì nó đã được xây dựng để cử hành Thánh lễ Misa cho các linh hồn của gia đình Sinclair. Tuy vậy, đối với rất nhiều người, câu chuyện về Chén Thánh dường như có nhiều sức lôi cuốn hơn.

Người đàn ông xanh trong nhà nguyện

Các bức chạm khắc của nhà nguyện Rosslyn khá hấp dẫn vì chúng không phô bày các biểu tượng điển hình của Cơ đốc giáo. Thay vào đó, rất nhiều các thiết kế công phu dường như bắt nguồn từ nhiều hệ tư tưởng khác nhau, một số trong chúng mang tính ngoại giáo khá rõ ràng.

Lấy ví dụ, có hơn 110 bức chạm khắc ‘Người đàn ông xanh (Green Men)’ trong và xung quanh nhà nguyện. Người đàn ông xanh là tác phẩm chạm khắc các khuôn mặt người cuốn cỏ cây xung quanh, thường là các cành hay dây leo mọc ra từ mũi, miệng, hoặc các bộ phận khác của gương mặt.

người đàn ông xanh

Mặt nạ người đàn ông xanh của họa sĩ Lauren Raine. (Ảnh: Wikimedia)

Theo một cách diễn giải, ‘Người đàn ông xanh’ là một vị thần cây cổ đại của người Celtic, hướng ánh nhìn ra từ bên trong biểu tượng chạm khắc của tán lá, và trên công trình nổi tiếng nhất của nhà nguyện Rosslyn, “Cột Prentice”, trên đó có một chuỗi các con rồng gặm nhấm phần rễ của cái được cho là “Cây thế giới” trong thần thoại Bắc Âu.

Cột Prentice bên trong nhà nguyện Roslin.

Cột Prentice bên trong nhà nguyện Roslin. (Ảnh: Flickr)

Cây thế giới Yggdrasil

Cây thế giới Yggdrasil trong thần thoại Bắc Âu. Tranh của hoạ sĩ Oluf Olufsen Bagge vafp năm 1847. (Ảnh: Wikimedia)

Biểu tượng Người đàn ông xanh đã được tìm thấy trong rất nhiều nền văn hóa từ rất nhiều thời kỳ trên thế giới, và thường chủ yếu được diễn giải là một biểu tượng của sự tái sinh, tượng trưng cho vòng tuần hoàn sinh trưởng vào mỗi mùa xuân.

Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, Người đàn ông xanh được cho là biểu tượng cho quá trình phát triển của một đời người. Những bức chạm khắc này bắt đầu ở phía đông dưới dạng những người đàn ông trẻ, và kết thúc ở phía bắc dưới dạng các bộ xương.

Xuyên suốt sự phát triển của Người đàn ông xanh là các bài học trong kinh thánh. Khá phù hợp khi đặt những bức chạm khắc như vậy bên trong một nhà nguyện, vì nó nhắc nhở con người về tính chất tạm thời của cuộc sống đời người và thông điệp của Cơ đốc giáo.

Tuy nhà nguyện Rosslyn đã thấm nhuần vào rất nhiều huyền thoại và truyền thuyết, và một người nên cẩn thận phân tách giữa thực tế và hư ảo, đây vẫn là một trong những công trình cổ đại bí ẩn và đáng ngưỡng mộ nhất của Scotland.

Tác giả: Ḏḥwty, Ancient Orgins

Theo: ancient-origins.net

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN