3 nhận thức sai lầm về tôn giáo khiến đạo đức suy đồi

3 nhận thức sai lầm về tôn giáo khiến đạo đức suy đồi

Trong một thời gian dài sống trong triết học vô thần, chúng ta có những nhận thức sai lầm về tôn giáo, thứ đã giữ gìn đạo đức con người trong hàng ngàn năm. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 3 nhận thức sai lầm về tôn giáo.

1. Tôn giáo là thuốc phiện

Cúng dường bái phật, những nhận thức sai lầm về tôn giáo

Chúng ta thường cho rằng, những người theo tôn giáo thường bị ru ngủ và dễ bị kích động. Tuy nhiên đó là sự đánh đồng mù mờ giữa tà giáo và chính giáo.

Trong quá trình học môn triết học tại trường đại học, nhiều giáo viên đã nói rằng “Tôn giáo là thuốc phiện”, điều này đã gieo vào đầu các sinh viên những suy nghĩ không tốt về tôn giáo, làm cho họ mất đi các cơ hội tìm hiểu về tôn giáo để tìm về con người chân chính của mình.

Tuy nhiên một cuộc thăm dò năm 2005 công bố tại từ điển Encyclopædia Britannica cho thấy số người không theo tôn giáo chiếm 11,9% dân số thế giới và số người vô thần chiếm khoảng 2,3%. Tức là một con số quá nhỏ. Đương nhiên những người vô thần này tập trung ở các nước vô sản như Trung Quốc, Triều Tiên,… Còn những nước như Pháp, Anh, Mỹ,… thì có đức tin rất mạnh mẽ vào Thiên Chúa, thần Phật.

Chúng ta thường cho rằng, những người theo tôn giáo thường bị ru ngủ và dễ bị kích động. Tuy nhiên đó là sự đánh đồng mù mờ giữa tà giáo và chính giáo. Các tôn giáo chính thống hiện nay đều dạy cho con người tin vào Thần, Phật, từ đó tự mình giữ gìn bản thân để không làm những điều không có đạo đức. Với mục đích như vậy tôn giáo luôn đem lại sự tốt đẹp cho xã hội và cho bản thân người theo tôn giáo.

Trong khi những quốc gia mà người dân không còn tin vào sự tồn tại của Thần Phật thì đạo đức con người ở nơi đó sẽ tụt dốc rất nhanh. Không tin vào Thần Phật thì điều gì cũng dám làm, điều gì cũng dám phạm mà không sợ bị trừng phạt. Điều này quá rõ ràng rồi.

2. Không tin Thần Phật tồn tại

KHoa học vô thần

Ngày nay có nhiều người tin vào khoa học và không tin vào Thần Phật (Ảnh: sggp.org.vn)

Vì không tin Thần, Phật, nên nhiều người báng bổ Thần, Phật. Điều này tốt hay xấu? Chúng ta hãy đọc câu chuyện dưới đây:

“Nhiều năm trước, tại một hội trường lớn có một vị học giả nói với mọi người rằng Phật là tuyệt đối không tồn tại.

Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: “Đức Phật quả thực người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy giết chết ta đi, thì chúng tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”, ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói “mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.

Bất ngờ có một người phụ nữ nông thôn, trên đầu quấn một chiếc khăn, nói với ông ta: “Tiên sinh, lý luận của ông rất cao minh, ông là một học giả uyên bác. Tôi chỉ là một phụ nữ nông thôn, không thể phản bác lại ông, chỉ muốn hỏi ông một câu hỏi ở trong tâm trí của tôi: Từ trước đến nay đã nhiều năm rồi, tôi luôn tin vào Phật, tin vào những lời dạy bảo của Phật và cảm thấy vô cùng thoải mái. Bởi vì trong lòng luôn tràn ngập niềm tin vào Phật, điều đó đã đem lại cho tôi sự bình yên và hạnh phúc to lớn nhất. Tôi hỏi ông: Nếu như khi tôi chết, phát hiện rằng những gì tôi tin vào Đức Phật hết thảy đều không tồn tại, nhưng cả đời này của tôi đã tin vào Phật, vậy tôi sẽ bị tổn thất cái gì?”

Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu, cả hội trường yên lặng, người nghe cũng rất đồng ý với suy luận của người phụ nữ này, ngay cả vị học giả cũng thán phục suy nghĩ logic này. Ông thấp giọng trả lời “Phu nhân, ta nghĩ bà không bị tổn thất cái gì cả”.

Người phụ nữ nông thôn lại nói với vị học giả “Cảm ơn câu trả lời tốt của ông, trong tâm tôi có một thắc mắc, nếu khi mà ông chết, ông thấy những gì Đức Phật răn dạy là đúng sự thật, lục đạo luân hồi là có tồn tại thật. Tôi muốn hỏi ông sẽ mất những gì?” Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu và không nói được lời nào.

Nếu như bạn tin rằng Phật và Thần không tồn tại, bạn sẽ mất những gì? Còn nếu như Phật có tồn tại thật, nhưng bạn lại phỉ báng Phật, bạn sẽ mất những gì? Thật đáng phải suy nghĩ sâu xa!

Đối với mỗi người trong chúng ta, bất kể là có tin Phật hay không thì đều biết rằng Phật là lương thiện, là từ bi và luôn bảo hộ những ai còn thiện tâm. Ý chỉ của Phật là giáo huấn con người lương thiện, chân thành và khoan dung, mọi người khi gặp nạn đều khẩn cầu Đức Phật phù hộ. Người có lòng tin vào Phật thường là người lương thiện, trong tâm họ luôn chứa đựng những lời dạy bảo và ý chỉ của Phật. Trong tâm họ luôn luôn vui vẻ và chứa đựng lòng biết ơn. Họ tin rằng thiện ác hữu báo nên họ không làm điều ác, tôn sùng lương thiện và hòa ái, chân thành, như thế không tốt sao? Và bởi vì người ta không tin vào sự tồn tại của Đức Phật, không tin vào thiện ác hữu báo, nên họ dám làm bất kỳ điều gì để đạt được danh lợi cho mình, không có đạo đức ước thúc, không có quy phạm lương tâm.

Shakespeare đã từng nói rằng “đừng phỉ báng những điều bạn không biết sự thật, nếu không tính mạng của bạn sẽ gặp trùng trùng điệp điệp những nguy hiểm.”

Vâng, nếu khi bạn chết, bạn thực sự nhận biết rõ Đức Phật là có thật, cũng có luân hồi và có tồn tại địa ngục.

Như vậy những người lương thiện thì thật đáng quý, còn bạn, bạn đã mất đi cái gì? Bản tính con người là thiện ác đồng thời tồn tại, những người tin vào Phật sẽ ước chế điều ác và hướng thiện, tâm trí của họ thực sự được vui sướng, ngược lại, những người không tin vào Phật thì cái thiện của họ cũng sẽ bị cái ác lấn át, họ sẽ làm bất kỳ điều gì họ muốn.

Hãy nhìn xung quanh chúng ta, một thế giới không có đức tin đúng đắn, người ta sẽ không phân biệt được điều gì là thực sự thiện và thực sự ác. Chân thành, lương thiện, nhẫn nhịn, những người chứa những đức tính này là những người tốt nhất. Những người bị tiền bạc thay thế thiện niệm (mọi người bái Phật vẫn vì danh lợi), những người này đã bị mất phương hướng, tìm không thấy được ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

3. Tôn giáo ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế?

Tôn giáo và kinh tế

Tôn giáo hủy hoại hay hỗ trợ kinh tế? (Ảnh: GRECO Training)

Chúng ta thường cho rằng, người tin vào tôn giáo không làm gì cả. Thực tế, các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp người dân đều có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ. Tôn giáo không làm mất đi sự nỗ lực trong công việc, cuộc sống. Hơn nữa, với một người có niềm tin tôn giáo, họ sẽ không buôn gian bán dối, làm ăn trung thực, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực và lâu dài tới sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.

Ngoài ra, người có niềm tin tôn giáo còn được hưởng thứ sâu xa hơn, đó là Phúc Phận.

Chúng ta có thể quan sát trong cuộc sống có những người mà người ta bảo toàn gặp may mắn hay xui xẻo cho dù cố gắng đến thế nào chăng nữa… Tại sao người ta lại có thể bình tâm trước các kết quả, bởi vì người ta tin rằng, tất cả kết quả đã được an bài từ Phúc đức, nghiệp lực bản thân… Con người hiện nay lao tâm, lao lực, đấu đá,… không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt kết quả, khi không được như ý thì đau khổ, uất hận… Tuy nhiên hãy xem con người có thể tạo ra kết quả theo ý mình được hay không.

Từ trước tới nay, ai cũng nghĩ rằng các kết quả là do chính bản thân mình nỗ lực làm việc, do những tính toán của mình tạo nên. Vì vậy để đạt mục đích thì bao nhiêu mưu mô, thủ đoạn, hại người… để cố gắng đạt được mục đích của mình. Lịch sử đã xuất hiện nhiều nhà tiên tri có thể tiến đoán trước được tương lai như như Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri Vanga, nhà tiên tri Nostradamus… điều đó cho thấy rằng mọi việc là có an bài trước cả.

Như vậy việc người ta tin tưởng vào Thần, Phật giúp con tự mình hành động có đạo đức, cố gắng làm việc, vừa làm vừa tích Đức. Điều này luôn giúp xã hội tốt đẹp, con người thiện lương.

Vì thế, cần có những cái nhìn khách quan, sâu sắc hơn đối với tôn giáo, khi có những thái độ đúng đắn đối với tôn giáo, chúng ta sẽ có cuộc sống an lành, hạnh phúc.

Việt Trí

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN