Những tác dụng tuyệt vời của thiền định

Những tác dụng tuyệt vời của thiền định

Thiền định đem lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và tinh thần, điều này đã được chứng minh về mặt khoa học cũng như thực tế. Tuy nhiên, tác dụng cụ thể của nó đối với cơ thể  chúng ta như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu một vài tác dụng tuyệt vời của thiền định qua bài viết dưới đây nhé

thiền định

Ảnh: Trường Sinh Học.

Thiền ngăn bộ não thu hẹp

Não người đều sẽ co lại khi họ già, đôi lúc quá trình này bắt đầu ngay ở độ tuổi 30, nhưng nó thường diễn ra sau tuổi 40. Đến cuối cuộc đời, khối lượng mô não của bạn có lẽ sẽ tương đương với não bộ của một đứa trẻ 7 tuổi. Não co hẹp nhiều hơn có thể sẽ góp phần gây chứng mất trí, tử vong sớm, trầm cảm, nguy cơ đột quỵ và nhiều hơn nữa.

Nhà thần kinh học Richard Davidson đã tiến hành thử nghiệm trên các nhà sư ưu tú nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, mỗi người có từ 15 đến 40 năm thực hành thiền định. Trong nghiên cứu năm 2004 của mình, ông phát hiện thiền có thể ngăn chất xám biến mất trong não. Mất chất xám gây tác động đến nhiều chức năng thần kinh, chẳng hạn như kiểm soát cảm xúc, xung lực, suy nghĩ và vận động.

Một nghiên cứu năm 2011 tại Đại học California-Los Angeles cũng phát hiện ra rằng thiền định có thể làm chậm quá trình co rút não do lão hóa. Trưởng nhóm nghiên cứu Eileen Luders nói trong một thông cáo báo chí: “Nếu tiến hành thường xuyên và qua nhiều năm, thiền định có thể làm chậm quá trình lão hóa do teo não, có thể là bởi thiền ảnh hưởng tích cực đến hệ thống miễn dịch.”

Tuy nhiên bà cho rằng kết quả nghiên cứu của mình có thể xuất phát từ nguyên nhân khác: người lựa chọn thiền định khả năng đã có sẵn một bộ não hơi khác so với những ai không làm điều đó.

Thiền tăng cường trí huệ

Thiền không chỉ tăng cường chất xám, nó còn tăng cường cả chất trắng (một mạng lưới kết nối chất xám). Một bài viết của Đại học California, Davis đã mô tả về chất trắng như sau: “[Nếu não] là một mạng vi tính, chất xám – một … bộ phận có chứa các tế bào thần kinh và mao mạch – sẽ là chiếc máy vi tính và chất trắng là các cáp nối.”

Người thiền định trong thời gian dài có những sợi-chất trắng một là nhiều hơn, hoặc dày đặc hơn hay biệt lập hơn trong não bộ.

– Eileen Luders, Trung tâm bản đồ não bộ UCLA

Bà Luders cho biết: “Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng thiền định dài hạn sản sinh ra những sợi-chất trắng một là nhiều hơn, dày đặc hơn hoặc biệt lập hơn trong não. … Chúng tôi cũng thấy rằng quá trình suy giảm chất trắng liên quan đến tuổi tác ở người thường chậm lại đáng kể đối với những ai tích cực thiền định”.

Thiền làm cơ thể phát tia sóng Gamma mạnh mẽ

Yoga

(Ảnh: Dư Cương/Đại Kỷ Nguyên)

Ngoài việc ngăn ngừa co rút não, thiền định có thể giúp cơ thể phát ra nhiều tia sóng gamma phi thường.

Sóng gamma được mô tả như là “một tần số cao nhất và quan trọng nhất của sóng điện não.” Việc sản xuất ra sóng gamma đòi hỏi phải có hàng ngàn tế bào thần kinh đồng thời hoạt động ở tốc độ cực kỳ cao.Trong nghiên cứu của Davidson, một số nhà sư sản sinh ra các hoạt động của sóng gamma mạnh hơn, với biên độ cao hơn so với bất kỳ trường hợp nào khác ghi nhận trong lịch sử.

Davidson đã phát hiện một số vị sư trong nghiên cứu của mình sản sinh ra các hoạt động của sóng gamma mạnh hơn, với biên độ cao hơn so với bất kỳ trường hợp nào khác ghi nhận trong lịch sử. Chuyển động sóng của những nhà sư này cũng quy củ hơn nhiều so với các tình nguyện viên không thiền định tham gia thử nghiệm.

Theo Smithsonian Mag, năm 2012, các chuyên gia thần kinh học tại Đại học Wisconsin đã gắn 256 bộ cảm biến vào hộp sọ của nhà sư Tây Tạng Matthieu Ricard. Và họ phát hiện ra rằng khi nhà sư thiền định với tâm từ bi, ông phát ra tia gamma ở mức cao hơn so với những trường hợp khác trong bảng xếp hạng.

Tăng cường hạnh phúc và sự an lạc

Theo Smithsonian, ông Ricard được mệnh danh là “người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới”. Nhóm nghiên cứu có được kết luận này khi nhìn vào hoạt động của các bộ phận khác nhau trong bộ não Ricard để thấy rằng ông “có một dung lượng lớn bất thường niềm hạnh phúc và giảm bớt suy nghĩ tiêu cực”. Nghiên cứu đã phát hiện hiệu ứng tương tự ngay cả ở những người chỉ ngồi thiền 20 phút mỗi ngày trong suốt ba tuần mặc dù điều này không được công bố.

Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH), Đại học Massachusetts và Đại học Giessen của Đức, đã công bố một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy sự thanh bình được phản ánh trong não của những người thiền định.

Tiến sĩ Sara Lazar tại Bệnh viện MGH nói trong một thông cáo báo chí, nghiên cứu cho thấy những thay đổi trong cấu trúc não đồng nhất với những cải thiện tích cực của người tham gia, chẳng hạn như “một cảm giác an lạc”.

Sự tập trung chất xám thay đổi ở các vùng não liên quan đến học tập và trí nhớ, cảm xúc, quá trình tự tham chiếu và biểu lộ quan điểm.

Trong suốt tám tuần, Tiến sĩ Lazar quan sát thấy rằng sự tập trung chất xám thay đổi ở các vùng não liên quan đến học tập và trí nhớ, cảm xúc, quá trình tự tham chiếu và biểu lộ quan điểm.

Thiền định có thể làm giảm stress

thiền

Một phương thức giảm stress đã được phát triển phổ biến là thiền định, điều này đã được nghiên cứu và cho thấy là có rất nhiều lợi ích về tinh thần cũng như thể chất.

Thiền định có thể dẫn đến những thay đổi thú vị và quan trọng cho não bộ nói riêng và cho cả con người nói chung. Các nghiên cứu nghiêm túc nhất đang cho thấy thiền định có rất ít hoặc không có hiệu quả trong hàng loạt các bối cảnh (dựa trên các chương trình được thiết kế 2-3 tháng).

Dưới góc độ sinh học thần kinh, điều này là có lý vì stress được phát sinh chủ yếu từ trạng thái cảm giác bị đe dọa thường trực. Từ đó nếu suy xét một cách logic thì stress có thể được giảm nhẹ bởi một chiến lược nhằm ngắt quãng hoặc chuyển hướng sự tập trung tri giác. Mức độ tác động của chiến lược đó – liệu tâm trí của người tham gia có bị thu hút bởi nhịp thở, bởi âm nhạc tĩnh lặng hay những con sóng cuộn trào ngoài đại dương.

Thiền định giúp người lớn tuổi cải thiện giấc ngủ

“Thiền giác niệm có vẻ giúp giảm tình trạng kiệt sức trong ngày và những triệu chứng trầm cảm cho người lớn tuổi.” – Phó Giáo sư David S.Black – Đại học Southern California.

Một nửa số người trên 50 tuổi gặp vấn đề khó ngủ và khó duy trì giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu rất bất ngờ khi khám phá ra được cách tốt nhất để những người này có thể có được giấc ngủ cần thiết.

Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối với 49 người lớn tuổi, những người này cảm thấy thư giãn sau một chương trình thiền giác niệm hơn là một chương trình giáo dục vệ sinh cho giấc ngủ dạy những kỹ năng cải thiện giấc ngủ.

Những phát hiện này cho rằng việc tập trung và duy trì ý thức vào thời khắc thực tại mà không phán xét hay phản ứng lại với những suy nghĩ – như được hướng dẫn thông qua thiền giác niệm – mang lại những ảnh hưởng tích cực không chỉ đối với giấc ngủ mà còn với tình trạng kiệt sức trong ngày và trầm cảm, vốn là hai tình trạng thường gây ra do ngủ kém.

“ Chúng tôi đã rất bất ngờ khi phát hiện rằng hiệu quả của thiền có ý thức đối với chất lượng của giấc ngủ là to lớn và vượt trên cả hiệu quả của chương trình giáo dục vệ sinh cho giấc ngủ”, David S.Black một phó giáo sư ngành y khoa ngăn ngừa tại trường Keck thuộc Đại học Y Dược Nam California cho biết. “Thiền giác niệm có vẻ có tầm quan trọng lâm sàng ở chỗ nó đóng vai trò làm giảm những vấn đề về giấc ngủ xảy ra ở những người lớn tuổi khi mà nhóm người này đang tăng lên từng ngày, và hiệu quả này đối với giấc ngủ có vẻ như còn có thể làm giảm tình trạng kiệt sức trong ngày và những triệu chứng trầm cảm.”

50% người quá 55 tuổi sẽ trải nghiệm những yếu tố gây cản trở giấc ngủ, bao gồm tình trạng khó ngủ và tỉnh ngủ lúc nửa đêm.

Những nhu cầu về giấc ngủ đối với người lớn tuổi không giảm đi theo tuổi tác, theo Hiệp Hội Giấc Ngủ Quốc Gia (National Sleep Foundation), và nhiều người lớn tuổi khác báo cáo về việc cảm thấy thất vọng với giấc ngủ của họ và tình trạng mệt mỏi trong ngày.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN