“Nói dối”, lối tư duy hủy diệt bản thân và niềm tin xã hội

“Nói dối”, lối tư duy hủy diệt bản thân và niềm tin xã hội

Trong cuộc sống của chúng ta vô vàn những trở ngại và thách thức, không chỉ ngoài xã hội, mà ngay cả trong gia đình cũng lắm những bất trắc, khổ ải. Khi đối mặt với một vấn đề nan giải, thay vì cố gắng tư duy tìm hiểu, giải quyết vấn đề ấy thì chúng ta lại hay nói dối, tự biện minh, đổ lỗi cho người khác. Điều này khiến hoàn cảnh của ta chỉ thêm thê thảm hơn.

nói dối

(Ảnh: doanhnhansaigon.vn)

Hãy cùng nhau tìm hiểu những lý lẽ đời thường khiến chúng ta rơi vào thảm cảnh và làm gì để khắc phục vượt qua:

 “Không phải lỗi của tôi”

Đã bao giờ bạn gặp những người không bao giờ có lỗi?

Và thường thì chúng ta hay né tránh trách nhiệm vì sợ sệt mình sẽ bị điều này điều khác không tốt. Vậy thì người mà nhận trách nhiệm hay bị đổ lỗi sẽ nhận hậu quả ra sao?

Đây là câu chuyện có thật về người em họ của tôi. Em là một thuyền trưởng, vì kiếm được nhiều tiền nên cuộc sống của em hoang dâm vô độ, hết đào này, kép kia, tạo nên nhiều cuộc đời bất hạnh cho vô số các cô gái. Thật cũng trớ trêu, nghe đến danh “thuyền trưởng”, cô gái nào cũng mê, lao vào như một con thiêu thân, theo đà trụy lạc của em ấy không màn đến việc em ấy đã lập gia đình và có 2 mặt con. Mối quan hệ nào cũng ngắn, nhiều lắm là 1 năm, có những cô đã lỡ dính thai, đành phải phá bỏ. Riêng cô gái hiện tại của em, em không có cơ hội buộc phá bỏ vì em đang bị bắt giam vì tội gây tổn thất hàng hóa cho chủ hàng.

Theo gia đình em, em đã nhận tội lấy hàng đem bán với trị giá phần hàng là 250 triệu, cùng với một số thủy thủ khác. Em đổ lỗi cho hãng tàu là đã 5 tháng rồi hãng tàu không trả tiền lương cho chúng tôi. Em viện lý do không được nhận lương nên lấy trộm hàng đi bán kiếm tiền để trang trải cuộc sống gia đình và bản thân.

Trong Phật giáo có câu: “Gieo nhân nào gặp quả ấy”. Mọi thứ xảy ra trên đời này đều có quy luật, làm việc tốt nhận điều lành, làm việc xấu nhận điều hung.

Cũng vì tâm không chân chính này mà làm ảnh hưởng đến uy tín của hãng tàu và công ty bảo hiểm. Họ phải bồi thường cho chủ hàng hàng mấy tỷ đồng. Vì khai báo của em không khớp với giá trị bồi hoàn nên cho điểm thời điểm hiện nay em vẫn chưa được thả, lực lượng công an kinh tế vẫn đang điều tra, tìm kiếm người giao dịch với em để xác minh những gì em khai là đúng sự thật.

Tôi đi tìm nguyên lý để lý giải việc này và nhận thấy rằng nếu xuất tâm chân chính trong hành xử thì không thể có sai phạm như trường hợp của người em họ tôi. Chúng ta không thể việc cớ này cớ nọ để che đậy hành vi sai trái của mình.

Dân gian có câu: “Bần cùng sanh đạo tặc”, ý là con người khi đến bước đường cùng thì không còn chân chính nữa, sanh tâm trộm cướp? Nhưng thực chất ý nghĩa của câu là khuyên con người hành thiện tích đức để không rơi vào hoàn cảnh nghèo túng.

Ngẫm nghĩ về xã hội thời nay, gian trá, lọc lừa khắp mọi nơi. Ai ai cũng dè chừng, lo sợ, không dám mở lòng để đặt lòng tin vào người khác. Có một lần người đồng nghiệp của tôi mua 2 con chuột Logitech giảm giá trên trang mạng online với giá chiết khấu 60%, nhưng khi nhận hàng 2 con chuột này đúng là ‘hàng dỏm’. Bạn liền gọi điện thoại trực tuyến để hỏi tại sao giao hàng loại này? Từ trong điện thoại phát ra giọng một người đàn ông rất hung hãn, “Ai biểu mày mua hàng của tao? Muốn đòi lại tiền lên đây mà đòi.”

Tôi cảm nhận thật kinh hoàng khi quanh mình không còn những câu chuyện về điều lành, điều tốt nữa. Nếu xã hội không còn “tâm chân thật” để làm thước đo cho chính mình thì thế giới loài người chỉ còn hiện diện thực dụng, tham lam, ham muốn dục vọng,…

Làm sao để bỏ tính nói dối?

Như trường hợp của người em họ tôi, có nhiều chọn lựa cho em ấy đi mà không phạm tội hay làm ảnh hưởng đến các thủy thủ khác. Có thể em đại diện cho đoàn thủy thủ yêu cầu hãng tàu thanh toán tiền lương, không thì tạm ngưng công việc, hoặc em có thể nhờ công an địa phương giải quyết khi họ nhất quyết không thanh toán, và rất còn nhiều phương cách khác nữa để tránh xa khỏi “tật xấu” của đời thường.

Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã từng nói về chân lý sống: “Hãy quyết tâm sống chân thật trong mọi sự; nếu bạn thấy mình không thể trở thành một luật sư trung thực, thì hãy cố sống trung thực mà không cần phải làm luật sư.”

Rốt cuộc con người cũng phải cần quay lại với bản tính tiên thiên, sống đúng với con người thật thì chúng ta mới cảm thấy bình an, không phải dò xét, hoài nghi, sợ bị trở mặt hay phải khám phá ra những sự thật phũ phàng, đen tối.

Lời nói dối hủy diệt lòng tin nơi xã hội

Ảnh: doanhnhansaigon.vn

Luận một chút về lời nói dối:

Một người bạn của tôi, chơi rất thân suốt 5 năm liền, nhưng một ngày tôi phát hiện ra bạn ấy không “Chân”, những lời bạn nói lươn lẹo, dối “không chớp mắt”. Tôi minh chứng một vài ví dụ:

Có ai đó gọi điện thoại đến hỏi bạn đang ở đâu?, bạn đã trả lời rằng bạn đang ở trung tâm quận 1, nhưng thực tế bạn đang ở nhà. Một lần khác bạn gái của bạn hỏi bạn ở đâu? Bạn sợ bạn gái biết được bạn sắp đi bar sàn nhảy nên dối lòng mình trả lời: “Anh đang xem ti vi.” Tiếp theo đó là những lời ngọt ngào để che lấp sự giả dối của bạn.

Sau những lần như thế, tôi cảm nhận người bạn này thật không tốt. Mặc dù đã khuyên răn, nhưng bản tính vẫn không thay đổi…

Nhìn ra ngoài xã hội hiện nay thì thế nào? Các bạn giới trẻ ngày nay dường như không ý thức được những lời nói dối nó tác hại thế nào. Một thế hệ khi tràn ngập những quan niệm dối trá, thì xã hội ngày một vẫn đục, bao phủ hệ tư tưởng không “Chân”, nhân cách con người trở nên biến dị.

Dụng tâm một chút bạn sẽ thấy thế giới con người được sinh ra và tồn tại chỉ khi chúng ta gìn giữ và duy trì “lòng tốt, trân trọng và yêu thương chân thành lẫn nhau” không chỉ trong gia đình mà với ngoài xã hội cũng thế!

Kết luận

Người có lối sống chân thành bao giờ cũng tạo một sức hấp dẫn đến với người khác, bởi bản chất con người là luôn hướng về sự thật, về chân lý. Vì thế họ luôn là chỗ dựa tinh thần ấm áp cho bạn bè, người thân, mà còn tạo dựng được những uy tín cho các quan hệ ngoài xã hội. Đây là con đường dễ dàng vươn đến thành công!

Theo dkn.tv

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN