Nội hàm sâu sắc của vũ đạo truyền thống Trung Hoa

Nội hàm sâu sắc của vũ đạo truyền thống Trung Hoa

Vũ đạo truyền thống Trung Hoa chân chính, thuần thiện thuần mỹ sẽ đem tới cho khán giả cảm thụ tốt đẹp trong tâm hồn, khai mở lương tri của con người, thiện hóa nhân tâm.

Thời kỳ trước đây từ khi con người còn chưa phát minh ra chữ viết thì đã có hình thức nguyên sơ nhất của “vũ đạo”. Thời cổ đại, ba chữ giáp cốt “巫 (Vu), 武 (Võ), 舞 (Vũ)” đều là cùng một từ. “Vu” là nói về người mang phong thái, khí chất của thiên nhân, cũng chính là người có tiếng nói tại nhân gian. Họ tự thân đã mang trong mình phẩm chất cao thượng cộng thêm vũ đạo rất giàu sức biểu đạt, năng lực, kỹ nghệ đạt đến trình độ cao siêu, vì vậy khiến người người ngạc nhiên, muôn phần kính trọng.

vũ đạo trung hoa cổ điển

Hoàng hậu Triệu Phi của Hán Thành Đế đam mê vũ đạo (Dữu Tử/ nguồn: 大纪元)

Vũ đạo cổ đại gồm hai phần văn vũ và võ vũ, “Vạn vũ” cổ đại bao hàm văn vũ, võ vũ. “Vạn” là tên riêng của một điệu múa, tiên là võ vũ, nghệ sỹ múa tay cầm binh khí; hậu là văn vũ, nghệ sỹ múa tay cầm lông chim và nhạc cụ.

Thời kỳ đầu, vũ đạo đa phần xuất hiện trong lễ tế và các hoạt động trọng đại được cử hành trang nghiêm. Thông qua vũ đạo để bày tỏ sự thành kính đối với Thần, Thiên, Địa. Mỗi lời ca, tiếng nhạc đều ca tụng trí huệ và sự từ bi vĩ đại của Thần, mong cầu Thần giúp đỡ, che chở.

Quá trình biểu diễn vũ đạo cũng như dòng chảy vẽ nên một bức tranh tuyệt mỹ, thấm đẫm ý vị và nội hàm tinh thâm, không ngạc nhiên khi rất nhiều nhà lý luận vũ đạo cho rằng “Vũ đạo” là nghệ thuật “mẹ” của hàng loạt các hình thức nghệ thuật. Trong 《Lịch sử vũ đạo thế giới》miêu tả về vũ đạo nguyên thủy rằng: “Con người trong vũ đạo đã vượt qua khoảng cách giữa thế giới hiện thực và thế giới khác, hướng tới thế giới tâm linh và thanh tịnh của Thần”.

Một nghệ thuật gia trứ danh người dân tộc Bạch ở Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc chia sẻ: “Hồi nhỏ bà tôi thường nói: ‘vũ múa chính là đối thoại với Thần’. Rất nhiều năm sau đó, tôi mới hiểu được lời của bà. Mỗi lần khi tôi giương hai cánh tay lên bắt đầu múa, tiến nhập vào trong thế giới tâm linh của bản thân thì Thần sẽ giữ lấy tay tôi, tôi có thể cảm nhận được tâm hồn tôi phiêu đãng bay lên, loại cảm giác mỹ diệu này khiến tâm tôi hoàn toàn thanh tịnh.”

Những nghệ sỹ múa trứ danh thời cổ đại thường mang nhân tố tu luyện trong mình.《Lịch sử vũ đạo Trung Quốc》lưu rằng: “Hoàng hậu Triệu Phi của Hán Thành Đế rất đam mê vũ múa, đồng thời còn có thể ‘thiện hành khí thuật'”, “thiện hành khí thuật” tức là giỏi về khinh công.

Hai nghệ sỹ múa Chương Đan và Trần Châu của triều Tấn có thể xưng là nghệ sỹ múa cổ điển Trung Quốc xuất sắc nhất. Tương truyền họ có dung nhan thanh tao diễm lệ, mỗi điệu múa vừa nhẹ nhàng vừa thiện cảm, mang phong thái của bậc nữ nhi ôn nhu, đức hạnh.

Thời nhà Đường, vũ đạo gia Dương Ngọc Hoàn đã từng xuất gia làm đạo sĩ. Kỹ nghệ cao siêu về vũ đạo và tấu tỳ bà của nàng minh danh đến hậu thế. Ai Cập lưu truyền vũ điệu phương Đông, thực tế đó cũng là một loại khí công; thông qua việc rèn luyện đặc thù, phần cơ bụng của những nghệ sỹ múa hình thành một lực rất đặc biệt, khi những vũ công co cơ bụng đến cực độ thì có thể xoay người bước vào bát nước mà không làm nước chảy ra ngoài.

vũ đạo truyền thống trung hoa

Vũ đạo gia Dương Ngọc Hoàn thời nhà Đường

Vũ đạo và khí công tại phương diện nào đó có sự tương đồng cực kỳ khéo léo, thông qua thân pháp, thần thái, ý niệm và nhịp thở của cơ thể mà đạt đến sự hài hòa cả thân lẫn tâm, từ đó khai phát tiềm năng của thân thể.

Trong đồ hình Thái cực, có hai phần âm dương đen trắng xoay chuyển, giống như đầu đuôi hai chú cá đuổi theo nhau, phân chia rõ ranh giới trắng đen hình chữ “S”. Cá âm dương dựa vào giới tuyến chữ S mà hô ứng đối lập, chuyển hóa rất rõ ràng. Triết lý biểu hiện của Thái cực đồ cũng mang ý nghĩa tinh thâm của Chu Dịch.

Nhân vật hí khúc trong vũ múa cổ đại Trung Quốc và vũ đạo truyền thống cũng phù hợp với đặc điểm của Thái cực đồ này, thể hiện ý niệm trung tâm đặt tại đan điền, sự kết hợp hài hòa về thủ, nhãn, thân, pháp, bộ (tạm dịch: tay, ánh mắt, thân thể, thủ pháp, bước đi). Tất cả đã tạo nên được những động tác múa tuyệt đẹp, đồng thời triển hiện được nội tâm, ý vị, phong thái, đạo đức làm người và nhiều phương diện khác.

Đồ hình Thái cực

Đồ hình Thái cực chúng ta thường thấy

Vì vậy, khi những nghệ sỹ tham gia vào múa cổ điển Trung Quốc và hí khúc đều đặt định nên nền tảng kéo dài tuổi thọ, tuy nhiên điều này vẫn phù hợp với quy luật của cuộc sống, đồng thời nghệ thuật cũng có tác dụng tu dưỡng thân thể.

Vũ đạo truyền thống Trung Hoa đã hình thành qua hàng nghìn năm, thấm đẫm trí huệ của bậc cổ nhân và văn hóa Thần truyền, hình thành nên một bộ hoàn chỉnh, đem lại lợi ích phi lớn lao đối với nhân loại. Văn hóa truyền thống Trung Hoa được hình thành từ văn hóa Thần truyền Nho, Thích, Đạo tinh thâm, trực tiếp đối ứng với nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ, khiến đạo đức nhân loại thăng hoa. Do đó vũ đạo sẽ giúp các nghệ sỹ đề cao kỹ thuật đặc trưng của bản thân, vũ múa chân chính sẽ dẫn khởi sự thiện lương trong mỗi con người và tạo nên hiệu quả tốt đẹp trong toàn bộ xã hội.

Lấy thư pháp làm ví dụ, chúng ta thường biết đến một câu nói: “Nhân phẩm bất cao, dụng mặc vô pháp” (tạm dịch: Nhân phẩm không cao, không cách nào viết chữ), người luyện võ thuật cũng biết rằng luyện võ thuật nếu không chú trọng đến tu luyện đạo đức, thì có luyện cũng không lên cao. Đạo lý này cũng mở rộng đến mọi mặt và các lĩnh vực trong xã hội. “Nhân phẩm bất cao, tấu nhạc vô pháp”, “nhân phẩm bất cao, vũ đạo vô pháp” (tạm dịch: “nhân phẩm không cao, không cách nào chơi nhạc”, “nhân phẩm không cao, không cách nào múa).

Đối với vũ đạo, chỉ riêng độ mềm dẻo và uyển chuyển của các nghệ sỹ múa là chưa đủ, đó mới chỉ là yêu cầu cơ bản của vũ đạo. Một vũ đạo hoàn chỉnh còn cần phải bao gồm sắc thái, cảm tình, tư tưởng nội tại, sự hiểu biết về nhân sinh, tiêu chuẩn đạo đức làm người mới có thể cấu thành đầy đủ được.

Nếu như một nghệ sỹ múa động tác có thể đạt yêu cầu, nhưng nhân phẩm không cao thì điệu múa mang theo sẽ là dục vọng, là những cố chấp về danh lợi, khán giả sẽ không cảm nhận được ý nghĩa, cảm thụ tốt đẹp, mà trái lại còn bị ô nhiễm. Vậy nên, sự phát triển của nghệ thuật nhất định cần đặt việc đề cao đạo đức lên đầu.

Vũ đạo chân chính, thuần thiện thuần mỹ sẽ đem tới cho khán giả cảm thụ tốt đẹp trong tâm hồn, khai mở lương tri của con người, thiện hóa nhân tâm. Một nghệ sỹ múa giỏi chắc chắn sẽ mang trong người nhân tố tu luyện. Khi người dân tộc Bạch ở Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc múa, người cao tuổi thường vẽ lên tay các nghệ sỹ một con mắt, ngụ ý chính là nhắc nhở người múa không ngừng dụng tâm, dùng con mắt thiện để đánh giá mọi vật xung quanh.

Nghệ thuật gia Trung Hoa đã nhấn mạnh “nội dưỡng”, nhưng cảnh giới cao nhất của nội dưỡng chính là “ngộ đạo”, cũng chính là dụng tâm để cảm nhận được quy luật của vũ trụ, thuận theo đặc tính của vũ trụ. Bản chất của vũ trụ là thiện lương, vậy nên nghệ sỹ múa không ngừng nâng cao đạo đức, thuận theo tự nhiên, cuối cùng đạt đến được sự chân chính nhất của “vũ đạo”.

[Chú thích: “Hí khúc” hay còn gọi là “Kinh kịch” là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà Thanh, là kết quả của sự trộn lẫn giữa Huy kịch với Hán kịch.]

Theo Chanhkien.org

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN