Phải biết coi trọng đức thì phúc phận mới dài lâu

Phải biết coi trọng đức thì phúc phận mới dài lâu

Thành công hay không, phúc phận dài lâu nhường nào đều là xem người đó tu dưỡng đề cao đạo đức ra sao. Sự thăng hoa này là xuất phát từ nội tâm, triệt để cải biến chính mình, như là thay đổi thành một con người mới, nó không phải là việc chỉ cần thực hiện bề ngoài để lấy lệ là được.

nhân quả, phúc phận

Ảnh minh họa: ngoinhachung.vn

Thành công phúc phận là dựa vào điều gì?

Nhân gian không có sự thành công tuyệt đối, cái thành công mà chúng ta thường nói đến kỳ thực chỉ mang tính tương đối. Vì tiến bộ và thăng hoa là không có giới hạn, cho nên, chúng ta coi việc đạt được một mục tiêu nào đó, hoặc đạt được một tâm nguyện nào đó thì là thành công, nhưng mà, thuận theo thời gian và sự đề cao cá nhân, sẽ lại có những mục tiêu mới … liên tục lặp lại như vậy không ngừng. Lý tưởng và chí hướng của mỗi một người lớn nhỏ là không giống nhau, thường được gọi là “Mỗi người một chí hướng”. Một cá nhân nếu đạt được tâm nguyện của chính mình, làm được những điều được vạch ra trong chí hướng của mình, thì cá nhân ấy được coi là thành công rồi.

Thành công rốt cuộc dựa vào điều gì ? Theo con mắt của chúng tôi, thì đó là do phẩm hạnh và tu dưỡng của cá nhân đó. Đương nhiên, trong phương diện của mỗi người, hoặc có thể nói là trong mỗi ngành nghề của mỗi cá nhân, nếu không ngừng học hỏi, tay nghề trở nên ngày một chuyên nghiệp hơn, đây cũng là một phương diện rất quan trọng. Có một câu nói rằng “Nhiều đức thì nhiều tài vật”. Một người nếu tu dưỡng bản thân không tốt, lại muốn sinh mệnh mình đạt được nhiều phú quý, e rằng khó mà làm được.

Lý Đăng, mệnh đỗ trạng nguyên, vì gian dâm mà tước hết phúc phận

Theo ghi chép trong “Thái thượng cảm ứng thiên”: Triều Minh có Lý Đăng, 18 tuổi thi đỗ thủ khoa, sau đó đến 50 tuổi vẫn chưa được phong quan, ông bèn đi bái kiến Diệp Tịnh pháp sư để hỏi nguyên nhân. Diệp Tịnh pháp sư cầu khấn xin Văn Xương đế quân – vị thần chuyên lo việc thi cử đỗ đạt chỉ điểm. Đế Quân nói: “Lý Đăng khi mới sinh thời, được Ngọc Đế ban cho ngọc ấn, cho ông ấy 18 tuổi đỗ thủ khoa, 19 tuổi làm trạng nguyên, 52 tuổi nhậm chức hữu thừa tướng. Nhưng sau khi đỗ thủ khoa, ông ta đã lén lút chọc ghẹo nữ nhi hàng xóm, sự tình dù chưa gây hậu quả gì, nhưng vì nguyên nhân ấy mà công danh của ông bị đẩy lùi lại 10 năm, và giáng hạ 2 cấp. Sau đó lại vì hành vi chiếm nhà của anh trai, công danh lại bị đẩy lùi 10 năm nữa, giáng tiếp 3 cấp. Sau nữa, tại một khách quán tại Trường An, ông ta cưỡng hiếp một phụ nữ nhà lành, tiếp tục bị đẩy lùi 10 năm. Cho đến nay vì liên tục làm việc ác, không biết hối cải, chức vụ đều bị tước bỏ hết, ngày chết sắp đến gần rồi ! ” Diệp Tịnh pháp sư đem những lời ấy kể cho Lý Đăng, Lý Đăng nghe xong vô cùng hối hận, không lâu sau thì chết.

> Nhân quả báo ứng: Làm sao để hối cải khi phạm ác nghiệp?

Đọc xong câu chuyện này có lẽ nhiều người nghĩ về xã hội ngày nay. Không phải là có rất nhiều quan chức, có tiền có quyền, làm ông chủ, đã làm ra những việc mờ ám giống như vậy sao, hơn nữa còn có những việc không chỉ như vậy. Nhưng mọi người thấy họ vẫn đang làm quan, làm chủ, vẫn tiếp tục ăn chơi đàng điếm phải không ? Kỳ thực, thiên thượng đối với việc thưởng phạt con người không có gì thay đổi. Có thể, sinh mệnh của họ đặc định là phải làm quan, làm ông chủ lớn, nhưng, mỗi lần họ làm những việc xấu, phúc phận của họ đều không ngừng bị tiêu mất. Ví như sinh mệnh của họ đặc định là có 100 triệu tài sản, nhưng vì họ tu thân quá kém, không ngừng làm việc ác, có thể chỉ còn lại 10 triệu thôi. Nếu cứ tiếp tục bại hoại, thì lại tiếp tục tiêu mất. Kỳ thực chính là như vậy.

Không ngừng tu thiện, nhân họa đắc phúc

Không chỉ như thế, các phương diện tu luyện của một cá nhân là rất rộng. Nếu một người mặc dù không làm chuyện xấu, nhưng tâm tư hẹp hòi, tâm địa xấu xa, luôn tính toán so đo, keo kiệt, bủn xỉn, đố kỵ …. Những người như thế cũng rất khó có được thành tựu

Từ góc độ “Tướng do tâm sinh” mà xét, cũng có cùng đạo lý như thế. Căn cứ vào câu chuyện về thủa thiếu thời nghèo khó cơ cực của Bùi Độ. Một ngày, anh ta gặp một vị thiền sư trên đường. Vị đại sư nhìn thấy tướng mạo của Bùi Độ, phát hiện quanh miệng Bùi Độ có nhiều đường gân kéo dài, sợ rằng sẽ có tai họa bất ngờ nguy hiểm đến sinh mạng, ông khuyên Bùi Độ nên nỗ lực tu thiện. Bùi Độ nghe theo đó làm, cho đến một ngày nọ anh gặp lại vị thiền sư, đại sư nhìn thấy mắt Bùi Độ sáng ngời, tướng mạo đều đã thay đổi, bảo với Bùi Độ tương lai chắc chắn sẽ có phúc làm tể tướng. Như những gì vị đại sư nói, diện mạo của Bùi Độ có những biến hóa như vậy là do không ngừng tu thiện, đoạn tuyệt việc ác, thay đổi tâm tính của chính mình.

Sự tu dưỡng của một cá nhân, tính cách, phẩm hạnh v.v… đều thể hiện lên khuôn mặt người đó. Nhìn tướng mạo có thể biết được vận mệnh hung cát của một người, vậy tướng mạo không phải là do sự tu hành của cá nhân đó quyết định sao ? Đề cao tu dưỡng, không phải là một việc dễ dàng. Nhưng nếu không đề cao tu dưỡng bản thân, rất khó để cuộc đời chúng ta trở nên tốt hơn. Cho nên, việc nỗ lực thay đổi bản thân, khiến cho mọi mặt đều biến chuyển thành tốt, đây là con đường duy nhất của chúng ta. Tuy nhiên trong quá trình đề cao tu dưỡng bản thân, không thể ngay lập tức nhìn thấy những phúc lành mà thiên thượng ban thưởng cho được, và chúng ta cũng đừng nên buồn phiền mà từ bỏ. Việc kiên trì và nỗ lực đi trên con đường thiện, sẽ mang đến cho bản thân một con đường nhân sinh tốt đẹp trong tương lai.

Thành công có bao xa, phúc phận dài lâu nhường nào đều là xem người đó tu dưỡng đề cao đạo đức ra sao. Sự thăng hoa này là xuất phát từ nội tâm, triệt để cải biến chính mình, như là thay đổi thành một con người mới, nó không phải là việc chỉ cần thực hiện bề ngoài để lấy lệ là được.

Bởi: Hạ Thụ, Dajiyuan

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN