Phạm Văn Ngôn, người chí sĩ yêu nước giỏi văn chương

Phạm Văn Ngôn, người chí sĩ yêu nước giỏi văn chương

Phạm Văn Ngôn (1883 – 1911) hiệu là Tùng Nham, đỗ Tú tài Hán học, năm Bính Ngọ (1906) nên thường gọi là Tú Ngôn, người làng Việt Yên Hạ, nay thuộc xã Tùng Ảnh. Ông tích cực tham gia hoạt động của Hội Duy Tân và phong trào Đông Du của Phan Bộ Châu đầu thế kỷ XX.

Tiểu sử Phạm Văn Ngôn

Năm 1906 Phan Bội Châu từ Nhật trở về liên hệ với Hoàng Hoa Thám, lãnh tụ Khởi nghĩa Yên Thế, bàn bạc kế hoạch phối hợp tác chiến với nghĩa quân Yên Thế, Phạm Văn Ngôn được cụ Phan Bội Châu cử ra Yên Thế lập đồn ở Phồn Xương (lãnh địa của Đề Thám) gọi là đôn Tú Nghệ, cùng với Hoàng Xuân Hành điều hành, huấn luyện quân sự cờ thời cơ phối hợp chiến đấu chống Pháp.

Năm 1909 ông trở về Nghệ An chiêu mộ thêm quân lính, nghĩa sĩ hưởng ứng phong trào ở Yên Thế. Nhưng khi trở ra Bắc ông bị giặc Pháp bắt đưa về giam ở tỉnh nghệ rồi bị đày ra Côn Đảo. Ông bị bệnh lỵ và mất tại đảo ngày 16 – 2 năm Tân Hợi (13 – 3 -1911)

Nhà chí sĩ Đặng Nguyên Cẩn lúc đó cũng bị đày ở Côn Đảo dã có câu đối viếng Phạm Văn Ngôn, nguyên văn chữ Hán như sau:

– Huyền hoàng vị định, như thử thế tu tài, hữu kỳ phấn hĩ nhị cánh quệ dư? Hữu kỳ quệ hĩ nhi phục phấn dư? Tọa ngã ư cùng hải hoang sơn, thi chúc vạn hồn đồng cứu quốc;

– Đào thải vô tình, chỉ nghi thiên diệc túy, bỉ nghi tử hồ vi nhi sinh dã! Bỉ nghi sinh hồ vi nhi tử dã! Lần quân dĩ không quyền bạch diện, bôn trì thập tải bất tri gia.

Dịch:

– Đen vàng chưa định, đời đương lúc cần tài, kia đã dậy mà ngã ư? Kia đã ngã lại dậy ư? Kia đặt ta giữa góc biển chân trời, cầu khấn muộn hồn đồng cứu nước;

– Chọn lọc vô tình, trời dường như say khướt! Nọ đáng chết sao sống vậy? Nọ đáng sống sao chết vậy? Xót người chỉ tay không mặt trắng, ruổi rong một kiếp hẳn quên nhà.

Người em ruột của ông là Phạm Văn Thản, cũng là một chí sĩ yêu nước hoạt động cùng thời với anh mình cùng bị đày ra Côn Đảo, có làm bài Văn tế anh, trong đó có đoạn:

“Nhớ anh xưa

Dọc ngang trời đất

Dóng dả trong ngoài

Phá sản nghiệp mở đường thương hội

Đe bút nghiêng theo lối vũ đài

Gõ mái chèo thề rửa thẹn với non sông, vẫy vùng bể Bắc, tròi Nam lòng khảng khái sáng soi vầng nhật nguyệt,

Đè  ngọn kiếm đè ngang cơn gió bụi, theo đòi triều Âu sóng Á, tài kinh luân chống chọi giữa vận lôi.

Những mong mở mắt với hoàn cầu, mốt phen ấy dang tay độc lập;

Ai ngờ sa tay vào lưới Pháp, năm năm trời phải bước chông gai.”

Cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng có câu đối Khóc Tùng Nham:

– Dưới cửa sổ không phải chết sang, trên xe bò không phải chết hèn, huống bình sinh giang hồ rong ruổi, kiếm hiệp đón đưa, sắt vẫn còn đây, võ sĩ có hồn nhưng chưa chết;

– Người đã qua không thể kéo về, kẻ san lại vẫn chưa kịp nổi dậy, đứng giữa khoảng nòi giống mất còn, cạnh tranh kịch liệt, trời kia vá được, anh hùng co ngón đếm không hai.

Một số tác phẩm

Nhà chí sĩ này trong quá trình hoạt động yêu nước còn sáng tác nhiều thơ văn khá gây ấn tượng và được truyền tụng như bài thơ :

Hoài Vụ Quang sơn cố sự I, II

(Nhớ chuyện cũ ở núi Vụ Quang I, II)

Huỳnh Thúc Kháng dịch như sau:

I

Gươm lưng tia sáng suốt cầu vồng,

Hổ nước thù nhà quyết một lòng.

Non Vụ mười năm doanh lũy đấy,

Đỏ găng lớp núi bóng vừng đông.

II

Mù núi ban mai phủ kín khe,

Súng đen nón đỏ núp bờ kia.

Đồng la một tiếng vùng reo dậy

Dòng suối nguồn trên tháo vỡ đê

HTK dịch

Câu đối mừng bạn Vương Hữu Phu thi đỗ Tiến sĩ:

– Phu giáp ư Hương, huynh ấp ư Hội, quân Khôi ư Đình, khoa Hoạn nhất môn trung, quốc sủng gia khương như thử dã;

– Phan du vu Nhật, Đặng hệ vu tù, Ngô lưu vu hải, công danh thiên lý ngoại, trâm hào hoa hốt vị hà tai?[1]

Dịch:

– Chan quán trường Hương, anh nhì thi Hội, bác đầu bảng Đình, khoa Hoạn một nhà đầy, phúc tổ ơn vua thế thế

– Phan du bên Nhật, Đặng nhôt trong tù, Ngô dày ngoài biển, công danh ngàn dặm cách, áo bào hốt bạc chi chi?

Ông còn có câu đối khóc Đặng Thái Thân, bạn đồng chí hoạt động trong Duy Tân hội và phong trào Dông du, bị tử vong năm 1910

Nguyên văn:

– Song ngư uất uất, cố nhân quy hà quy? Thập niên lại gian hiểm bị thường, thân ký vị chi tụy, huyết diệc vị chi khô, bôn tẩu giang sơn phong vũ tịch;

– Nhất bộc oanh oanh, quốc hồn tỉnh vị tỉnh? Thiên lý ngoại bình bồng vị định, thúc văn chi nhi bí, sư văn chi nhi đông, khấp ca hào kiệt kiếm thư biên.

Dịch: Khóc Đặng Thái Thân

– Hai hòn nghi ngút, bạn cũ về đâu về? Trải mười năm cay đắng đủ mùi, mình vì đó mà ốm, máu vì đó mà khô, rong ruổi non sống chìm sóng gió;

– Một tiếng nổ rầm, hồn nước tỉnh chưa tỉnh? Ngoài ngàn năm bước đường phiêu lạc, chú nghe tin mà buồn[2], thầy[3] nghe tin mà khóc, hò roi hòa kiệt cạnh đàn gươm.

Thơ và câu đối của Phạm Văn Ngôn lúc bi hùng, lúc ai oán, phản ánh không khí của các sĩ phu yêu nước thời đại bấy giờ: Có chí, có tâm, nhưng chưa có thời thế.

Ghi chú

[1] Các chí sĩ Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế

[2] Chú của Phạm Văn  Ngón cũng ra nước ngoài hoạt động và chết ở Xiêm

[3] Thầy Đặng Nguyên Cẩn. Tùng Nham và Ngư Hải đều là học trò Đặng Nguyên Cẩn

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN