Phong thủy ứng dụng: Những điều cần tránh khi chọn mua và xây nhà

Phong thủy ứng dụng: Những điều cần tránh khi chọn mua và xây nhà

Hãy áp dụng phong thủy ứng dụng để tránh một số điều không tốt khi bạn chọn mua và xây nhà.

Lý luận của phong thuỷ ứng dụng cho rằng, nơi ở luôn luôn phải có hai yếu tố Sơn và Thuỷ.

Sơn là miền núi hay gò cao (sơn cũng có thể là một hay nhiều khối khối kiến trúc như tòa nhà cao tầng, tòa tháp …) có thể ở gần hoặc rất xa nơi ở; đó là nơi phát ra Khí vận động thành Phong mà lan toả đi khắp nơi khắp chốn, Sơn cũng là vật để “tàng Phong tụ Khí ”mà di dưỡng cho đời sống con người. Phong thuỷ học cho rằng, “ Thiên Nhân cảm ứng” qua Khí của trời đất nên đã đưa ra thuyết “ Thụ ấm” nói rằng “ Khí cảm mà ứng, quý phúc đến người”. Song một điều hiển nhiên, con người chúng ta đang “nhúng” trong Khí của trời và đất. Con người tiếp Khí đất để nạp Khí trời, Khí trời đất lại truyền qua cơ thể sống của động thực vật trong đó có con người, rồi như người xưa nói: để hưởng cái đại cát đại phúc về sau.

Người xưa còn khẳng quyết cát địa không thể không có Thuỷ, thậm chí nơi nào có Sơn (tức là có Khí, nhận biết qua Phong (biểu hiện qua gió) mà không có Thuỷ thì cũng không nên định cư. Trong sách cổ Trung Hoa Táng thư đã nói: Khí theo gió thì tan, gặp nước ( Thuỷ) thì dừng. Vì vậy nước ở phía trước một miền đất nào đó sẽ giúp cho Sinh khí tụ ở huyệt Phong thuỷ. Huyệt phong thuỷ là nơi tụ kết Sinh khí từ chủ Sơn ( dãy núi chính bao quát cả một miền, một khu vực, thậm chí của cả vùng một đất nước) truyền về. Nếu phía trước nơi ở không có Thuỷ, khí là cái ngọn nguồn của hạnh phúc trong huyệt sẽ dần tan đi. Do vậy, Phong thuỷ học luôn yêu cầu trước huyệt phải có Thuỷ. Điều này giải thích vì sao một số kiến trúc, ngôi nhà người ta lại đào hồ, đào ao phía trước. Trên đây là nét chung xem xét về Phong thuỷ cho một ngôi nhà, trong thực tế, theo Phong thuỷ học còn có những điều cần lưu ý cho ngôi nhà như sau:

Nhà ở trước đường cụt : theo bí truyền dương trạch là có hại, không lợi. Có hai loại đường cụt: đường cụt hình chữ T và ở cuối ngõ. Theo người xưa, nhà ở trước đường cụt hình chư T có hai mối nguy hiểm. Thứ nhất dễ bị kẻ thù xâm nhập; thứ hai khi giông gió lớn nổi lên sẽ hứng chịu sức gió mạnh, nếu gặp hoả hoạn bị nặng nề nhất. Nhìn chung, nhà ở ngõ cụt thì cuộc sống thường không như ý.

Nhà ở cuối ngõ có ba điều dở; thứ nhất hễ ra khỏi nhà luôn phải qua nhiều nhà khác, bị nhòm ngó rất bất tiện (cũng là thứ gây Sát khí cho mình); thứ hai nếu gặp hoả hoạn chạy ra khó khăn; thứ ba theo phong thuỷ ở thế lộ xung mọi tia xạ xuyên cửa vào nhà là điều đại kỵ, những người ở đây dễ bị điều tiếng thị phi, gặp nhiều bất lợi, thậm chí phá tài.

Phong thủy ứng dụng: Những điều cần tránh khi chọn mua và xây nhà

Không nên trồng cây rõ to trước sân nhà.

Trước cửa nhà có cây to: không chỉ trở ngại ánh sáng lọt vào nhà mà còn cản trở âm khí thoát ra; mưa gió sấm sét dễ sảy ra. Người xưa khi mua đất không mua nơi sẵn có cây to. Nếu vì lý do nào đó đã mua thì phải chặt cây đánh hết gốc. Ngược lại, theo gia tướng học, trong sân có cây trúc lại là cát.

Nền nhà trước thấp sau cao: nhà ở thế đất trước thấp sau cao là đất tốt, làm ăn phát đạt và cuộc sống bình ổn; ngược lại thế đất trước cao sau thấp là đất xấu cho sự ở. Quan điểm này do các nhà Phong thuỷ xưa xuất phát từ thực tế (trải nghiệm) địa hình Trung Hoa cổ đại, địa thế lục địa Trung Quốc có lưu vực sông Hoàng Hà lấy Lạc Dương làm trung tâm, phía Bắc dãy núi Thái Hàng có thế đất cao, xưa thuộc về đất Tấn (một nước chư hầu thời Xuân Thu Chiến quốc cách nay hơn 2000 năm) dân sinh hưng thịnh, coi là cát lợi. Nước Sở xưa cũng thời Xuân Thu Chiến Quốc lấy trung tâm là Vũ Hán thì phía Bắc hơi thấp, phía Nam cao dần lên gọi đất ở đây là hung hại, dân sống tại nước này thường không yên.

Đất lưu không ở phía Nam nhà ở: Phong thuỷ học cho rằng, nếu để đất lưu không ở phía Nam nhà ở sẽ đem lại vận tốt, đó là: có thể hưởng thụ đầy đủ ánh sáng mặt trời, đứng về mặt y sinh học mà nói đó là điều có lợi cho con người; hai là giữ cho khí lưu thông, giữ cho không khí trong nhà luôn tươi mới; ba là cửa và cửa sổ thường mở về phía Nam, nếu phía Nam có đất lưu không nhà ở yên tĩnh, kín đáo sẽ không có tạp âm và Sát khí lọt vào; bốn là nhà dễ ngăn ngăn thành các phòng đều có ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Trong trường hợp phía Nam nhà không có đất lưu không, Phong thuỷ học khuyên nên mở nhiều cửa sổ về phía Nam để tiếp nhận nhiều ánh sáng tự nhiên.

Đất xây dựng là hình tam giác: theo phong thuỷ học nhà xây trên mảnh đất này thì trong nhà không bình an, hay có sự tranh chấp với bên ngoài, hay có hoả hoạn. Nếu vì lý do nào đó phải xây dựng ở đây thì tránh góc nhỏ, tận dụng góc lớn (nghĩa là lấy nền nhà hình vuông hay chữ nhật, không tận dụng phần đất có góc nhọn, bỏ đi).

Trồng cây lớn trong sân: phong thuỷ học cho rằng cấm không được trồng cây lớn trong sân, nhất là ở hướng Đông Bắc hoặc hướng Tây Nam. Quan điểm trên có lẽ xuất phát từ sự cản trở ánh sáng tự nhiên và thông gió trong nhà. Thực tế, cây lớn trong sân làm sân hẹp đi, cản trở ánh sáng mặt trời chiếu xuống nơi ở.

Trong sân đặt nhiều tảng đá: phong thuỷ học cho rằng, trong sân đặt nhiều tảng đá sẽ là cho âm khí dời khỏi dương khí, dẫn đến cuộc sống gia chủ suy vi và bại hoại. Các hòn đá xếp trong sân làm thêm vẻ đẹp, nhưng nếu xếp nhiều đá sẽ làm hơi đất trong sân bốc lên bay đi khiến hòn đá mất âm khí thì dương khí bị tổn hại, điều đó có nghĩa Sinh khí bị tuyệt. Trên thực tế, trong sân nhiều đá, về mùa hè đá giữ nhiệt cực lớn, đêm về gây cảm giác nóng nực lạ thường.

Phong thủy ứng dụng: Những điều cần tránh khi chọn mua và xây nhà

Trong sân đặt nhiều tảng đá

Dòng hoặc khe nước chảy qua đất ở: Nơi nào có nước chảy qua địa thế thường thấp, mỗi khi mưa xuống dễ gây lụt lội. Phong thuỷ học lại cấm không được xây nhà bên cạnh dòng suối. Tại Tokyo Nhật Bản có Cung Quế Ly, ở đây cảnh quan và khuôn viên đẹp nổi tiếng thế giới. Trong sân vườn có ao do lợi dụng nước sông Quế tạo thành, theo phong thuỷ học thì rất hung. Nhưng bên cạnh ao có gò nhỏ mà kiến trúc của ao lại cao hơn xung quanh cho nên không có hơi ẩm và không lo nước lụt. Cách xử lý như vậy đã chuyển hung hoá cát.

Tường vây xung quanh nhà ở quá cao: người xưa khi xây tường vây quanh tuỳ theo kiểu dáng nhà mà xây lên cho phù hợp; nếu nhà thấp tường cao thì không hợp Phong thuỷ. Trong kiến trúc hiện đại, theo Phong thuỷ tường vây quá cao là không cát lợi, theo con mắt kẻ gian, tường cao thì cẩn mật tránh sự nhòm ngó từ bên ngoài, như vậy nếu vào được nhà ăn trộm càng dễ . Về mặt mỹ quan, tường quá cao sẽ che mất cửa sổ, rèm treo hoặc nóc nhà, khiến người ở có cảm giác lạnh lùng không thoải mái. Nói chung tường vây không nên cao quá 1m5 mới không ảnh hưởng tới ánh sáng và thông gió. Tường rào hoặc tường nhà kỵ các loại cây leo bò lên; Phong thuỷ học cho rằng nếu như vậy ở sẽ có chuyện không lành.

Đất xây dựng có chỗ lồi lõm ở hướng Đông Bắc, Tây Nam: theo phong thuỷ học là hung. Mảnh đất lý tưởng để xây nhà hình tứ giác mà hướng Đông, Nam, Tây, Bác kông có chỗ lồi lõm. Theo Phong thuỷ học, phương Tây Nam hướng từ trường Khôn, phương Tây Bắc hướng từ trường Cấn; phương Đông Bắc theo thuyết Phong thuỷ là phương Quỷ môn, phương Tây Nam là hậu Quỷ môn. cách gọi là Quỷ môn theo truyền thuyết của Trung Hoa cổ xưa: ở phương Đông Bắc Trung Quốc có một đất dài hàng vạn dặm, ở đó có ngọn núi Sóc Sơn trên đỉnh mọc cây đào rất to, cành lá vươn xa tới 40 dặm. Hàng vạn con quỷ tụ tập trên cành cây phương Đông Bắc mặc sức hại người. Do vậy, phong thuỷ gọi phương Đông Bắc là hướng Quỷ môn.

Con cái có gia đình khi phương trưởng không nên cùng trú trong một ngôi nhà: thời phong kiến xưa, con trưởng có quyền thừa kế, cho nên sau khi xây dựng gia đình vẫn ở nhà cũ của cha mẹ. Con thứ nếu có gia đình phải ra ở riêng ở một thổ khác. Phong thuỷ cho rằng làm như vậy là cát, các gia đình sống sẽ có tương lai phát triển mọi mặt.

Nếu nhà cha mẹ đất rộng, con cái phương trưởng lập gia đình mà xây nhà liền kề, Phong thủy học cho rằng các gia đình ở theo kiểu này sẽ không phát triển về mọi mặt, kết cục là suy vi.

Xã hội hiện đại rất khác xưa, con cái dù là trưởng, khi có gia đình dọn ra ở riêng để sống có tự do. Cũng có trường hợp do đất hiếm, nhiều cặp vợ chồng sau kết hôn vẫn ở chung một căn nhà của cha mẹ. Theo Phong thuỷ học, đây là việc ở bất đắc dĩ. Nếu vì lý do nào đó, các gia đình cùng xây trên một mảnh đất thì tránh dùng chung bếp, nhà tắm và nhà vệ sinh; mỗi nhà phải xây riêng. Về khía cạnh tâm lý xã hội, đó cũng là tiện lợi cho mọi người.

Sửa nhà ở khi trong nhà có người mang thai: phong thuỷ học khuyên không nên sửa nhà khi trong nhà có người mang thai đang ở; hãy chờ cho họ sinh nở xong mới sửa nhà. đặc biệt cấm không sửa nhà bếp, lò bếp. Việc cấm kỵ này cũng có lý vì: sửa nhà cửa buộc người mang thai phải chăm lo thêm nhiều việc, sẽ mệt mỏi quá sức, có ảnh hưởng đến thai phụ; nhà mới sửa xong thấp khí, khí nặng, phải mất một thời gan dài vật liệu mới khô, khí thấp nặng này ảnh hưởng đến sức khoẻ người mang thai. Phụ nữ đang mang thai cũng tránh dọn đến ở căn nhà mới xây xong, tốt nhất sau một năm khi nhà xây xong mới dọn đến ở.

Ngôi nhà nhô cao đột xuất hơn các nhà xung quanh: phong thuỷ học cho rằng, một ngôi nhà riêng lẻ nhô cao đột xuất hơn các nhà xung quanh là hiện tượng không tốt cho người ở trong đó, gia đạo trước sau cũng bị sút kém, tài sản giảm đi. Đứng về mặt địa chất, nhà càng cao mà đứng độc lập càng nguy hiểm khi có địa chấn, động đất.

Nhà vách núi

Ảnh: Pinterest.

Nhà ở dưới vách núi hoặc ở cạnh dòng khe trong hang chảy qua: theo Dương trạch, nhà ở dưới chân núi hoặc ở trước cửa khe sẽ phát sinh nhiều bệnh. Về quan điểm địa chất, tại khu vực dưới chân núi dễ bị tai hoạ do núi lở hoặc lũ quét, nhất là trong tình trạng rừng bị phá huỷ như ngày nay. Ở những rẻo đất có hình cánh quạt khi gặp mưa to gió lớn cũng rất nguy hiểm, còn Phong thuỷ học cho là hung.

Ở góc Tây Bắc mảnh đất có cây to: Tây Bắc là ở giữa Tây và Bắc. Theo phong thuỷ học, góc Tây Bắc nhà có cây to có thể đem lại cho nhà ở phúc lành. Người xưa rất chăm chút bảo vệ cây ở vị trí này, nếu đem chặt đi có thể tạo ra tai hoạ lớn, con cháu bị tuyệt diệt. Thuyết này dựa vào giải thích lục địa Trung Quốc phía Tây cao, phía Đông thấp theo truyền thuyết về nhân vật huyền thoại Bàn Cổ khi mới khai thiên lập địa muốn giữ cho đất trời được cân bằng, bèn chọn 4 cây cọc đóng xuống 4 điểm. Có lần quái vật Hắc Long tinh đại náo thiên địa làm cho 4 cây cột ở phía Tây Bắc bị gãy nên mặt đất lệch nghiêng về phía Đông Nam, do vậy Tây Bắc cao Đông Nam thấp. Thực tế ở Trung Quốc cũng như Việt Nam, tường nhà ở phía Tây Bắc hè nóng đông lạnh, ở đây có cây lớn đương nhiên che nắng mùa hè chắn lạnh mùa đông. Trong trường hợp này cây lớn là vật báu.

Công Phương
Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN