Phong thủy ứng dụng: Thận trọng khi chọn cảnh quan cho ngôi nhà của bạn

Phong thủy ứng dụng: Thận trọng khi chọn cảnh quan cho ngôi nhà của bạn

Theo phong thủy ứng dụng, cảnh quan xung quanh nhà có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sự an toàn của người ở. Vậy làm thế nào để có cảnh quan an toàn và bình an cho mái ấm của mình?

>> Thế nào để kiểm tra căn nhà có hợp phong thủy?

Thận trọng khi chọn cảnh quan cho ngôi nhà

Ảnh: Theo Dân Trí.

1. Khi nơi ở có ao hồ

Phong thuỷ học cho rằng, ao hồ cạnh nhà thường mang tới điều lợi về môi trường nhưng cũng có khi gây bất lợi. Nhà nếu nhà có ao hình vuông thì thịnh vượng; ao như cái chảo phú quý vô cùng.

Có những địa thế nếu có ao lại gây bất lợi cho người ở, như có ao một ở bên Đông, một ở bên Tây nếu “không phát câm thì phát điên”. Nhà to ao nhỏ nữ cô độc; nhà nhỏ ao to tài lộc lưu tán; ao to trước cửa nhà thì người không thọ; ao to sau nhà bệnh tật từ nhỏ.

Hồ nước

Nhà gần ao, hồ thoáng mát và được cho là lý tưởng, tuy nhiên vẫn có điều kỵ theo phong thủy ứng dụng cần khắc phục.. (Ảnh: Susanne W Lamm/Epoch Times)

Trước nhà sau nhà đều có ao là hung, cổ nhân có câu “tiền đường cập hạ đường, nhi tôn huyền tiểu vong”, nghĩa là ao trước và ao sau nhà con cháu chết sớm; đằng sau nhà có 2 ao là “long hổ cước thượng trì, dâm dục định vô nghi”nghĩa là chân long chân hổ dẫm lên ao, sẽ có sự dâm dục, phóng đãng. Hoặc hình dạng ao không thống nhất, có cái lồi ra, cái thụt vào, ao to ao nhỏ nối liền nhau sẽ “quả phụ thủ không phòng, phong tật bất ly sàng”, nghĩa là vợ goá giữ phòng không, bệnh phong chẳng rời giường.

Nhà kẹp ở giữa 2 ao to nhỏ khác nhau, trong nhà có bể nước, giữa ao xây thuỷ đình, trong ao có núi nhỏ, nước ao như bùn màu vàng… đều là không tốt.

2. Phương pháp xem xét khái quát cảnh quan nơi ở

Để có cảnh quan xung quanh đối với nơi ở hợp với cuộc sống theo hướng phát triển, phong thuỷ học đưa ra các phương pháp lựa chọn sau:

Về quan hệ giữa nhà với nhà, sách cổ Hải Châu Dân Tộc Kỵ có ghi: nếu các nhà xây cùng một dãy phải xây cùng một trục thẳng, tục gọi là hình “Long”; các nhà cạnh nhau nên xây cao thấp sàn sàn như nhau, như vậy có nhà ở đây khi ở cuộc sống đều bình, thuận và phát triển.

Trường hợp dãy nhà không ở hình Long như nói trên, nếu nhà nào nhô ra phía trước gọi là thế “cô nhạn xuất đầu”, khi ở lâu dài thường chủ nhà có thể sẽ bị goá.

Nếu nhà nào thụt vào ở phía sau gọi là thế “thác nha”, khi ở vợ chồng thường không hoà thuận.

Nhà mình ở có thể cao hơn nhà phía bên phải gần kề (nhìn từ trong nhà ra ngoài) thì cát.

Trong khuôn viên một nhà, phòng bên không được cao hơn phòng chính, phòng trước không được cao hơn phòng sau; trước cửa nhà mình không nên có ngôi nhà đổ nát dù có hay không người ở. Trước cửa nhà mình cũng không nên có ngôi nhà hoang, không người ở.

Nơi ở không nên có nhiều gió thổi tới. Phong thuỷ học rất trọng tàng phong tụ khí, nơi nào thế gió thổi tới rất mạnh là không phải đất vượng, nhưng nơi ở cũng phải có gió nhè nhẹ, nhu hoà mát dịu thổi tới.

Ánh sáng mặt trời vào nhà cần đầy đủ, ánh sáng này sẽ làm giảm âm khí trong nhà làm cho người ở an ổn và phát triển.

Nên có đường ngõ tránh trực xung (chiếu thẳng vào) cửa nhà, những con đường tới nhà vòng vo là thích hợp mang lại sự an lành cho nơi ở. Vì vậy khi chọn nhà, việc đầu tiên xem phải trái, trước và sau nhà có đường ngõ chiếu thẳng vào nhà hay không. Nếu cổng chính của nhà đối thẳng với hướng trục xung của đường lớn, đường càng dài thì hung hoạ càng to, càng nguy hiểm. Nếu gặp trường hợp này, cần phải hóa giải (về cách hóa giải, chung tôi sẽ có dịp trình bày sau đây).

Địa thế nơi ở nên bằng phẳng. Tránh làm nhà nơi sườn dốc, cuối dốc nghiêng, vì phong thuỷ cho rằng sẽ nhanh chóng thoát khí, nếu ở sẽ suy vi, tạo hoạ. Nếu phải ở nơi đồi núi hay nơi thế đất cao thì chọn nơi bằng phẳng mà làm nhà, song không để đường hoặc sườn núi có thế chạy vào cửa chính.

Đường phố theo hình phản cung, không nên ở. Đó là trước nhà có đường cong mà góc cong chiếu thẳng với cổng hoặc cửa chính. Phong thuỷ gọi đây là “lưỡi liềm cắt lưng”, nếu nhà ở vị trí này tránh đi thì lành. Sách cổ Phong thủy “Dương trạch thập thư” cho rằng, nếu đường phố phản cung trước cửa hay cổng thì trong nhà thường có người bị thương vong, hoả hoạn, mắc bệnh nặng.

Cảnh quan không nên gặp Thiên trảm sát. Thiên trảm sát là khoảng không hẹp giữa 2 toà nhà cao tầng, như dùng con dao chém đôi bầu trời thành 2 mảnh (hình dưới là tòa nhà 2 tầng gặp Thiên trảm sát). Nếu nhà ở có cửa đối thẳng với Thiên trảm sát thì người ở rất có thể xảy ra tai nạn. Khoảng cách 2 nhà đối diện với nhà mình càng hẹp, càng dài thì càng hung; cự ly nhà ở càng gần với khoảng hẹp đó thì càng nguy hiểm. Nhưng nếu phía sau ngôi nhà có một ngôi nhà khác bù lấp kẽ hở thì không ngại.

Thế Thiên trảm Sát cần tránh

Thế Thiên trảm Sát cần tránh. Ảnh: tinhaynhadat.com.

Nhà ở đối thẳng với ống khói thì không nên ở. Sách cổ “Dương trạch nhiếp yếu” nói: ống khói làm người chủ buồng (ngủ) khó sinh nở. Như vậy, ống khói trước nhà có ảnh hưởng đến sức khoẻ người ở. Loại bỏ tư tưởng phong thuỷ đi, theo quan điểm vệ sinh môi trường, khu vực ở có nhiều ống khói tạo ra chất cacbon đã làm hại đến sức khoẻ con người. Tuy nhiên trường hợp này thường gặp ở ngoại ô thành phố, thị trấn hay làng quê, nhưng nếu gặp trường hợp này cúng nên tránh hoặc tìm cách hóa giải cái hung của ống khói.

Nhà ở gần bãi rác dễ sống tiêu cực, cực doan, tình cảm không thuần, gia đình dễ ly tán.

Trước quan sau miếu thì không nên ở, nghĩa là trước nhà ở là Nha môn, Quan phủ (như doanh trại quân đội, đồn cảnh sát, cơ quan công quyền của nhà nước, trường học…) và ở phía sau nhà là chùa chiền, đền, đình miếu thì không nên ở. Phong thuỷ cho rằng, Nha môn nhiều sát khí, có ảnh hưởng đến tính mạng chủ nhà; chùa đền đình miếu có nhiều âm khí mạnh, ở gần không lợi.

Công Phương

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN