Phương thuốc bí ẩn nhổ răng mà không chảy máu hay gây đau đớn

Phương thuốc bí ẩn nhổ răng mà không chảy máu hay gây đau đớn

Một gia đình ở thành phố Jammu miền bắc Ấn Độ, đang sở hữu công thức của một loại thuốc quý hiếm để nhổ răng mà không cần gây mê hay phẫu thuật. Là một phần của di sản y học cổ truyền, gia đình đã sử dụng loại thuốc này trong nhiều thế kỷ, truyền lại công thức qua bao thế hệ.

Một Bhatra hành nghề trên con phố thuộc khu vực Gumat bazaar thành phố phía bắc Jammu, Ấn Độ vào ngày 2 tháng Một năm 2015 (Venus Upadhayaya/Epoch Times)

Rattan Singh, một nhân viên làm việc tại một phòng khám nhỏ trên một con phố của Gumat Bazaar ở thành phố Jammu, là một trong những người đang nắm giữ công thức nói trên.

Vào một ngày tháng Một lạnh lẽo, ông Vijay Kumar, 67 tuổi, được đưa đến phòng khám của Singh với một chiếc răng đau. Singh sau đó đã  thoa miếng bông nhúng thuốc của mình lên khu vực xung quanh chiếc răng, và nó được nhổ chỉ trong vòng một phút.

Singh thoa thuốc của mình vào khu vực quanh chiếc răng, và trong vòng một phút, nó đã được nhổ ra. Không chảy máu và cũng không hề đau.

Không chảy máu và không hề đau. Ông Kumar nói rằng: “Tôi thậm chí còn không biết chuyện gì đã xảy ra”.

Thuốc trong suốt như nước nhưng có mùi rất mạnh. Theo lời Singh, nó có thể bắt lửa như xăng. Đến tận bây giờ anh vẫn chưa tự mình chế ra thuốc; những gì anh đang có là do ông nội của anh đã làm ra và anh vẫn còn lưu lại khoảng một lít.

Cha và ông của Singh đã để lại cho anh và bốn anh em trai, những người cũng có phòng khám riêng trên cùng một con phố, bốn phương thuốc hơn 100 năm tuổi hiện vẫn đang được họ sử dụng. Trong khi Singh vẫn là một nha sĩ cổ truyền thì anh em của anh đã trở thành các bác sĩ nha khoa được chính quyền cấp chứng chỉ.

“Những anh em khác cũng sở hữu phương thuốc này nhưng họ lại giữ bí mật,” Singh nói. Anh chỉ sử dụng nó khi có bệnh nhân yêu cầu, anh tin rằng nó đã từng ảnh hưởng đến thị lực của người cha quá cố của mình.

Chiếc bàn của một nha sĩ Bhatra

Chiếc bàn của một nha sĩ Bhatra bên một lề đường khu vực Gumat bazaar thành phố phía Bắc của tỉnh Jammu, Ấn Độ ngày 03/01/2015. (Venus Upadhayaya/Epoch Times)

Lịch Sử

Singh và các anh em là thành viên trong một cộng đồng gọi là Bhat Sikh hay Bhatras, một cộng đồng có tổ tiên là những học giả và  pháp sư sống trên con sông cạn Saraswati ngày nay giữa Ấn Độ và Pakistan.

Có xuất xứ từ Bà La Môn giáo, họ đã trở thành đệ tử của Guru Nanak, tổ phụ của đạo Sikh. Một trong những người tin theo Guru Nanak là thân vương Raj Shivnabh có một người cháu trai cũng đã trở thành một thi nhân và học giả. Người cháu trai này được mệnh danh là Bhat Rai hay là”Raj của những thi sĩ” bởi kỹ năng văn chương của mình, và cái tên Bhatras có nguồn gốc từ “Bhat Rai.” Bhat có nghĩa là “thi sĩ” trong tiếng Phạn, và Bhat Sikhs có nghĩa là những thi nhân Sikh hay là những học giả.

Ngày nay vẫn có thể thấy các Bhatras trong các ngõ hẹp của Gumat Bazaar, bên cạnh những chiếc bàn nhỏ bày biện những cái răng giả cũ kĩ và răng làm bằng nhựa acrylic để thu hút khách hàng.

Singh cho biết, cha anh đã đến vùng này khi nó vẫn còn được cai trị bởi một vị vua, và ông ấy cũng thường làm theo cách này.

“Ông ấy sẽ ngồi ở ngã ba công cộng và mời chào mọi người. Dần dần mọi người đều biết đến ông, và chúng tôi cũng đang tiếp tục cách làm đó”, anh nói trong khi trưng ra một tờ truyền đơn cũ mà cha anh đã dùng để quảng cáo dịch vụ của mình.

Anh Rattan Singh, một nha sĩ cổ truyền

Anh Rattan Singh, một nha sĩ cổ truyền ở thành phố phía Bắc tỉnh Jammu, Ấn Độ, ngày 04/01, đang giữ chiếc lọ chứa phương thuốc quý được ông nội của anh pha chế gần một thế kỷ trước. (Venus Upadhayaya/Epoch Times)

Chăm sóc răng miệng giá cả phải chăng

Mặc dù họ chủ yếu làm việc công khai đường phố, không đeo găng tay bảo hộ, và một số dụng cụ trông cứ như đồ của thợ mộc, nhưng có nhiều người vẫn tìm đến vì giá cả phải chăng và tính công hiệu của thuốc.

“Tôi có một khách hàng ở Delhi. Ông ấy đã kể với một sĩ quan cao cấp khác từ Maharashtra [một quốc gia ven biển khoảng 700 dặm về phía tây nam Delhi], và ông ta đã tìm kiếm tôi mọi ngóc ngách trong con ngõ này ở Jammu”, Singh nói.

Để nhổ một chiếc răng đau, Singh tính giá chỉ có 120 rupee (1,90 $) đối với phụ nữ .

Một phụ nữ khác đã tìm đến Singh để niềng răng cho con gái mình. “Tôi đã đi đến một phòng khám tư nhân [Bác sĩ nha khoa]”, cô nói. “Họ đã yêu cầu tôi với mức giá 21.000 rupees ($ 33).” Nhưng Singh chỉ lấy 800 rupee (12,50 $) cho cùng một công việc.

Không may cho Singh, điều này cũng có nghĩa là anh không thể kiếm sống từ công việc của mình.

“Cha tôi đã từng dặn là không được lừa gạt ai, vậy nên tôi không thể tính phí quá đáng,” anh nói. “Vì tôi không thể tính thêm giá nên tôi không thể sống được chỉ với công việc này.”

Anh đã thành lập một doanh nghiệp thiết bị điện tử nhỏ và sinh sống bằng cách cho thuê quầy tại khu chợ chính gần đó.

Và có vẻ như việc hành nghề khám răng cổ truyền sẽ không còn được duy trì trong gia đình anh lâu thêm nữa.

Các anh em của Singh đã thôi không sử dụng phương thuốc và các con của anh cũng không quan tâm đến cách nhổ răng cổ truyền này. Anh cũng tỏ rõ sự thờ ơ đối với di sản này, anh nói rằng anh không còn muốn hành nghề này nữa mà muốn tìm một nghề nghiệp mới trong một lĩnh vực mới.

Nhưng cho tới lúc đó, anh vẫn sẽ là một minh chứng sống động về sức mạnh của y học cổ truyền.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN