Quan niệm của cổ nhân về “hòa hợp”: bù trừ cho nhau để hoàn thiện

Quan niệm của cổ nhân về “hòa hợp”: bù trừ cho nhau để hoàn thiện

Tề Cảnh Công từ nơi đi săn về, Yến Tử đi theo hầu hạ, Lương Khâu cũng nhanh chóng lên xe trở về. Tề Cảnh Công nói: “Chỉ có Lương Khâu Cứ là hoà hợp với ta thôi!”. Yến Tử trả lời: “Lương Khâu Cứ chẳng qua chỉ là giống bệ hạ mà thôi, không thể nói là hòa hợp được”.

Tề Công và yến tử

Tề Công và yến tử

Tề Cảnh Công nói: “Hoà hợp và giống nhau có gì khác biệt sao?”.

Yến Tử trả lời: “Có khác nhau, hài hoà giống như việc nấu canh, dùng nước, lửa, dấm, dầu, muối, ướp với thịt, sau đó dùng củi nấu lên. Người đầu bếp pha chế gia vị, khiến cho các mùi vị vừa vặn; nếu chưa đủ thì thêm gia vị, nếu quá mặn thì bớt gia vị. Người quân tử ăn loại canh này, sẽ  cân  bằng tâm tính. Quan hệ quân vương và quần thần cũng như vậy, người quân vương cho là có thể, thực ra trong đó bao gồm cả cái không thể, kẻ bầy tôi nói ra cái không thể đó, khiến cho cái có thể càng thêm hoàn hảo, đầy đủ; cái mà người quân vương cho là không thể, thực ra trong đó bao gồm cả cái có thể, bầy tôi nói ra cái có thể đó, thì sẽ mất đi cái không thể. Vì thế chính sự vẫn hài hoà mà không ngược lại với lễ nghĩa, trăm dân không có lòng ghen ghét tranh giành. Cho nên trong “Thi, Thương Công. Liệt Tổ”, có nói rằng: “Loại canh ngon này ngũ vị đầy đủ trong đó, khiến ngũ thanh cũng hòa trộn trong đó, dùng nó để bình ổn tâm tính, thành nghiệp lớn. Đạo lý âm nhạc cũng giống như mùi vị  vậy, do các phương diện nhất khí, nhị thể, tam loại, tứ vật, ngũ thanh, lục luật thất âm, bát phong cửu ca hợp lại mà thành, do các mặt thanh trọc, to nhỏ, dài ngắn, vui hoan, bi ai, cương nhu, nhanh chậm, cao thấp, xa gần điều tiết mà hợp thành, cũng có thể bình hoà tâm tính. Tâm tính bình ổn, đạo đức được lưu hành. Cho nên trong “Thi, U phong. Lang“ có nói rằng: “hay sao thứ âm nhạc không có tì vết”. Hiện tại Lương Khâu Cứ không giống như vậy. Cái ngài cho là có thể, anh ta cũng cho là có thể; cái ngài cho rằng không thể, anh ta cũng cho rằng không thể. Nếu như dùng nước để điều chế nước, ai có thể ăn được chứ? Nếu như dùng đàn để hoà âm điệu với cầm, ai có thể nghe được chứ? Đó là cái đạo lý không tương đồng đấy”.

Xuân Thu Tả Truyện

Phân tích: 

Yến Tử bàn luận về vấn đề Hoà và Đồng, đó là tư duy phương thức điển hình đại diện cho con người ngày nay.

Hòa và Đồng biểu hiện bề ngoài của nó rất giống nhau, đều có chung một tính chất, nhưng trên thực tế, nó hoàn toàn không giống nhau.

Đồng, nó tuyệt đối giống nhau, không có thay đổi, không có nhiều dạng thức, thay thế cho tính đơn điệu, tẻ nhạt, cô tịch, nó cũng không có sức sống và động lực trong đó, không có sinh mệnh của một đồ vật, cũng không phù hợp với quy luật phát triển cấu thành điểm khởi nguồn của vạn vật.

Hòa chỉ có tính tương đối, trong đa số có duy nhất, trong duy nhất có đa số, mỗi loại đều không giống nhau, đều có nhân tố đối lập, thông qua đó cùng điều tiết, đạt đến một thể thống nhất, một trạng thái cân bằng. Vì thế nó không triệt tiêu nhau, cũng không bài trừ những tính đơn điệu, nhưng lại dung hợp những mặt không giống nhau tạo thành một chỉnh thể hài hòa. Nó lưu giữ đặc điểm của mỗi nhân tố, nhưng không làm cho chúng triệt tiêu nhau, vì thế mà trong nó tồn tại sức sống, như một chỉnh thể toàn diện.

Tính nội hàm của Hòa bao gồm cả quy luật tự nhiên, cũng bao gồm cả lý trí của con người với những yêu cầu có trật tự, để cho con người sống có trật tự hơn.

Quan niệm của Hòa bị phó mặc cho thực tiễn, được hình thành bởi phương thức hành vi đặc thù của người Trung Quốc. Đó là một lý tưởng về một đất nước hưng thịnh, đó là hài hòa; một cảnh giới cao nhất về một nền văn học nghệ thuật đó cũng là hài hòa; trong quan hệ con người với con người, trong cách xử lý công việc cũng luôn coi dĩ hòa vi quý là tốt nhất, dùng nó để tự mình khống chế bản thân, bỏ đi những mâu thuẫn chia rẽ, dùng hòa để phát huy những sở trường, tránh những sở đoản, thông qua đó để tìm những mặt có lợi ích nhất, làm cho những mặt không tương đồng trở nên hài hòa hơn.

Chúng ta nên chú ý đến cái cuối cùng quy về hòa, đó là khiến cho tâm tính của chúng ta bình ổn hài hòa. Điều đó cũng nói rằng, đó là điểm cuối cùng của nó hay chính là trạng thái tồn tại tự nhiên trong nó.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN