Sơ lược sự phát triển của nền Văn minh Ấn Độ

Sơ lược sự phát triển của nền Văn minh Ấn Độ

Sử gia thường chia lịch sử nền Văn minh Ấn Độ ra làm hai thời kỳ chính: Thời tiền Aryen và thời Aryen. Thời Tiền Aryen là thời mà xứ Ấn độ chưa bị giống người Aryen ở Châu Âu đổ sang xâm chiếm. Thời Aryen (bắt đầu khoảng 1500 trước T.L) là thời sau khi giống Aryen định cư tại Ấn độ đè nén dân bản xứ, lập thành một trạng thái sinh hoạt khác hẳn thời trước.

Về văn minh Ấn độ, Tiền Aryen hiện nay những phát kiến ít ỏi của các nhà khảo cổ chưa đem lại cho ta một lời giải thích nào quyết định cả. Cho nên ta chỉ có thể biết được cuộc sống của Ấn độ từ sau khi giống Aryen xâm đoạt. Giống người này da trằng, từ miền Nam bể Baltique (Âu châu) di cư sang đến Tiểu Á, Tế Á thì chia ra làm hai đường: một loại rẽ lên đường Iran, một loạt tràn xuống vùng sông Indus đột nhập vào đất Ấn độ (khoảng 1500 trước Tây lịch). Lúc chiếm cứ Ấn độ giống Aryen đã tới một trình độ văn minh khá cao (đã biết dùng sắt). Nhờ có bộ kinh Vệ Đà của họ, nhất là tập Lực Vệ Đà – (Rig Vêda) ngày nay ta có thể hình dung được trạng thái sinh hoạt và tín ngưỡng của họ về thời thượng cổ.

Kinh Vệ Đà - lịch sử văn minh Ấn Độ

Kinh Vệ Đà. Ảnh: Wikipedia.

Kinh Vệ Đà

– Dân Aryen thời đó sống bằng canh tác và chăn súc. Thủ công nghệ gia đình đã phát triển: làm các nông cụ bằng kim khí, chieensxa, làm các vật trang sức, nung đồ sắt, dệt vải. Sự buôn bán mới nẩy nở;chưa biết dùng tiền thường trao đổi hàng hóa lẫn với nhau. Mỗi làng do ít hoặc nhiều gia tộc phụ quyền cấu thành. Nhiều làng họp lại thành một tổng, nhiều tổng họp thành một quận lớn có một vị tiểu vương quản trị và có một hội đồng dân cử kiểm sát. Những vị tiểu vương ấy lúc đầu chưa có quyền tập thể. Sau lúc giai cấp võ sĩ quý tộc mạnh thế, quyền thống trị mới bắt đầu truyền tử.

Bên cạnh giai cấp vương tộc và quý phái đó, tồn tại độc lập một giai cấp giáo sĩ do bọn phù thủy cấu thành. Giai cấp giáo sĩ này, về gốc tích cũng như về quyền thế, khác hẳn giai cấp vương tộc – không như ở Ai cập và Lưỡng Hà quyền giáo sĩ thoát thai ở chính quyền ra.

Sự độc lập của chính quyền và của giáo sĩ quyền là một đặc tính của văn minh Ấn độ. Nó đã tạo ra hai kết quả: thứ nhất bởi không ở quyền chính trị thoát ra nên các thần linh trong kinh Vệ đà không được nhân tính hóa rõ rệt; – thứ hai, cũng bởi lẽ đó mà quan niệm “vua tức là thần linh” (roi-diêu) thiếu đất để nẩy nở.

Tôn giáo Vệ đà chỉ là một thứ tôn giáo tự nhiên nhờ các vị thần biểu tượng các sức mạnh vật chất: thần Indre là sấm sét, thần Agni là lửa, thần Surgo là mặt trời, thần Varuna là vòm trời, thần Soma là mưa… Đặc tính của các thần ấy là không được nhân tính hóa rõ rệt (mal personnslises). Thần này có khi đội tên thần khác, như Soma có nhiều trường hợp lại đổi tên Agni và Agni lại đội tên Soma. Tôn giáo Vệ đà chỉ chú trọng đặc biệt đến nghi lễ thí vật (sacrifice). Bằng nghi lễ này, các giáo sĩ và dân chúng tin rằng có thể lấy lòng được các vị thần linh rải rác trong giới thiên nhiên. Đó là một tư tưởng ma thuật được phổ biến khắp các dân tộc thái cổ. Quá tin ở hiệu lực của nghi lễ thí vật, các giáo sĩ và dân chúng Ấn độ liền trừu tượng hóa ngay các sức mạnh vạn năng của nghi lễ ấy, gọi nó là Bà la Ma, coi Bà la Ma là một uy quyền phi nhân tính (Puissanceimpersonnelle). Mãi sau này lúc kinh tế trong xứ phát đạt mạnh mẽ, thế lực giai cấp giáo sĩ đã phong phú – nhằm thời kỳ giống Aryen tiến sâu về phương Đông, nông nghiệp cực thịnh – nhân có sức phản kháng của dân bản xứ bị trị và lại chịu ảnh hưởng của các tôn giáo Ba Tư và Hy lạp (trong những năm hai nước này xâm lấn Ấn độ- thế kỷ thứ bày và thứ tư trước Tây Lịch) các giáo sĩ mới chuyển Bà la Ma thành một vị thần tối linh, có nhân tính rõ rệt, thủy tổ của muôn loài. Sự chuyển biến này mục đích là để củng cố chế độ giai cấp khắt khe ở Ấn độ gây ra bởi sự mâu thuẫn của nhiều quyền lợi: giữa hạng thống tị với nhau (giáo sĩ xung đột với quý tộc võ sĩ) giữa hạng da trắng (Aryen) và toàn thể dân da đen bị đô hộ.

Thầy Bà La Môn - lịch sử văn minh Ấn Độ

Thầy Bà La Môn giáo đang làm tế lễ. Ảnh: Đời sống Phật giáo

Chế độ giai cấp và tôn giáo Bà La Môn

– Thoạt đầu xã hội Aryen chia ra làm ba giai cấp: giáo sĩ, võ sĩ và bình dân. Nhưng từ khi chiếm đoạt được Ấ độ thì lại nẩy thêm một giai cấp nữa gồm các người bản xứ bị chinh thuộc: là giai cấp là nô lệ. Ngoài các giai cấp ấy ra lại còn có một số người không thuộc vào giai cấp nào, bị bạc đãi, bị xua đuổi như bệnh hủi, không được trú ngụ tại các nơi có những người ở bốn giai cấp kia, không được đụng vào tà áo những giai cấp đó. Số người ty tiện sống bên lề xã hội ấy kêu là Paria (ô trọc).

Chế độ phân chia giai cấp ở Ấn độ cũng như các xá hội thượng cổ khác, đều là kết quả của sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Chỉ khác có một điều là: ở Ấn độ, bọn giáo sic lại thành hẳn một giai cấp biệt lập đã khéo dùng uy lực tôn giáo và ma thuật để khuất phụ cả giai cấp vương bầu dưới quyền thống trị của nó. Nguyên nhân hiện tượng xã hội đặc biệt ấy là ở cái quá trình thành lập của quyền thống trị Aryen tại Ấn độ.

Chúng ta đã biết giống Aryen từ Đông âu đổ sang xâm lăng Ấn độ vào khoảng 1500 trước T.L. Mới đầu, họ chỉ tiến vào miền sông Indus (Tây Âu), chinh phục giống Dravidien ở xứ Ngũ Giang (Pendjab). Dần dân họ kéo sang miền Tây sông Gange, miền Kouroukchitra ở giữa sông Gange và sông Djouga, miền giáp giới quận Bengale. Về phương đông Nam thì họ lan đến tận dãy núi Vindhya, đến bán đảo Katithiavak, đến cù lao Ceylan. Thế là khoảng từ 1500 đến khoảng 700 trước T.L, non 1000 năm lúc nào giống Aryen cũng ở vào thế tấn công của kẻ đi xâm lăng. Điều kiện quan trọng này chính là nguồn gốc xã hội cảu sự thắng thế của giai cấp giáo sĩ. Nguyên giống Aryen, hồi chưa thực dân xứ Ấn, vốn là một giống người du mục, thiện chiến, biết đúc các binh khí tối tân, (sắt) nên đã thôn tính được khắp vùng Đông Âu, Bắc Á. Khi tới chiếm Ấn độ thì họ mới ở vào trình độ văn minh hậu kỳ tân. Trong xã hội của họ- cũng như các xã hội tân thạch khác- có sự phân công giữa hạng thấy pháp chuyên coi việc tế tự ma thuật, hạng võ sĩ chuyên đi chinh chiến và đa số cần lao dự vào công cuộc sản xuất kinh tế. ở giai đoạn này bọn giáo sĩ (thầy pháp) chưa thành hẳn một đẳng cấp ưu thế những cũng đã giữ vai trò chính trong xã hội, vì chúng nằm trong tay các phương sách kỹ thuật và ma thuật dùng trong việc sản xuất. Tuy nhiên, chúng chưa nắm được quyền toàn thống trị vì giai cấp vương hầu (võ sĩ) vẫn mạnh lắm kịp đến khi chiếm được miền Tây ấn, giống Aryn định cư tại ven sông Indus sống cuộc đời nông nghiệp, việc sản xuất cần đến tài bộ kỹ thuật, (ma thuật ở thời thượng cổ cũng là một phương sách kỹ thuật). Thì thế lực bọn giáo sĩ đã bắt đầu dùng với sức phát triển của nông nghiệp mà bành trướng. Trong thời gian đó, giai cấp võ sĩ lại phải để hết sức lực tài cản vào công việc chinh thuộc (tiến sang Đông Bắc và Đông Nam). Cho nên việc đột xuất kinh tế và việc nội trị (truy diệt sức phản kháng  của dân bản xứ da đen) đều lọt vào tay bọn giáo sĩ cả. Sự chinh thuộc các miền Đông Bắc và Đông Nam Ấn độ kéo dài kể non ngàn năm, tức là non ngàn năm quyền thống trị xã hội ở trong tay bọn giáo sĩ. Không phải là thầy bói ta cũng dự đoán được thanh thế và uy lực bọn ấy phát triển dồi dào đến bực nào. Kinh tế nông nghiệp tiến phát đã cung cho họ một cơ sở tài sản tư hữu kiên cố. Sự bận rộn của giai cấp võ sĩ ngoài mặt trận đã cung cho họ một cơ hội thuận tiện để quản trị toàn thể xã hội. Hơn nữa, nếu ta lại biết rằng sức mạnh của quân đội đi chinh phục phần lớn do sức sản xuất kinh tế ở hậu phương quy định thì ta không còn ngạc nhiên khi thấy bọn giáo sĩ Aryen ở Ấn độ đã khuynh loát được cả giai cấp vương hầu (võ sĩ).

Đến khoảng 800 trước T.L thì bọn giáo sĩ thành hẳn một giai cấp rất mạnh. Giai cấp này liền ngang nhiên công bố sự ưu thẳng của nó. Nó dùng tôn giáo làm lợi khi tranh đấu. Nó đổi hẳn những tín ngưỡng Vê đa thành những tín điều lợi cho nó. Tôn giáo Vệ đa biến thành tôn giáo Bà La Môn. Trong những tập kinh do bọn giáo sĩ ấy soạn ra vào khoảng 800 đến 600 trước T.L, gồm tất cả lại thành bộ Brahmanas, họ chủ trương rằng: trong vũ khí thi đấu Bà La Ma là tối tinh là vị sáng thế, à sức vạn năng; giai cấp Bà La Môn (giáo sĩ) ở đầu đấng Bà La Ma thoát thai ra, giai cấp võ sĩ ở ngực ngài ra, giai cấp bình dân tự do (thương gia, phú nông) ở cánh tay ngài ra, giai cấp nô lệ (dân bản xứ hạ lưu) ở bàn chân ngài ra.

Bởi ở đầu đấng Bà La Ma phát sinh ra nên giai cấp Bà La Môn (giáo sĩ) mới được độc quyền cảm thông với ngài bằng cách thi hành lễ thi vật để cần ngài phù hộ cho các võ sĩ thành công ở ngoài mặt trận, cho công việc canh tác được nhiều mùa màng tốt đẹp, cho sức khỏe của muôn dân được bảo vệ chắc chắn. Tín điều tôn giáo này đã phụ lực vào địa vị chính trị và kinh tế của giai cấp Bà La Môn để chính thức hóa địa vị ấy. Nó còn có công dụng là chính thức hóa cả trật tự giai cấp do hoàn cảnh kinh tế thời đó (nông nghiệp) cấu thành. Mục đích trực tiếp của tín điều ấy là đặt giai cấp giáo sĩ lên đỉnh thang thứ bậc xã hội. Mục đích gián tiếp là ma chiết tinh thần phản kháng của dân bản xứ bị chinh thuộc.

Để đạt hai mục đích ấy, ngoài tín điều về đáng Bà La Ma, giai cấp giáo sĩ Bà La Môn thuyết luân hồi nữa. Theo thuyết này thì sự sống của con người ở kiếp này (giàu hay nghèo, tự do hay nô lệ) là kết quả của cái Nghiệp (Karma) ở kiếp trước. Và tủy theo sự hành động ở kiếp này (hợp hay không hợp với lời giác huấn của thần linh, tức là của các giáo sĩ Bà La Môn) con người sẽ phải đầu thai ở kiếp sau hoặc làm súc vật, hoặc làm người sang hay hèn, sưỡng hay khổ. Kết luận là các người ở địa vị bị trị, nô lệ đều do chính mình gây ra không nên oán thán gì. Vì muốn được sung sướng ở kiếp sau thì lúc sinh thời phải sống theo lời dạy bảo, khuyên răn của giai cấp Bà la Môn.

Đạo Bà la Môn ở Ấn độ đã chứng thực hùng hồn rằng: từ thời thượng cổ giai cấp thống trị trong xã hội đã biết lợi dụng tôn giáo làm khí giới tranh đấu để tỏa chiết sức phản kháng của giai cấp bị trị.

Phật giáo. – Sống một cuộc đời vật chất đầy đủ xa hoa trên lưng đám dân nô lệ, giai cấp giáo sĩ dần dần đứt đoạn hẳn với sự sinh hoạt cần lao thiết thực, ngày đêm chỉ chăm lo nghiền ngẫm các thánh giáo siêu hình, các tín điều trong kinh điển, quanh năm, suốt tháng đắm mình trong một thế giới tưởng tượng, thế giới thuần lý. Nhờ vậy mà ở Ấn độ, những lý luận siêu hình xuất hiện một cách quá ư phong phú như chưa hề thấy bao giờ ở các xã hội thượng cổ khác.

Các tập quán tư tưởng siêu hình ấy một ngày một lan xuống các giai cấp dưới – nhất là giai cấp vương hầu (võ sĩ) và giai cấp bình dân tự do. Nhưng tới thời kỳ này, sự phát triển nông nghiệp và thương nghiệp đã hun đúc cho hai giai cấp thực tiễn đó – thực tiễn vì phải đóng vai trò thiết dụng trong công cuộc sản xuất – một năng lực hoạt động dồi dào và một sức mạnh xã hội bề thế. Cho nên tập quán tư tưởng siêu hình kia rớt xuống đến hai giai cấp ấy thì biến hình đổi chất không còn nguyên tính như ở giai cấp Bà La môn nữa. Vả lại hai giai cấp vương hầu và bình dân tự do đã bắt đầu không chịu nổi sự áp bức của giai cấp à La Môn. Họ đã sửa soạn chống lại. Bởi vậy, tư tưởng siêu hình của họ cũng tất nhiên phải dùng để tranh đấu với giai cấp Bà La Môn. Dấu hiệu bào tin rõ rệt cuộc xung đột chính trị và xã hội ấy là tập văn chương tôn giáo của những phần tử cấp tiến trong hai giai cấp cách mạng kia soạn ra làm một tiền tuyến tinh thần để tranh đấu: Tập “Upanishads”. Theo sự nghiên cứu của ông Cuvillier trong sách “Les religions de Plade” thì “tập Upanishads có thể coi là một phong trào phản đối chống lại chủ trương của giai cấp Bà La Môn đã quá chú trọng về hình thức lễ nghi đến nỗi biến tôn giáo thành một động tác khô khan không có sinh khí máy móc, khe khắt, phiền toái. Quả vậy, trong tập Upanishads, ta thường thấy những cảnh vua chúa, võ sĩ, phụ nữ các người lai tạp, một thằng hủi, một đứa con hoang dạy khôn các giáo sĩ Bà La Môn và bắt buộc các giáo sĩ này phải kính phục”.

Phong trào phản đối ấy đã trực tiếp đẻ ra Phật giáo khoảng thế kỷ thứ VI trước T.L. Thích Gia Mầu Ni vị thủy tổ của Phật giáo, vốn thuộc dòng dõi vương hầu nên đã nhân danh giai cấp mình đứng ra phản đối sự đè nén của giai cấp, giáo sĩ Bà La Môn. Nhưng vì lúc đó, nhằm vào hồi công nghiệp cực thịnh, cảnh giàu nghèo quá ư chênh lệch, sự đau khổ của đa số cần lao và nô lệ không thể nào tưởng tượng được, sự trụy lạc , thối tha của các giai cấp thống trị cũng lên đến cùng cực, nên chủ trương của Thích Già đã chịu ảnh hưởng đó mà biến thành một phương sách giải thoát chung cho cả loài người và có tính cách nhân loại nhiều hơn là tính chất xã hội.

Điểm đặc sắc của Phật giáo là không công nhận chế độ giai cấp, không công nhận uy quyền của giai cấp Bà La Môn, không công nhận nghi lễ Ma thuật, không công nhận cả đến sự tồn tại của đấng Bà La Môn nữa.

Tuy vậy, Phật giáo cũng là một trào lưu siêu hình vì nó sinh nở trong khung cảnh siêu hinh học Bà La Môn. Cho nên, nó vẫn lấy những thuyết siêu hình (luân hồi, nhân quả) để giải thích sinh tử và lấy một thực tế siêu hình (Nát Bàn) để hấp dẫn các người đau khổ. Còn phương tiện để giải thoát ra ngoài vòng sinh tử và để đạt tới Nát Bàn thì hoàn toàn là một phương tiện tiêu cực, (diệt dục). Phong trào Phật giáo tựu chung chỉ là phản ánh của một phong trào tranh đấu giai cấp trong đó những phần tử xã hội mà Phật giáo đại diện còn bất lực chưa đủ sức lật đổ kẻ thù, vì ngay ở nội bộ của hàng ngũ phản kháng, đạo quân tiền tuyến (Vương hầu, bình dân, quý tộc hóa) lại vẫn còn chung nguyện vọng với kẻ thù ấy – chung ở chỗ củng cố tư hữu tài sản. Mà đã củng cố tư hữu tài sản thì phải công nhận sự bất công của đa số cần lao là hợp thiên lý! Phật giáo đã vấp phải cái trở lực này nên thất bại. Rút cục, sau một thời kỳ được sùng mộ. Phật giáo lại bị giai cấp Bà la môn đánh bại, trục suất ra ngoài bờ cõi Ấn độ. Nhưng dù sao Thích Già cũng là người đầu tiên nêu cao lá cờ đấu tranh cho sự thực hiện bình đẳng và bác ái trong lịch sử tiến hóa của nhân loại.

Sinh hoạt chính trị

– Xứ Ấn độ chia ra rất nhiều quận phủ tự trị, mỗi quận phủ có một thiểu số thống trị (giáo sĩ và quý tộc) sống rất xa hoa trên đầu, trên cổ một số dân cần lao và nô lệ. Cho nên chiến tranh giữa các tiểu quốc đó không lúc nào ngớt. Gia dĩ, trong nội bộ các tiểu quốc lại có những cuộc xung đột giữa giai cấp giáo sĩ và giai cấp quý tộc, giữa giống người da trắng và giống người bản xứ. Xã hội Ấn độ vì thế bày ra một tình trạng hỗn độn, rời rạc không thành được một hệ thống vững chắc. Cảnh huống trầm trệ loạn lạc ấy kéo dài mãi đến thế kỷ thứ II trước T.L mới biến đổi, dưới ảnh hưởng các cuộc xâm lăng của các vua Ba tư Cyrus (khoảng 558-529) vua Darius (521-485) và của vua Alexandre, người xứ Macedoine (thuộc Hy lạp) khoảng 326 trước T.L. Trong các cuộc xâm lăng này, Ấn độ học được của người Ba Tư và người Hy lạp nhiều kiến thức kỹ thuật và chính trị mới. Ảnh hưởng của ngoại tộc đã kích thích chí phấn đấu của các giai cấp thường nhật vẫn bị bọn giáo sĩ Bà La môn uy hiếp.

Đế quốc Maurya

Đế quốc Maurya lúc rộng nhất (xanh đậm), và các chư hầu (xanh nhạt). Ảnh: wikipedia.

Năm 322 trước T.L, Tchaudragupia vốn dòng dõi võ sĩ, nổi lên tranh đấu với dị tộc, giải phong xứ sở, lập xứ Ấn độ thành một đế quốc, mở đầu triều đại Maurya. Đế quốc này rất thịnh vượng dưới triều hoàng đế Acoka (273-232). Acoka thống trị toàn bộ xứ Ấn độ và đã dùng uy quyền chính trị giúp đạo phật phát triển rất nhanh chóng. Nhưng triều Maria không tồn tại được lâu bền vì nó bị giai cấp Bà la môn kịch liệt phản kháng (cứ một sự hoàng đế Acoka tin theo và ủng hộ Phật giáo cũng đủ rõ triều Mauria làm tổn thương quyền lợi giai cấp Bà La môn đến mực nào). Năm 184 trước T.L thì vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Mauria bị ám sát. Từ đó xứ Ấn độ lại nổi loạn phân tán. Rồi miền Bắc Ấn lại bị các giống người bán dị tộc (dân Indo-Parthe, dân Indo-scythe) tiếp tục nhau đô hộ suốt trong bốn năm thế kỷ. Còn trung và nam bộ xứ Ấn thì các đế quốc lớn cũng bắt đầu thành lập. Và nhờ sự buôn bán với Ai cập, trung Quốc, Hy Lạp La mã các đế quốc mới ấy đã trở nên thịnh vượng. Đến cuối thế kỷ thứ IV sau T.L, miền Bắc Ấn mới lại khôi phục được sự độc lập nhờ sự chiến đấu của Chandragupta, (trùng tên với vị khai sáng triều Mauria) vị thủy tổ của đế triều Gupta (318-535). Một đặc tính của đế triều này là các hoàng đế lại quay về với tôn giáo Bà La môn (tức là quay về với giai cấp Bà La Môn), mà đàn áp, xua đuổi Phật giáo. Có điều là cái tôn giáo Bà La Môn đó cũng đã bị các thứ ảnh hưởng phức tạp của ngoại tộc, của dân gian, của đạo Vệ đà cổ, của cả Phật giáo nữa làm biến thái đi rất nhiều. Nó không còn chủ trương độc tôn đấng Bà la ma nữa. Nó chủ trương ba ngôi cai trị vũ trụ là: Bà la ma, Civa và Vishnu. Nó thành Ấn độ giáo (hindouisme).

Ấn độ giáo là kết quả của sự thỏa hiệp giữa hai giai cấp thống trị Bà la môn và quý tộc, dùng để chống sức phản kháng của các giai cấp khác trong xã hội. Từ cuối thượng cổ thời đại đến cận đại, Ấn độ giáo vẫn ngự trị trên ngai vàng của xã hội Ấn độ. Nó làm cho dân Ấn độ bị sa đọa trầm trệ, không tiến hóa được nữa. Nó đã tạo ra một ác quả là làm cho xứ Ấn độ bị hãm vào cảnh bị chinh thuộc suốt từ thế kỷ thứ X đến hiện đại không ngóc đầu lên được.

Sinh hoạt trí thức

Đền Taj Maha, Ấn Độ.

Đền Taj Maha, Ấn Độ. Ảnh: Wikipedia

– Như ta đã biết, ở Ấn độ uy quyền tôn giáo và uy quyền chính trị biệt lập nhau, không tập trung thành một khối và thường thường lại xung đột nhau là đằng khác nữa. Tình trạng ấy có cài lợi là sự sinh hoạt trí thức không bị kìm kẹp do nhà vua và tăng lữ hợp tác với nhau chế tác ra những khuôn khổ nhất định, chật chội (như ở Ai cập, Lưỡng hà). Hơn nữa, cả hai phe, (quý tộc và tăng lữ) đều phải dùng tri thức làm lợi khí tranh đấu trực tiếp. Nhờ đó mà sự sinh hoạt tri thức (siêu hình) ở Ấn độ thời thượng cổ rất phong phú. Ngoài đạo phật ra còn thấy xuất hiện nhiều phái triết nhân khác chủ trương những lý thuyết riêng biệt, táo bạo (phái Yoga, phái Samkhya, phái Jina…).

Nhưng cái lợi ấy đã đẻ ra một cái hại khác. Vì tách ra khỏi phạm vi chính trị nên trí thức Ấn độ không có liên lạc mật thiết với thực tại xã hội. Trí thức Ấn độ chỉ sinh hóa trong cái lĩnh vực kín mít của nó, không chịu sức chi phối của thực tiễn. Bởi vậy, nó chỉ luẩn quẩn ở giai đoạn thuần lý rồi chạy tuột xuống dốc siêu hình không tài nào vượt tới được giai đoạn chứng nghiệm khoa học. Nhưng nói vậy không phải bào rằng tư tưởng Ấn độ là thuần siêu hình, thuần trừu tượng. Nếu thế thì toàn thể dân Ấn đã trở thành thầy tu hay những ẩn sĩ khắc kỷ sống trong rừng rú. Ngoài giai cấp Bà La Môn ra – là một hạng người chỉ sống bằng trí thức siêu hình – còn có các giai cấp khác thực tiễn hơn, hoạt động hơn (giai cấp quý tộc phải luôn luôn chiến tranh với dân bản xứ, với ngoại tộc đến xâm lăng; giai cấp bình dân (phần lớn là nhà buôn và chủ điền) phải luôn luôn tiếp xúc với các xứ lân cận). Nhờ có điều kiện này mà trí thức Ấn độ còn giữ được ít nhiều tính cách thực tiễn. Vì thế mới nảy ra những phát kiến tài tình về toán học, về đại số học (dùng để buôn bán), về giải phẫu học và y học (ảnh hưởng của Hy Lạp). Tuy vậy, dù hoạt động đến đâu, các giai cấp thực tiễn ấy vẫn không tránh thoát được ảnh hưởng của cái không khí siêu hình mà họ thở hút hàng ngày, từ thế hệ nọ qua thế hệ kia. Hơn nữa, cái không khí siêu hình ấy vẫn còn lợi cho họ trong chứng nào các cuộc chống lại các giai cấp dưới. Sự hòa hợp của hai tính cách mâu thuẫn siêu hình và thực tiễn đã đẻ ra một trạng thái trung gian: tính cách mơ mộng, tính cách đặc biệt của người Ấn độ.

Văn học và nghệ thuật

Sử thi Ramayana

Sử thi Ramayana, tác phẩm văn học dân gian ảnh hưởng cực lớn đến văn hóa Ấn Độ. Ảnh: Gioivan.net.

– Cốt tính của văn học Ấn độ là một cốt tính kỳ ảo lấy tưởng tượng làm yếu tố căn bản. Mới đầu phát tích ở lãnh vực tôn giáo (sự tích hoang đường về các vị thần, ca khúc tế tự) văn học Ấn độ cứ theo sức mạnh của kinh tế và chính trị của giai cấp quý tộc mà giảm dần tính cách dị thường để biến ra tính cách anh hùng ca. Kịp đến khi giai cấp bình dân, phú hào (thương gia, địa chủ) nhờ sự phát triển của thương nghiệp mà mạnh thế thì văn học Ấn lại nhiễm một tính cách lãng mạn và hiếu lạc. Những sắc thái văn học ấy xuất hiện phong phú nhất trong thời kỳ thành lập các đế quốc ở Ấn độ (từ triều Mauria đến triều Gupta nghĩa là từ khoảng thế kỷ thứ VI trước T.L đến thế kỷ thứ III sau T.L).

Nghệ thuật tạo hình Ấn độ cũng phát triển mạnh mẽ trong khoảng thời gian lịch sử ấy. Di tích cổ nhất của nghệ thuật Ấn là những di tích kiến trúc (cột nhà, nhà mà trần có cột đỡ ở dưới) thời Mauria, dâu vết ảnh hưởng Ba Tư và Lưỡng Hà còn rõ rệt. Đến thế kỷ thứ hai và thứ nhất trước T.L thì nghệ thuật đó đã có đặc tính xứ sở dồi dào. Những cổng đá, chân cột , hiên nhà đầy rẫy những hình súc vật, hình người đục nổi (ở Bêrhout Sanchi) sót lại của thời ấy đều chứng thực tính chất hiếu lạc và nhục cảm của nghệ thuật Ấn độ. Đến thời Gupa thì nghệ thuật kiến trúc, chạm nổi, tạc hình của Ấn độ thật là tuyệt xảo. Đặc điểm của các sản phẩm vô danh đó là chống lại quan niệm nhân sinh yếm thế, hư ảo của tôn giáo (Bà La Môn, Phật). Tất cả đều lộ ra một lòng ham sống, ham khoái lạc, trái hẳn với thứ triết lý diệt dục của các tôn giáo kia. Đó tất nhiên phải là dấu tích của giai cấp bình dân phú hào đến thời kỳ muốn lật đổ các giai cấp giáo sĩ và quý tộc.

Nhưng cái tinh thần hiếu động của giai cấp thực tiễn ấy (phú hào) chẳng bao lâu mà tàn rụi, vì ngay trong lòng nó đã nằm sẵn mầm mống phá hoại rồi. Giai cấp đó muốn chống tăng lữ và quý tộc nhưng lại không muốn giải phóng giai cấp nô lệ bản xứ, nên rút cục lại rơi vào khuôn khổ sinh hoạt của hai giai cấp kia rồi sa đọa dần.

Tóm lại, vì văn minh của Ấn độ (văn minh của giống Aryen) xây dựng trên sự xâm lăng, đô hộ dị tộc, nên tính cách cốt yếu của nó là tính cách tranh đấu chủng tộc gắt gao. Kết quả là giống Aryen thắng các giống Munda và Dravidiens. Nhưng muốn đạt được sự thắng lợi ấy, kẻ đi chinh thuộc đã phải tạo ra một hình thái xã hội đặc biệt lấy sự phân chia cực đoan làm nguyên tắc tổ chức. Hình thái này đã đẻ ra một hiện tượng khác: hiện tượng tranh đấu giai cấp cực kỳ gay go ngay trong nội bộ của hạng người ưu thắng kia. “Lịch sử Ấn độ chỉ là lịch sử các nhượng bộ của giai cấp Bà La Môn đối với giai cấp quý tộc” (Masson-Oursel). Vì thế nên xã hội Ấn lúc nào cũng chỉ là một cơ thể rời rạc, các phần tử không những không giao động đều đặn tới nhau để cùng tiến triển mà lại còn làm ngừng nhau lại trong một tình huống trì trệ thường trực. Xã hội Ấn tự sức nó không thể nào tiến vượt lên được một trình độ văn minh cao hơn nữa.

Tác giả: Trương Tửu

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN