Sống thiện tâm lành mạnh hơn sống hạnh phúc

Sống thiện tâm lành mạnh hơn sống hạnh phúc

Chúng ta vẫn thường hay nói về hạnh phúc và truy cầu hạnh phúc. Nhưng ít khi để ý rằng điều đó thường gắn với hành vi vị kỷ “nhận”, và theo một nghiên cứu, nó có hại cho sức khỏe của bạn. Còn sống thiện tâm là cuộc sống có ý nghĩa thường gắn liền với hành vi vị tha “cho”, nó lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn sống hạnh phúc nhiều.

>> 5 lợi ích sức khỏe của việc giúp đỡ người khác

hạnh phúc

Ảnh minh họa: Quản Trị Mạng.

 

Những người đang sống hạnh phúc nhưng chỉ đôi chút hoặc không chút nào cảm nhận về thiện tâm trong đời họ thì có các hình thái biểu hiện gen giống như những người đang thường xuyên phải chịu đựng nghịch cảnh.

Trong ít nhất một thập kỷ qua, người ta hay bàn luận hoặc nói nhiều về hạnh phúc. Chỉ riêng trong ba tháng qua, hơn 1.000 cuốn sách về hạnh phúc đã được phát hành trên Amazon, bao gồm: Tiền mừng, Phương thuốc hạnh phúc cho mọi người và cho những người mới bắt đầu, Hạnh phúc cho người mới bắt đầu.

Một trong những yêu cầu nhất quán của những cuốn sách này là hạnh phúc được kết tinh như kết quả của cuộc sống tốt đẹp. Trong đó điều mong muốn đầu tiên thường là có sức khỏe tốt.

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận về mối liên hệ giữa một tâm hồn hạnh phúc và một cơ thể khỏe mạnh – giống như càng hạnh phúc bao nhiêu, sức khỏe càng tốt bấy nhiêu. Trong một trường hợp phân tích 150 mẫu nghiên cứu về vấn đề này, các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định: “Cảm giác hạnh phúc dẫn đến những hành vi lành mạnh còn cảm giác buồn chán gây tổn hại sức khỏe”.

Sống hạnh phúc chỉ đơn giản là cảm thấy thoải mái dễ chịu. Còn sống có thiện tâm là giúp người khác hoặc đóng góp cho xã hội.

Nhưng một nghiên cứu mới đây được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) đã thách thức những quan điểm lạc quan đó. Hạnh phúc có thể không tốt cho cơ thể như các nhà nghiên cứu nghĩ. Nó thậm chí còn gây ra tác dụng xấu.

Tất nhiên, với quan điểm đó thì rõ ràng trước tiên cần xác định hạnh phúc là gì. Một vài tháng trước, Emily Esfahani Smith (nhà văn sống tại New Haven, Connecticut. Bà là cây bút chủ đạo trong chuyên mục Tác phong và Đạo đức trên tờ The New Criterion, đồng thời là quản lý biên tập mục định dạng ý tưởng của Viện Hoover, và biên tập viên tờ Acculturated) đã viết một bài có tựa đề “Trong cuộc sống có những điều còn tốt hơn hạnh phúc” nói về một nghiên cứu tâm lý chuyên sâu để tìm ra bản chất của hạnh phúc thực sự đối với con người. Nó tập trung khám phá sự khác biệt giữa một cuộc sống có ý nghĩa và một cuộc sống hạnh phúc.

Thật ngạc nhiên khi có xuất hiện sự khác biệt sau khi các nhà nghiên cứu xem xét lượng lớn trường hợp nghiên cứu trong một thời gian kéo dài gần tháng. Họ nhận thấy rằng hạnh phúc thường gắn liền với hành vi vị kỷ “nhận”, còn cảm giác cuộc sống có ý nghĩa thường gắn liền với hành vi vị tha “cho”.

Tác giả của nghiên cứu viết: “Hạnh phúc không có ý nghĩa mà chỉ tạo nên một cuộc sống nông cạn, vị kỷ hoặc thậm chí ích kỷ, trong đó mọi thứ diễn ra tốt đẹp, có thể dễ dàng thỏa mãn nhu cầu và mong muốn, tránh được các khó khăn hay vướng mắc” và “Trong bất kể việc gì, hạnh phúc liên quan tới chứ không phải là sự giúp đỡ người khác khi họ cần.” Trong khi hạnh phúc là cảm thấy tốt, thì thiện tâm xuất phát từ việc đóng góp cho người khác hoặc cho xã hội nằm ở phạm vi rộng hơn.

Nhà nghiên cứu Roy Baumeister của nhóm nói: “Một phần những gì chúng ta đang làm với tư cách con người là để chăm sóc những người khác và đóng góp cho cộng đồng. Điều này làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nhưng nó không nhất thiết phải khiến cho chúng ta hạnh phúc”.

Các nghiên cứu mới đây của PNAS cũng làm sáng tỏ hơn sự khác biệt giữa thiện tâm và hạnh phúc, nhưng trên bình diện sinh học. Barbara Fredrickson, một nhà nghiên cứu tâm lý chuyên về cảm xúc tích cực tại Đại học Bắc Carolina-Chapel Hill, và Steve Cole, một nhà nghiên cứu di truyền học và tâm thần học tại UCLA, đã kiểm tra mức độ tự phản hồi về hạnh phúc và thiện tâm trong 80 đề tài nghiên cứu.

Thiện tâm được định nghĩa như là một sự hướng tới điều gì đó lớn hơn bản thân.

Trong các nghiên cứu trước đây thì hạnh phúc được định nghĩa là cảm giác tốt. Các nhà nghiên cứu đo lường mức độ hạnh phúc bằng cách đặt những câu hỏi như “Bạn có thường cảm thấy hạnh phúc?” “Bạn có thường cảm thấy hứng thú trong cuộc sống?” và “Bạn có thường cảm thấy hài lòng?” Người càng ủng hộ “sự hưởng thụ”, hay hài lòng, thì được cho điểm cao hơn về hạnh phúc.

Còn thiện tâm thì được định nghĩa như là một sự hướng tới điều gì đó lớn hơn bản thân. Họ đo lường thiện ý bằng cách đặt ra những câu hỏi như “Bạn có thường cảm thấy rằng cuộc sống của mình có định hướng hoặc có ý nghĩa nào đó đối với nó?”, “Bạn có thường cảm thấy mình có điều gì đó để đóng góp cho xã hội?” và “Bạn có thường cảm thấy rằng bản thân thuộc về một cộng đồng/nhóm trong xã hội?” Càng nhiều người ủng hộ các biện pháp đo lường việc “có trách nhiệm”- hoặc chỉ đơn giản là có đức hạnh – thì họ càng cảm thấy ý nghĩa của cuộc sống.

Lương thiện

Sau khi ghi nhận các cảm giác về ý nghĩa và hạnh phúc mà mỗi đối tượng đã có, Fredrickson và Cole cùng với các đồng sự xem xét cách các gen này biểu hiện trong mỗi cá nhân tham gia cuộc nghiên cứu. Giống như các nhà thần kinh học sử dụng phương pháp quét cộng hưởng từ fMRI để xác định các vùng não đáp ứng với kích thích khác nhau, Cole và Fredrickson quan tâm đến cách cơ thể phản ứng với cảm giác hạnh phúc và ý nghĩa ở cấp độ di truyền.

Công việc trước đây của Cole là xem xét mối liên hệ khác nhau của sự chịu đựng nghịch cảnh đến hình thái biểu hiện của một gen đặc thù. Khi con người cảm thấy cô đơn, đau khổ vì mất một người thân yêu, hoặc đang phải vật lộn để kiếm sống, cơ thể của họ ở vào trạng thái báo động. Điều này kích hoạt một hình thái gen liên quan đến trạng thái căng thẳng và có hai đặc điểm nhận biết: sự gia tăng trong hoạt động của các gen viêm và xu hướng suy giảm hoạt động của các gen tham gia vào phản ứng chống virus.

“Bạn có một hệ thống miễn dịch chủ động,” Fredrickson nói: “Nếu bạn rơi vào trạng thái chịu đựng nghịch cảnh trong thời gian lâu thì cơ thể đang ở điều kiện dễ nhiễm các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Trong quá khứ, sự cô đơn và nghịch cảnh có liên quan tới nhiễm trùng do vi khuẩn từ vết thương trong chiến đấu. Mặt khác, nếu bạn đang trong trạng thái tốt và có rất nhiều mối quan hệ xã hội lành mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ chủ động chống lại sự xâm nhập của virus khi bạn giao tiếp với mọi người”.

Vậy điều này có quan hệ như thế nào với hạnh phúc?

Cole và Fredrickson cho thấy những người đang hạnh phúc nhưng ít hoặc không có ý thức về thiện tâm trong cuộc sống của họ thì sở hữu hình thái biểu hiện gen tương tự như những người đang chịu đựng nghịch cảnh. Như vậy, cơ thể của những người hạnh phúc này đối mặt đe dọa bởi sự xâm nhập của vi khuẩn do các gen viêm bị kích hoạt. Tất nhiên viêm mãn tính thường liên quan tới bệnh tim và nhiều loại ung thư khác nhau.

Fredrickson cho biết thêm: “Cảm xúc tích cực rỗng” – giống như loại con người trải qua trong cơn hưng cảm hay hưng phấn nhân tạo gây ra từ rượu và ma túy – “là nói về nghịch cảnh”.

Một điều quan trọng cần nhận thức đó là đối với nhiều người, cảm giác về ý nghĩa và hạnh phúc trong cuộc sống có tính hòa trộn; Nhiều người cùng điểm số cao (hoặc cùng thấp) khi dùng phương pháp đánh giá về hạnh phúc và ý nghĩa trong cuộc nghiên cứu. Nhưng đối với nhiều người khác, có một sự bất đồng khi đo lường – họ cảm thấy rằng họ thấp về hạnh phúc và cao về ý nghĩa hay rằng cuộc sống của họ là rất cao trong hạnh phúc, nhưng ít ý nghĩa. Nhóm này – có các hình thái biểu hiện gen liên quan tới nghịch cảnh – chiếm tỉ lệ lớn những người tham gia nghiên cứu (tới 75%). Chỉ có một phần tư những người tham gia nghiên cứu có biểu hiện điều mà các nhà nghiên cứu gọi là “ưu thế hoàn thành trách nhiệm” – đó là, cảm giác của họ về thiện tâm (hay cuộc sống có ý nghĩa) vượt qua những cảm xúc của họ về hạnh phúc.

Có thể nhận thấy sự chấm dứt của phản ứng căng thẳng trong nghịch cảnh đối với những người có mức hạnh phúc và thiện tâm tương đương và những người có một ý thức mạnh mẽ về thiện tâm, nhưng không nhất thiết phải hạnh phúc. Cơ thể của họ không dễ bị lây các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn giống như khi họ ở trạng thái cô đơn hay gặp khó khăn.

Nghiên cứu trước đây của Fredrickson, được mô tả trong hai cuốn sách, Tích cực và Tình yêu 2.0, đã chỉ rõ lợi ích của những cảm xúc tích cực trong mỗi cá nhân. Bà đã phát hiện rằng những cảm xúc tích cực mở rộng quan điểm của nhân loại và hướng dẫn người ta tránh khỏi nghịch cảnh. Vì vậy, bà đã rất bất ngờ khi phát hiện rằng hạnh phúc xuất phát từ cảm xúc tích cực và niềm vui lại trở nên quá tầm thường so với hạnh phúc xuất phát từ hoàn thành trách nhiệm.

“Mấu chốt không phải ở chỗ hạnh phúc nhiều hay ít, đó mới là vấn đề” Fredrickson nói: “Đó là vì nó không phù hợp với thiện tâm. Thật tuyệt vời nếu có cả hai thứ. Nhưng nếu bạn có cảm giác hưởng thụ nhiều hơn mong đợi, thì đó chính là lúc hình thái gen phù hợp với trạng thái nghịch cảnh xuất hiện”.

Các thuật ngữ chủ nghĩa hưởng thụ và chủ nghĩa thiện tâm làm chúng ta nghĩ đến cuộc tranh luận trong triết học về bản chất của cuộc sống tốt đẹp mà ở đó đã định hình nền văn minh phương Tây trong hơn 2.000 năm qua.

Hạnh phúc có tồn tại trong sự dễ chịu như những người theo chủ nghĩa hưởng thụ quan niệm hay không, hoặc nó nằm trong hành động, trong nhân cách con người như Aristote và hậu duệ trí tuệ của mình – các nhà đạo đức học – suy nghĩ? Từ những bằng chứng của nghiên cứu này, có vẻ như sự thoải mái dễ chịu là chưa đủ. Chúng ta cần nỗ lực cho một cuộc sống có ý nghĩa. Theo lời của Carl Jung, “Trong cuộc sống, làm một việc nhỏ có ý nghĩa giá trị hơn so với làm một việc lớn mà không có (ý nghĩa)”. Lời tiên tri của Jung chắc chắn áp dụng được cho sức khỏe của chúng ta nếu không thì cũng phải đúng cho trái tim và khối óc nhân loại.

Biên dịch từ The Atlantis

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN