Sự khác biệt giữa tầng lớp trung lưu và người giàu có

Sự khác biệt giữa tầng lớp trung lưu và người giàu có

Thuật ngữ “tầng lớp trung lưu” chỉ nói tới những người giàu có ở mức trung bình. Đào sâu hơn về các động lực tăng trưởng, lối sống, giá trị và thói quen đầu tư, hai nhóm tầng lớp trung lưu và người giàu có có điểm khác biệt như thế nào?

trung lưu

(Ảnh: Twitter)

1. Tầng lớp trung lưu sống thoải mái, người giàu sống kém thoải mái:

Tác giả người Mỹ Peter McWilliams đã từng nói: “Hãy sẵn sàng sống không thoải mái. Hãy thoải mái với việc sống không thoải mái. Điều đó có vẻ khó khăn nhưng đó là mức giá thấp phải trả để hoàn thành giấc mơ”.

Doanh nhân người Mỹ Robert Arnott thì nói: “Trong đầu tư, những thứ thoải mái hiếm khi có lợi nhuận”.

Người ở tầng lớp trung lưu cho rằng sống thoải mái đồng nghĩa với “hạnh phúc”. Họ chọn con đường thuận lợi hơn, ít va chạm, một công việc ổn định và an toàn cho đời sống của họ. Nhưng với người giàu có lại suy nghĩ hoàn toàn khác biệt. Họ chọn cuộc sống không thoải mái. Một ví dụ cơ bản, khởi nghiệp kinh doanh thường gặp nhiều bất trắc và rủi ro, mà rủi ro thì đương nhiên sẽ không thể thoải mái, nhưng thực chất một chút rủi ro, mạo hiểm là cơ hội tạo ra lợi nhuận, đạt được doanh thu cao và trở nên giàu có.

Bạn sẽ chọn con đường nào? Bạn có muốn thử bước ra khỏi vùng an toàn để trở nên giàu có không? Có thể bạn e sợ “thất bại”, nhưng thất bại giúp bạn vững trải hơn trong cuộc sống. Câu tục ngữ xưa vẫn đang áp dụng cho thời nay: “Thất bại là mẹ thành công”, chính là “Nhẫn” và không ngừng cố gắng để đạt đến thành công.

trung-luu

Ảnh minh họa (Ảnh: Teachonmars)

2. Tầng lớp trung lưu sống vượt mức thu nhập, người giàu sống dưới mức thu nhập:

Luật sư người Mỹ Calvin Coolidge nhận thấy rằng: “Không có chân giá trị nào ấn tượng, và không có sự độc lập nào quan trọng bằng việc sống trong khả năng của mình”.

Còn nhà bình luận Will Rogers thì thấy rằng: “Quá nhiều người tiêu số tiền mà họ chưa kiếm được để mua những thứ họ không muốn, để tạo ấn tượng cho những người họ không thích”.

Người trung lưu ưa thích vẻ bề ngoài hào nhoáng, thích lái xe đẹp đời mới hay ở nhà lớn sang trọng. Người giàu có khả năng đổi xe đời mới, mua nhà hàng triệu đô la, nhưng họ không chi bởi chúng không thể lưu chuyển dòng tiền của họ. Họ không chi tiền vượt quá thu nhập của mình mà chi cho mục đích làm tăng giá trị tài sản.

Một ví dụ điển hình đáng ngạc nhiên ở Warren Buffett, một trong những doanh nhân giàu có nhất thế giới vẫn sống trong ngôi nhà ông ấy đã mua 31.500 đô la Mỹ kể từ năm 1958.

Nguyên lý rất đơn giản hôm nay bạn kiếm được 2 triệu đồng, bạn tiêu cả 2 triệu đó, hoặc hơn mức đó, kết quả sau cùng bạn sẽ “vỡ nợ”. Ngay từ bây giờ bạn hãy ngừng mua các thứ, hãy dùng tiền bạn kiếm được để đầu tư kinh doanh; những ai nghiện mua sắm quần áo, giầy dép, đồ điện tử,… hãy bắt đầu nghĩ đến việc tích luỹ mua sắm tài sản. Việc hạn chế các khoản chi tiêu không cần thiết, đồng thời chi tiền vào các khoản đầu tư, không những giảm rủi ro về tài chính mà thu nhập của bạn sẽ ngày một tăng lên.

trung lưu

(Ảnh: Twitter)

3. Tầng lớp trung lưu leo lên nấc thang danh vọng trong công ty, người giàu sở hữu chiếc thang của riêng họ:

Doanh nhân Robert Kiyosaki cho rằng:

“Những người giàu nhất thế giới tìm kiếm và tạo dựng các mạng lưới trong khi phần lớn những người khác thì tìm kiếm việc làm”.

“Khi bạn còn trẻ, hãy làm việc để học hỏi, đừng làm việc để kiếm tiền”.

Người ở tầng lớp trung lưu có thiên hướng làm việc cho người khác nên cật lực leo thang để kiếm nhiều tiền, đổi “job” để kiếm nhiều hơn, tranh giành quyền lực trong khi người giàu có thích tự làm chủ, sở hữu doanh nghiệp nên đầu tư để phát triển kỹ năng cần thiết cho kinh doanh, tuyển thêm người để kiếm tiền cho họ. Họ hiểu rõ sức mạnh của thu nhập thụ động.

4. Tầng lớp trung lưu kết bạn với mọi người, người giàu chọn bạn khôn ngoan:

Warren Buffett, một trong những doanh nhân giàu có nhất thế giới khuyên rằng: “Tốt hơn là nên giao du với những người giỏi hơn bạn. Hãy chọn những người cộng tác có hành vi tốt hơn bạn và bạn sẽ theo chiều hướng đó”.

Người giàu quan niệm khi xung quanh bạn là những người thành công thì thành công sẽ đến theo. Đó là vì họ truyền cảm hứng và cho bạn thêm ý tưởng “làm giàu”.

Ảnh minh họa (Ảnh: Kindnessblog)

5. Tầng lớp trung lưu tập trung tiết kiệm, người giàu tập trung kiếm tiền:

Diễn giả và chuyên gia đào tạo nổi tiếng thế giới Brian Tracy đã đưa quan điểm tư duy của ông: “Tài sản lớn nhất của bạn là khả năng kiếm tiền. Nguồn lực lớn nhất của bạn là thời gian.”

Bậc vỹ nhân đầu tiên của nước Mỹ Benjamin Franklin từng chia sẻ: “Nếu bạn muốn giàu có, hãy nghĩ đến việc tiết kiệm và cả việc kiếm tiền.”

Tiết kiệm là quốc sách, nhưng đầu tư không kém phần quan trọng, cả hai đều là nền tảng tạo thu nhập. Tiết kiệm và đầu tư chỉ là mục tiêu cơ bản, nhưng người giàu nổ lực hơn bằng việc tạo ra nhiều cách kiếm tiền, đầu tư vào mọi lĩnh vực họ có khả năng. Nếu bạn thật sự muốn trở nên giàu có, hãy cải thiện khả năng kiếm tiền của bạn thay vì khả năng tiết kiệm.

6. Tầng lớp trung lưu giải quyết các vấn đề tiền bạc theo cảm xúc, người giàu giải quyết theo tư duy logic:

Warren Buffett đã chỉ ra: “Chỉ khi nào bạn kết hợp được trí tuệ minh mẫn với cảm xúc được kiểm soát thì bạn mới có được hành vi hợp lý.”

Theo tác giả cuốn sách “How Rich People Think” Steve Siebold, sau khi đã phỏng vấn hơn 1.200 người giàu nhất thế giới trong vòng 30 năm qua cho cuốn sách của ông, có hơn 100 sự khác biệt về cách nhìn nhận về tiền giữa người giàu có và tầng lớp trung lưu. Một trong những khác biệt ấy chính là tầng lớp trung lưu nhìn nhận tiền dưới góc nhìn cảm xúc, nhưng người giàu nhìn nhận tiền qua sự tư duy logic.

Việc đưa ra quyết định tài chính dựa trên cảm xúc sẽ làm hủy hoại tài chính của bạn. Warren Buffett giải thích: Khi đầu tư, vấn đề kiểm soát cảm xúc mang tính quan trọng hơn là giải quyết vấn đề tiền bạc vì cảm xúc có thể gây ra việc “mua cao và bán thấp”, tỷ lệ mua bán không “chuẩn xác”, nhiều khi còn tạo ra các giao dịch rủi ro, không an toàn. Do đó, hãy gạt cảm xúc khỏi việc làm ăn mà thay vào đó là tuân theo góc nhìn logic.

trung lưu 4

(Ảnh: Linkedin)

7. Tầng lớp trung lưu đánh giá thấp tiềm năng ở bản thân, người giàu đặt ra các mục tiêu lớn:

Bo Jackson, một cầu thủ bóng chày nổi tiếng ở Mỹ nói về mục tiêu: “Hãy đặt ra các mục tiêu cao và đừng dừng lại cho tới khi bạn đạt được chúng”.

Người trung lưu cũng đặt mục tiêu, nhưng mục tiêu của họ dễ đạt được. Với người giàu thì mục tiêu của họ có vẻ bất khả thi, khó đạt, thậm chí “điên rồ”, nhưng họ biết chúng có thể vươn tới được, cốt lõi là nắm bắt và suy luận một cách logic các mục tiêu.

Khi bạn thiết lập mục tiêu, hãy tự hỏi bản thân mình xem mục tiêu này có thể đặt ra lớn hơn nữa không hoặc bạn có thể đạt cao hơn thế nữa không. Khi xác định mục tiêu rõ ràng và chắc chắn, bạn hoàn toàn có khả năng thực hiện được.

8. Tầng lớp trung lưu tin rằng phải làm việc chăm chỉ, người giàu tin vào đòn bẩy:

Nhà đầu tư nổi tiếng trên thị trường tài chính George Soros cho rằng: “Sử dụng đúng cách các nguồn lực sẵn có dễ hơn xây dựng những nguồn lực chưa có”.

Chăm chỉ là điều cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bước tới đỉnh cao của thành công, không phải tự bạn làm việc một cách chăm chỉ mà cần nhận biết cách sử dụng đòn bẩy từ việc thuê ngoài cho đến việc đầu tư. Càng dùng nhiều đòn bẩy, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để triển khai và tiến hành các việc có ý nghĩa hơn đối với cuộc sống và sự nghiệp của bạn.

Tóm lại, khác biệt giữa các tầng lớp trung lưu và những người giàu có là rất lớn. Song nếu bạn muốn thành công và giàu có, hãy suy nghĩ theo cách người giàu đã làm và tìm hiểu con đường thành công của họ bước đi như thế nào?!.

Theo DKN.TV

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN