Sự lan tỏa của đạo Hồi ở Đông Nam Á

Sự lan tỏa của đạo Hồi ở Đông Nam Á

Nếu như trong lịch sử truyền giáo ở khu vực Trung Đông người Hồi giáo phải dùng mũi gươm để chinh phạt và cải đạo thì ở Đông Nam Á, đạo Hồi đã xâm nhập bằng con đường hòa bình.

>> Xem thêm: Trận Kadisiyah, năm 637: Chiến thắng quan trọng của người Hồi giáo

Thánh đường Đạo Hồi ở Châu Đốc – An Giang. (Ảnh: nghiencuuquocte.com)

Con đường buôn bán

Các học giả nghiên cứu về Đông Nam Á đều cho rằng Hồi giáo vào Inđônêxia, Mailaixia, Philippin chủ yếu bằng con đường buôn bán và thông qua vai trò của các thương nhân. Tuy cho đến nay, các nhà nghiên cứu lịch sử và hồi giáo vẫn còn có những tranh cãi về quá trình du nhập về tôn giáo này vào khu vực Đông Nam Á cũng những đặc trưng tôn giáo của nó; song một điều rõ ràng là khi hồi giáo đến Đông Nam Á đã không có chiến tranh tôn giáo xảy ra, trừ một vài cuộc đụng độ không đáng kể ở Philippin. Đa số các học giả của phương Tây đều cho rằng, Hồi giáo đến Đông Nam Á từ các nước A rập, một số cho rằng từ Ai Cập thông qua thương gia A rập và các thương gia Hồi giáo Ấn Độ trong thời gian từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII đặc biệt là cuối thế kỷ XIII. Trên thực tế, không chỉ có người A rập, mà các người Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc đã cùng tham gia vào quá trình Hồi giáo hóa ở khu vực Đông Nam Á. Các thương nhân Hồi giáo đã dần dần thể hiện vai trò hết sức to lớn của mình. Tuy không mang theo giáo đoàn nhưng thông qua con đường buôn bán, thông qua những tiếp xúc cá nhân và các cuộc hôn phối của họ với các gia đình quý tộc ở các vùng duyên hải, họ đã lôi cuốn được giới thượng lưu cải giáo và dần dần tôn giáo của họ thâm nhập vào đời sống của cư dân ở đây. Một mặt, quá trình buôn bán của thương nhân người Hồi đã đưa Hồi giáo nhanh chóng truyền bá vào Đông Nam Á.

Đạo hồi ở Indonesia

Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman ở Indonesia (Ảnh: Đi Indonesia)

Bức tranh có thể mô tả về bước tiến của đạo Hồi trên tư cách một phong trào truyền giáo lại càng nghèo nàn hơn. Song nhìn chung, các học giả đều đồng ý rằng nhà buôn cũng là nhà truyền giáo phổ biến nhất ở tất cả những nơi đạo Hồi được truyền bá thì nhà vua cũng là thương nhân chủ yếu, kiểm soát toàn bộ ngoại thương và các nhà buôn, bởi vì nhà vua chỉ đạo và kiểm soát việc cung cấp hàng hóa cơ bản mà các nhà buôn đều yêu cầu như: lúa gạo ở Java và Macassar để đổi lấy hương liệu tại quần đảo Spice, hạt tiêu ở Bantam và các cảng ở đông nam và tây nam Xumatơra, hạt tiêu và đặc biệt là vàng ở Acheh. Nhà vua đặt ra một chức quan giúp nhà vua phụ trách các nhà buôn nước ngoài đó là quan phụ trách cảng. Chính thông qua các quản lý cảng đó mà đạo Hồi mở rộng ảnh hưởng của mình ở cấp triều đình. Họ chính là người chỉ ra cho nhà vua những điều hay của các triều đại Hồi giáo lớn ở nước ngoài cho nhà vua của mình học tập theo. Họ cũng là người cảnh báo về nguy cơ bành trướng của Bồ Đào Nha và cho rằng đạo Hồi là phương cách mở rộng quyền lực cuả nhà vua. Họ cũng đã giới thiệu các học giả Hồi giáo và các nhà tu hành để khuyến khích lòng nhiệt tâm đạo giáo của nhà vua và thiết lập các trung tâm truyền bá đạo Hồi trên đất nước của nhà vua. Theo đó các triều đình đều ít nhiều trở thành các trung tâm nghiên cuaus đạo Hồi và sản xuất ra không ít các tài liệu mà phần lớn vẫn còn được lưu giữ. Các trung tâm của những người Hồi giáo thánh thiện cũng ra đời. “Các học giả Hồi giáo và những người Hồi giáo thánh thiện đã góp một vai trò quan trọng trong các vấn đề chính trị cũng như đạo giáo trong các triều đình. Họ đã thúc đẩy ý thức thống nhất giữa các cộng đồng Hồi giáo ở bán đảo Mã lai và quần đảo Indonexia trong việc chống lại bước tiến của quyền lục Bồ Đào Nha và sau đó là Hà Lan.

Nhà thờ Hồi giáo Cung điện ở Philippines

Nhà thờ Hồi giáo Cung điện ở Philippines (Ảnh: Du lịch Philippines)

Sự lan tỏa Đạo hồi ở Đông Nam Á

Vùng phía bắc của Xumatơra là điểm đến đầu tiên và cũng là vị trí có sức cuốn hút đạo Hồi lâu nhất ở khu vực Đông Nam Á. Năm 1292, theo lời kể của Marco Polo thì Perlak là cảng đầu tiên được các nhà buôn Hồi giáo viếng thăm.

Từ Malacca Hồi giáo đã lan tỏa mạnh mẽ ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á hải đảo vào khoảng cuối thế kỉ XV đầu thế kỉXVI. Đạo Hồi đã xâm nhập vào vùng Malacca khoảng năm 1840 và tây Borneo năm 1500 vào các cảng ở vùng nam và đông Borneo vào năm 1515, vào Bantam năm 1525. Đây là những vùng có quan hệ thông thương trực tiếp với Malacca nên nhanh chóng chấp nhận đạo Hồi. Burunay thông qua các quan hệ buôn bán với Malacca đã tiếp thu tôn giáo mới này và trở thành vương quốc Hồi giáo đầu tiên xuất hiện ở Borneo. Đạo Hồi cũng xâm nhập vào hầu hết các vùng quần đảo Philippin, Mindanao vào đầu thế kỉ XVI. Chỉ riêng Nuzon chịu ảnh hưởng ít hơn vì mối thông thương với Malacca phải qua Brunay. Từ Sulu và Mindanao, Hồi giáo phát triển đến các vùng lân cận. Khi người Tây Ban Nha đến Philippin vào năm 1521 thì thành phố Malina đã là một vương quốc Hồi giáo dưới sự trị vì của Rajah Soliman và thị trấn Tondo kề bên cũng là một vương quốc Hồi giáo thuộc Rajah Sakandula. Tôn giáo mới đã nhanh chóng thâm nhập vào các ngõ ngách của đời sống cư dân ở vùng Đông Nam Á hải đảo.

Quá trình lan tỏa rộng khắp của đạo Hồi, quá trình hình thành các cộng đồng Hồi giáo ở Đông Nam Á trùng hợp với sư chuyển biến của lịch sử khu vực như: sự suy yếu của các quốc gia phong kiến lớn, sự xuất hiện của thực dân phương Tây. Hồi giáo đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế hàng hóa ở các nước Đông Nam Á hải đảo.

Nhà thờ hồi giáo ở Malaysia

Nhà thờ hồi giáo ở Malaysia (Ảnh: Intertour)

Tiến trình lịch sử

Từ thế kỷ XV vương quốc Mojopahit dần đần suy yếu. Sự suy yếu đó đã mở đường cho Malacca – một quốc gia mới xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XV ở bán đảo Mã Lai. Các vua Malacca, đặc biệt là bốn Hồi vương cuối cùng (từ năm 1445 – 1511) không chỉ tích cực truyền bá Hồi giáo, phát triển thương mại mà còn dùng chiến tranh để mở mang bờ cõi. Dưới triều bốn Hồi vương cuối cùng, uy quyền của Malacca trải rộng xuống phía nam đến Xingapo, quần đảo Riau, đảo Linga và vượt qua eo biển vươn tới tận tới các quốc gia Rocan, Xiae Campa và Indoraghiri ở Xumatora. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà Malacca đầu thế kỷ XVI được mệnh danh là nơi dân cư đông đúc, thịnh vượng và rất nhiều các sản vật quý như hồ tiêu, ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai và nhiều loại hương trầm.

Theo những thuyền buôn Hồi giáo từ bắc Xumatoroa, Malacca dần xâm nhập vào các thương cảng lớn ở đảo Java như Demac, Giapara và Taban. Khi đã đủ mạnh, các thương cảng đó đã trở thành những quốc gia Hồi giáo độc lập và tách ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của đế chế Mojopahit. Sự hưng thịnh của hồi giáo tại Inđônêxia trở thành nhân tố tôn giáo dẫn đến sự sụp đổ của vương triều Moojopahit. Năm 1527, quân đội Demac tấn công và thiêu hủy đô thành Mojopahit, vua Ranavigiaya bị giết, đế chế Mojopahit lừng danh một thời cũng chấm dứt luôn sự tồn tại của mình. Đầu thế kỷ XVI trên đống gạch vụn của đế quốc Mojopahit đã xuất hiện rất nhiều vương quốc khác theo đạo Hồi chủ yếu ó vương quốc Demac ở phía đông Java.

Vương quốc Bantam ở phía tây Java, vương quốc Mataram ở miền trung Java, vương quốc Ache ở Xumatora,…

Sau chiến thắng 1527 lãnh thổ Demac bao trùm Trenbon và Bantam ở tây Java, nam Calimantan và Lomboc, Nhưng từ năm 1546, vương quốc Hồi giáo Giapara trở nên mạnh và trở thành bá chủ của Java. Đến năm 1568 lại nổi lên một quốc gia hồi giáo nữa với trung tâm ở vùng gần Xugiacacta – vương quốc Pagiang. Vương quốc Pagiang chỉ tồn tại được đúng 20 năm và đến năm 1588 thì trở thành một phần lãnh thổ của hai vương quốc Bantam và Mataram.

Tình trạng phân tán và cát cứ ở Java được chấm dứt vào nửa sau thế kỷ XVI, khi xuất hiện hai quốc gia lớn là Bantam và Matara. Nhờ phát triển buôn bán mà quốc gia đô thị nhỏ bé Bantam ở bờ biển phía bắc ở tây Java dần dần trở thành một trung tâm thương mại lớn chi phối cả các vùng xung quanh. Dưới thời vua Haxanudin (1552 -1570), Bantam làm bá chủ cả tây Java và nam Xumatora. Vào đầu thế kỷ XVI, Mataram chỉ là quốc gia nhỏ, nhưng đến năm 1575 vua Xutavigiaya nổi danh với cái tên Xennapaty thống soái đã tuyên bố độc lập tách khỏi Padang và tiến hành cuộc chiến nhằm thống nhất Java. Cho đến cuối đời 1601, vị vua này đã chiếm phần lớn lãnh thổ trung Java. Địch thủ chủ yếu của Mataram trong cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng ở khu vực này.

Sự xâm nhập và lan tỏa rộng khắp của đạo Hồi giáo ở Đông Nam Á là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị khu vực. Sau Malacac sự ra đời của các quốc gia Hồi giáo mới ở khu vực hải đảo trong thế kỉ XVI là một biến chuyển quan trọng. Hồi giáo không chỉ làm cho văn hóa Đông Nam Á khởi sắc mà còn góp phần tạo nên những thay đổi mới trong khu vực. Hoạt động giao lưu buôn bán giữa các nước trong khu vực tăng lên và hơn thế nữa các quốc gia Hồi giáo còn xây dựng một mô hình nhà nước mới, trong đó tôn giáo đã tham gia hết sức hiệu quả vào việc quản lí quyền lực của các Hồi vương (Sultan)

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN