Sự lo lắng làm hỏng các quyết định như thế nào?

Sự lo lắng làm hỏng các quyết định như thế nào?

Khi tình huống trở nên không lường trước được, người dễ lo lắng có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc phân tích các gợi ý xung quanh để đưa ra quyết định có lợi.

cuộc đời vô nghĩa

Sự lo lắng khiến chúng ta gặp khó khăn khi xử lý các công việc hàng ngày. 

Rối loạn lo âu (hay còn gọi là bệnh lo âu) đang ảnh hưởng tới khoảng 40 triệu người Mỹ trưởng thành. Một nghiên cứu mới đây gợi ý rằng nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu rất có khả năng là do một sự trục trặc, tổn thương trong hệ thống ra quyết định bậc cao của não bộ. Bộ phận này có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong việc điều trị căn bệnh này.

Thách thức đối với người dễ lo lắng là khả năng đánh giá tình huống trong bối cảnh nhiều yếu tố khác đã xảy ra gần đây và khả năng xử lý tình huống đó một cách phù hợp.

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự lo âu có thể có liên hệ đến sự khó khăn trong việc đánh giá những thông tin như liệu những tình huống chúng ta đối mặt hàng ngày – bao gồm cả những biến động trong mối quan hệ giữa con người – là sẽ tiếp diễn ổn định hay sẽ biến đổi, và quyết định sẽ phản ứng lại sự việc này như thế nào”, theo tác giả chính của nghiên cứu, phó giáo sư tâm lý học Sonia Bishop của đại học California, Berkeley.

Bà Bishop cho biết thêm rằng: “Nó giống như gặp phải tình huống cực kỳ phi lý vậy, cố gắng phân tích xem liệu có thể thực hiện theo cách làm cũ, hoặc nếu sự việc biến đổi khác hẳn, bạn sẽ giải quyết như thế nào?”

Ví dụ, khi bạn bỗng nhiên bị một người bạn của mình tấn công, bằng lời nói hoặc hành động, mà không rõ vì lý do gì. Hành vi đó có thể phản ánh sự thay đổi trong tâm trạng hoặc tương tác hàng ngày của người bạn ấy, hoặc tệ hơn nữa là mối quan hệ giữa hai người đã thay đổi.

Vì vậy, thách thức đối với người dễ lo lắng là khả năng đánh giá một tình huống trong bối cảnh những yếu tố nào khác đã xảy ra gần đây và khả năng xử lý tình huống đó một cách phù hợp.

Kĩ năng ra quyết định

Bà Bishop và các cộng sự đã sử dụng các bài tập ra quyết định, các phép thử tâm lý và hành vi, và các mô hình tính toán để đánh giá kĩ năng ra quyết định theo xác suất của 31 người trưởng thành trong độ tuổi thanh niên và trung niên, những người này có các  mức độ lo lắng khởi điểm từ thấp đến vô cùng cao.

Ra quyết định theo xác suất đòi hỏi phải có tư duy logic và khả năng phán đoán để giải quyết các tình huống không chắc chắn; đòi hỏi khả năng đưa ra kết luận từ các sự kiện diễn ra trong quá khứ để lựa chọn phương án giải quyết tốt nhất.

“Một kĩ năng quan trọng trong việc ra quyết định hàng ngày là khả năng đánh giá liệu một kết quả không mong đợi mà ta gặp phải là một sự việc ngẫu nhiên hay có khả năng sẽ tái diễn nếu hành động gây ra hậu quả này được lặp lại”, bà Bishop nói.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn sử dụng phương pháp theo dõi chuyển động mắt (eye-tracking) để phát hiện sự giãn nở của con ngươi (đồng tử), một phản xạ cho biết bộ não đã giải phóng chất norepinephrine (chất kích thích thần kinh giao cảm) giúp chuyển các tín hiệu tới nhiều khu vực trong não bộ để gia tăng sự cảnh giác và sẵn sàng hành động.

Tình huống đang diễn ra sẽ ổn định hay thay đổi?

Người tham gia nghiên cứu được yêu cầu chơi trên máy tính một trò chơi dạng như “two-armed bandit” (một trò chơi trong casino). Trong trò chơi này, người tham gia liên tiếp lựa chọn một trong hai hình thù, trong đó có một hình thù sẽ gây ra sốc điện từ mức nhẹ đến trung bình đối với người đó.

lo lắng công việc

Ảnh: Suy nhược thần kinh.

Để tránh bị sốc điện, người tham gia cần phán đoán, nhận biết trạng thái hay sinh ra sốc điện nhất. Có những lúc, hình thù gây sốc điện không thay đổi trong thời gian dài, đây là tình huống ổn định. Tuy nhiên, vào những lúc khác (tình huống bất định) hình thù gây sốc sẽ thay đổi thường xuyên hơn. Kết quả là người lo lắng nhiều có khả năng phán đoán kém hơn, nên bị sốc điện nhiều hơn những người lo lắng ít.

“Sự lựa chọn của người lo lắng nhiều cho thấy họ kém hơn trong việc nhận ra tình huống gặp phải đang ở trạng thái ổn định hay là thay đổi thất thường và sử dụng thông tin này để đưa ra các quyết định tốt nhất có thể”, bà Bishop cho biết.

Thêm vào đó, đồng tử của những người lo lắng nhiều phản ứng yếu hơn với sốc điện trong tình huống bất định của trò chơi này. Bình thường, đồng tử của chúng ta giãn nở khi chúng ta tiếp nhận thông tin mới và càng giãn nở nhiều hơn trong môi trường không ổn định. Vậy nên, đồng tử giãn nở ít cho thấy sự thất bại trong việc xử lý những thông tin thay đổi liên tục được xuất hiện nhiều hơn trong tình huống bất định của trò chơi này.

“Khám phá của chúng tôi giúp giải thích tại sao các cá nhân hay lo lắng có thể cảm thấy khó khăn trong việc đưa ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn bởi vì họ phải cố gắng nhận ra các dấu hiệu cho thấy tình huống họ gặp phải là ổn định hay sẽ biến đổi”, bà Bishop nói.

Khám phá này đã được đăng tải trên tạp chí Nature Neuroscience. Giúp đỡ cho nghiên cứu này của bà Bishop là các cộng sự và các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Oxford ở Anh. Nghiên cứu được hỗ trợ từ Hội đồng nghiên cứu Châu Âu và Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ.

Nguồn: UC Berkeley. Bài viết nguyên gốc trên futurity.org

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN