Sự thật gây sốc: Bánh mì không tốt cho sức khỏe

Sự thật gây sốc: Bánh mì không tốt cho sức khỏe

Đã từ lâu con người biết rằng bánh mì trắng và ngũ cốc tinh chế nói chung không hề bổ dưỡng mà đôi khi gây hại sức khỏe.

Bánh mì

Ảnh minh họa: Pixabay.com

Các chuyên gia dinh dưỡng trên toàn thế giới luôn khuyến khích chúng ta nên ăn ngũ cốc nguyên hạt.

Nhưng các dạng ngũ cốc, đặc biệt là loại chứa gluten như bột mì luôn bị kiểm soát chặt chẽ trong những năm gần đây.

Nhiều chuyên gia y tế uy tín cho rằng bánh mì và các nguồn thực phẩm khác từ ngũ cốc gluten rất không nên dùng vì chúng có thể hại sức khỏe.

Bánh mì chứa nhiều Carbohydrate và có thể gây tăng lượng đường huyết

Ngay cả bánh mì nguyên hạt thường cũng không được làm từ “100%” hạt ngũ cốc.

Chúng là những hạt được nghiền thành bột rất mịn. Tuy nhiên quá trình này vẫn bảo lưu các chất dinh dưỡng, và sản phẩm sau khi nghiền được tiêu hóa dễ dàng nhanh chóng.

Các loại tinh bột trong bánh mì được chuyển hóa một cách nhanh chóng trong hệ tiêu hóa và tạo ra đường glucose thấm vào máu. Điều này khiến nồng độ đường trong máu và insulin tăng nhanh.

Ngay cả bánh bột mì nguyên hạt cũng khiến cho lượng đường trong máu tăng nhanh hơn nhiều so với những thanh kẹo ngọt.

Khi lượng đường trong máu tăng lên nhanh bao nhiêu, chúng cũng sẽ có xu hướng giảm xuống nhanh chóng bấy nhiêu. Khi lượng đường trong máu giảm xuống, chúng ta lại thấy đói.

Đây là bài toán tuần hoàn lượng đường trong máu quen thuộc đối với người có chế độ dinh dưỡng giàu carb (Carbohydrate). Chẳng bao lâu sau khi ăn, họ lại thấy đói và muốn ăn một bữa khác có hàm lượng carb cao.

Đường trong máu cao cũng có thể gây ra quá trình glycation ở cấp độ tế bào khi đường trong máu phản ứng với protein trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân gây lão hóa.

Các nghiên cứu về chế độ ăn hạn chế carb (trong đó loại bỏ/giảm tinh bột và đường) cho thấy rằng những bệnh nhân tiểu đường hoặc cần giảm cân nên tránh tất cả các loại ngũ cốc.

Cuối cùng, hầu hết bánh mì được làm bằng lúa mì nghiền thành bột. Chúng sẽ dễ dàng được tiêu hóa và nhanh chóng khiến lượng đường huyết cùng insulin lên cao, dẫn đến lượng đường trong máu tăng vọt và cũng kích thích chứng ăn quá nhiều.

Bánh mì chứa nhiều gluten

Lúa mì chứa một lượng lớn protein gọi là gluten. Protein loại này tính chất giống như keo (do đó chúng có tên là gluten) khiến cho bột thường có sự kết dính.

Có bằng chứng cho thấy một tỷ lệ đáng kể dân số khá nhạy cảm với gluten.

Khi chúng ta ăn bánh mì chứa gluten (lúa mì, lúa mì splenta, lúa mạch đen và lúa mạch), hệ thống miễn dịch trong hệ tiêu hóa của chúng ta sẽ “tấn công” các protein gluten.

Các thử nghiệm có kiểm soát trên những người không mắc bệnh tiêu hóa cho thấy, gluten gây tổn hại bức tường bảo vệ tiêu hóa, gây đau, chướng bụng, phân lỏng và mệt mỏi.

Nhạy cảm với gluten cũng liên quan tới một số trường hợp tâm thần phân liệt và hội chứng tiểu não – cả hai chứng rối loạn rất nghiêm trọng cho não bộ.

Gluten có lẽ gây hại cho hầu hết mọi người, không chỉ những ai chẩn đoán có bệnh đường ruột hoặc nhạy cảm với gluten.

Cách duy nhất để nhận biết bạn có nhạy cảm với gluten hay không là hãy loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống trong vòng 30 ngày và sau đó dùng trở lại và theo dõi xem ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào.

Kết luận là hầu hết bánh mì được làm từ các loại ngũ cốc gluten. Gluten gây ra một phản ứng miễn dịch ở đường tiêu hóa cho những người nhạy cảm. Điều này có thể gây trục trặc đường tiêu hóa, đau, đầy hơi, mệt mỏi và các triệu chứng khác.

Bánh mì cũng chứa các chất có hại khác

Hầu hết các loại bánh mì thương mại đều có chứa đường fructose cao hoặc siro ngô, giống như những thực phẩm chế biến khác.

>> Sự độc hại của đường fructose trong thức ăn chế biến sẵn

Đường gây ra nhiều tác dụng phụ và ăn những thực phẩm chế biến có đường tác động xấu đến sức khỏe của bạn.

Hầu hết các loại ngũ cốc đều bao gồm axit phytic “chống dinh dưỡng”.

Axit phytic là một phân tử liên kết mạnh mẽ những khoáng chất cần thiết như canxi, sắt và kẽm, khiến chúng không được hấp thụ.

Ngâm ngũ cốc trước khi nướng có thể làm suy giảm lượng axit phytic, giúp tăng hàm lượng các khoáng chất.

Kết luận: Hầu hết các loại bánh mì chứa đường và chúng không tốt cho sức khỏe của bạn. Chúng cũng chứa “chất chống dinh dưỡng “, giúp ngăn chặn hấp thu các khoáng chất như canxi, sắt và kẽm.

Bánh mì chứa ít dưỡng chất thiết yếu

(Shutterstock)

Bạn có thể tìm thấy mọi dưỡng chất trong bánh mì ở các loại thực phẩm khác, thậm chí với hàm lượng lớn hơn. Ngay cả bánh mì nguyên chất cũng không bổ dưỡng như bạn nghĩ.

Không những nó ít chất dinh dưỡng so với các loại thức ăn khác, bánh mỳ còn làm giảm sự hấp thu các dưỡng chất từ thực phẩm khác.

  • Calorie:bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có chứa một lượng thấp dưỡng chất so với các loại thực phẩm thực sự như rau.
  • Các khối phytic axit hấp thụ nhiều khoáng chất như sắt, kẽm và canxi. Bằng cách gây tổn hại niêm mạc ruột, glutensẽ cản trở hấp thu tất cả các chất dinh dưỡng.
  • Ngũ cốc không chứa tất cả các axit amin thiết yếu, do đó chúng rất nghèo protein đối với con người.
  • Sợi mì có thể làm cơ thể bạn đốt cháy các Vitamin D trong cơ thể nhanh hơn nhiều và gây thiếu hụt vitamin D, điều đó dẫn đến ung thư, tiểu đường và gây tử vong.

Kết luận: Hầu hết các loại bánh mì không phải là bổ dưỡng và protein trong bánh mỳ cũng không nhiều. Những người bị tổn thương niêm mạc ruột kết hợp với axit phytic sẽ ít hấp thu dưỡng chất. Lúa mì cũng có thể là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu vitamin D.

Bánh mỳ nguyên hạt làm tăng hàm lượng cholesterol gây hại

Trong một nghiên cứu, 36 người được chọn ngẫu nhiên và phân thành hai nhóm.

Họ được hướng dẫn để ăn một trong hai món: hoặc toàn bộ ngũ cốc yến mạch hoặc ngũ cốc lúa mì.

Sau 12 tuần, các nhà nghiên cứu tiến hành đo nồng độ lipid trong máu ở cả hai nhóm.

Nhóm ăn ngũ cốc yến mạch giảm LDL cholesterol và mật độ LDL ở mức nhỏ. Về cơ bản, nhóm ăn toàn bộ yến mạch đã cải thiện đáng kể tình trạng lipid trong máu.

Tuy nhiên, nhóm ăn ngũ cốc mỳ cho thấy sự gia tăng hàm lượng cholesterol LDL 8% và mật độ LDL ở con số khổng lồ 60%.

Mật độ LDL là loại cholesterol có liên quan chặt chẽ đến bệnh tim.

Điều này có nghĩa là toàn bộ nhóm dùng lúa mì gây hại đáng kể  đến lipid đường huyết và có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Vậy nên, lát bánh mì nguyên hạt dán nhãn “tốt cho tim mạch” lại có thể giết chết bạn.

Kết luận: Không nên ăn bánh mỳ có nhãn “tốt cho tim mạch” bởi chúng gây tăng mật độ cholesterol LDL với tỷ lệ quá lớn là 60%. Đây là loại cholesterol liên quan chặt chẽ đến bệnh tim.

Mỳ ngũ cốc nguyên hạt ít gây hại hơn bột mỳ nghiền

Đúng là bánh mì ngũ cốc nguyên hạt tốt hơn so với bánh mì làm bằng ngũ cốc tinh chế. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ. Tuy nhiên, chúng chỉ ít có hại hơn bánh mỳ tinh chế. Nó giống như việc so sánh thuốc lá không đầu lọc và thuốc lá có đầu lọc. Thuốc lá đầu lọc ít độc hại hơn, nhưng điều đó không làm cho chúng ta khỏe mạnh.

Nếu bạn buộc phải ăn theo chế độ gồm bánh mì trong cuộc sống hàng ngày, có một số cách mà không hoàn toàn gây hại cho sức khỏe của bạn.

Bánh mì làm bằng ngũ cốc đã ngâm và mọc mầm có thể ít gây hại cho cơ thể của bạn hơn so với bánh mì bình thường. Làm bánh mỳ theo cách này sẽ giúp giảm lượng axit phytic.

Bánh mì không chứa gluten cũng có thể tốt cho sức khỏe hơn so với các loại ngũ cốc chứa gluten như lúa mì, lúa mỳ splenta, lúa mạch đen và lúa mạch.

Kết luận: bánh mì nguyên hạt tốt hơn so với bánh mì làm bằng ngũ cốc tinh chế, nhưng lựa chọn tốt nhất là không nên ăn loại bánh mỳ nào cả. Bánh mì làm bằng ngũ cốc đã ngâm và mọc mầm có thể ít gây hại hơn cho cơ thể của bạn.

Lời nhắn: 

Bất cứ ai cần giảm cân, có vấn đề về tiêu hóa hoặc bằng cách nào đó bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống phương Tây cũng nên loại bỏ bánh mì và những nguồn thực phẩm khác từ các loại ngũ cốc gluten.

Biên dịch từ Authoritynutrition

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN