Tác hại của điện thoại đến trẻ: tự kỷ, u não, học kém, trầm cảm…

Tác hại của điện thoại đến trẻ: tự kỷ, u não, học kém, trầm cảm…

Một số nghiên cứu mới đây đã cho thấy, từ trường của điện thoại di động có thể gây cho trẻ tự kỷ, u não ác tính, suy giảm khả năng nhận thức và gây tổn hại cho nhiễm sắc thể gây biến đổi gene.

Tiến sĩ Martin Blank từ Khoa sinh lý và sóng di động sinh lý học tại Đại học Colombia đã cùng khoảng 100 nhà khoa học khác trên khắp thế giới đang khẩn cầu Liên Hợp Quốc cảnh báo về sự nguy hiểm của những thiết bị phát ra điện từ như smartphone (điện thoại di động thông minh) và Wi-Fi, đặc biệt là tác hại của chúng lên phụ nữ và trẻ em.

Ảnh: DKN.TV

Đối với trẻ nhỏ, xương sọ và não rât mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển cực nhanh và nhạy, mức  ảnh hưởng đối với trẻ em rất lớn.

Với thiếu niên dùng điện thoại từ khi còn nhỏ, nguy cơ bị ung thư não cao gấp 4-5 lần so với những đứa trẻ khác không sử dụng. Dùng điện thoại di động nhiều cũng làm suy giảm khả năng học hỏi, dễ bị trầm cảm lo âu, chứng mệt mỏi mạn tính…

Rất nhiều phụ huynh khi trẻ khóc hay quấy dùng điện thoại đưa sát vào tai trẻ hay vào mặt trẻ hay cho trẻ nghịch điện thoại di động, chính hành động vô ý này sẽ tàn phá sức khỏe và trí não bé từng ngày.

Ngoài ra trẻ dễ mắc các bệnh sau nếu sử dụng điện thoại thường xuyên:

Các bệnh về mắt: thói quen nhìn chằm chằm vào di động trong thời gian dài sẽ dễ khiến bé cảm thấy nhức mắt, khô mắt thậm chí mờ dần. Thói quen này có thể gây cận thị và các bệnh về mắt.

Nhiễm khuẩn: Các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona (Mỹ) đã phát hiện ra rằng điện thoại di động mang nhiều vi khuẩn gấp 10 lần so với hầu hết các bồn cầu trong nhà vệ sinh.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra các mầm bệnh nguy hiểm trên điện thoại di động, bao gồm Streptococcus, MRSA và thậm chí là E.coli.

Chính vì thế, việc ăn uống sau khi sử dụng di động làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Bệnh tim mạch: những bức xạ phát ra từ điện thoại di động có thể gây ra những rối loạn chức năng tim.

Thoái hóa thần kinh và cong vẹo cột sống: các bức xạ có hại phát ra từ điện thoại di động có thể gây tổn hại DNA, từ dẫn tới thoái hóa thần kinh.

Ngoài ra dùng điện thoại với tư thế không chuẩn trong thời gian dài dễ khiến trẻ bị cong vẹo cột sống.

Chia sẻ trên Báo Sức khỏe và Đời sống, Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền – Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đưa ra cảnh báo về nhiều trường hợp trẻ bị đau khớp ngón tay vì sử dụng thiết bị điện tử.

Bác sĩ Huyền cho biết, bác sĩ đã từng gặp rất nhiều bệnh nhân là các cháu học sinh mới học cấp 2 mà đã đau các khớp ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái do chơi điện thoại quá nhiều, có cháu đã có biểu hiện bị viêm gân, dần dần các khớp nhỏ ở ngón tay của các cháu có thể sẽ bị thoái hóa.

Co giật, liệt cơ mặt:

Khi trẻ chơi game, sử dụng điện thoại hay xem tivi quá nhiều, mắt và thần kinh luôn trong trạng thái tập trung cao độ dẫn đến căng thẳng, không chỉ làm tăng các tật khúc xạ mà còn là nguyên nhân khởi phát rối loạn TIC.

Tật máy giật các cơ (rối loạn Tic vận động) là triệu chứng đầu tiên gặp trong 80% các trường hợp và đa số là ở mặt, 20% còn lại rối loạn trong lời nói (rối loạn Tic âm thanh).

Tất cả các bệnh nhân này cuối cùng đều có rối loạn Tic phối hợp giữa vận động và âm thanh.

Tic là hội chứng không thể điều trị triệt để, khả năng tái phát rất cao nên cha mẹ cần hạn chế trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, xem ti vi và cần tạo môi trường lành mạnh về tinh thần và thể chất cho trẻ.

Nguy cơ mỏng vỏ não:

Theo một nghiên cứu của Mỹ, các nhà khoa học thấy rằng những trẻ em dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng và chơi các trò chơi video hơn 7 giờ/ngày đã có dấu hiệu bị mỏng vỏ não sớm hơn so với những trẻ em không sử dụng những thiết bị này.

Phát triển khối u: nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em sử dụng điện thoại di động nhiều có khả năng phát triển của khối u lành tính trong não và tai.

Giảm khả năng tập trung: các sóng vô tuyến từ điện thoại di động sẽ thâm nhập sâu vào não, không chỉ xung quanh tai.

Nếu trẻ sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi thì khi vào học bé khó tập trung được hơn, giảm khả năng học tập và các việc khác.

Ung thư: WHO đã phân loại bức xạ điện thoại di động có thể gây ung thư cho con người. Trẻ em hấp thụ nhiều hơn 60% bức xạ so với người lớn.

Gây khó khăn trong học tập và giao tiếp xã hội của trẻ

Việc sử dụng điện thoại di động rất dễ gây nghiện, đặc biệt ở trẻ em, điều này làm giảm thời gian cho việc học cũng như giao tiếp với mọi người.

Trẻ sử dụng điện thoại trước khi học sẽ dễ bị phân tán tư tưởng khi ngồi học, gây khó khăn trong học tập.

Nhiều trẻ coi điện thoại di động như vật bất ly thân, thậm chí trẻ không muốn và không có nhu cầu giao tiếp với cả người thân. Việc này khiến trẻ dễ thu mình, xa lánh với xã hội.

Tạo những hành vi xấu, ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ

Một trong những tác hại của điện thoại với trẻ em là có thể làm ảnh hưởng tới cả tương lai của trẻ.

Trẻ có thể sử dụng điện thoại để truy cập vào những trang web xấu (những trang web bạo lực, khiêu dâm, phản xã hội,… hoặc những thông tin xấu các mạng xã hội) và từ đó trẻ dễ học theo những hành vi xấu vì tâm lý trẻ nhỏ rất tò mò và bắt chước nhanh.

Việc này gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và phát triển nhân cách của trẻ.

Có không ít trường hợp trẻ sử dụng điện thoại để gian lận trong thi cử. Bên cạnh đó, việc trẻ sử dụng điện thoại trở thành công cụ để quay clip, gây mâu thuẫn trên mạng xã hội cũng khiến phần gia tăng bạo lực học đường (bạo lực tinh thần).

Để bảo vệ trẻ và chính bản thân mình, bạn cần biết rằng:

  • Không nên cho trẻ nghịch điện thoại hay gọi điện thoại thường xuyên, chỉ cho trẻ nghe điện thoại di động trừ khi thật cần thiết nhất là với trẻ dưới 15 tuổi.
  • Nên lưu ý ở những nơi có  các công trình kiến trúc phức tạp, sóng tín hiệu thường rất kém. Công suất bức xạ của di động sẽ theo đó tăng lên.
  • Nếu nghe hoặc gọi điện thoại khi đang sạc pin, điện áp cao hơn nhiều, bức xạ cũng cao gấp 10 lần thông thường. và khi ĐTDĐ hết pin thì bức xạ cao gấp 1000 lần.
  • Dùng tai nghe, hạn chế nói chuyện điện thoại liên tục thời gian dài, không dùng điện thoại quá cũ…

Bố mẹ suốt ngày ôm điện thoại sẽ khiến trẻ tự kỷ

Cha mẹ, điện thoại

Ngày nay, mỗi bậc cha mẹ đều rất xem trọng việc giáo dục con cái. Sau khi tan làm trở về nhà, cô nhận được điện thoại từ giáo viên chủ nhiệm của con gái, nói rằng hành động của bé hôm nay rất kỳ lạ, ở lớp, cô giáo hỏi gì cũng không nói, hỏi nguyên nhân tại sao, cô bé cũng im lặng không trả lời.

Cô không biết nguyên nhân tại sao, thường ngày thấy con rất lễ phép, hôm nay bé lại thế, cô chỉ biết hướng đến cô giáo nói lời xin lỗi và chia sẻ rằng cô sẽ ngồi nói chuyện cùng con. Nhưng chuyện xảy ra sau đó khiến cô vô cùng xúc động.

Sau khi kết thúc cuộc trò chuyện cùng giáo viên chủ nhiệm của con, cô liền quay sang hỏi: “Lời thầy giáo có quan trọng không? Con có hiểu lầm gì không? Mẹ biết con không phải là đứa không lễ phép.” Bé nghe xong, nhìn mẹ mà không nói lời nào. Đối diện với tình huống này, cô giận giữ nói: “Mẹ chỉ cần một lời giải thích, cũng không trách con. Con hãy suy nghĩ đi.”

Trong cả bữa cơm chiều, con gái nhất định không nói chuyện, ăn xong cơm vẫn giữ nguyên thái độ, không thay đổi. Sau đó, bé trực tiếp chạy đến trước tivi xem hoạt hình. Cô kiên nhẫn ngồi cạnh con cho đến khi bộ phim hoạt hình kết thúc, rồi mới mở lời: “Con không thể tâm sự cùng với mẹ sao?” Bé trả lời một tiếng, nhưng ánh mắt vẫn hướng về tivi.

“Hôm nay, tại sao con không thèm nhìn cô giáo? Là tâm tình không tốt hả con?” Cô hỏi con với giọng điệu nhẹ nhàng không kiểu ‘lên lớp’.

“Vâng!” Con gái trả lời lấy lệ và mắt vẫn hướng về màn hình tivi.

Thời điểm cầm điện thoại, cha mẹ đều xem nhẹ con cái

tác hại của điện thoại

Khi bị con mình xem nhẹ, người mẹ vừa bực vừa thương. Ngẫm lại, từ trước tới giờ, cô luôn coi trọng việc dạy bảo con cái, luôn cố gắng hết mức làm bạn cùng chúng. Con của cô từng có lúc rất vui vẻ kể cho mẹ về việc các bạn trong lớp rất hâm mộ bé vì có người mẹ tốt như thế. Nhưng giờ con bé lại thay đổi hoàn toàn ngược lại. Giờ con không muốn tâm sự cùng cô, không nói lý do và hoàn toàn không để ý đến mẹ. Cô tự hỏi chính mình, chẳng lẽ hàng ngày cô hiền từ với con và giờ đã bị mất đi uy nghiêm của bậc cha mẹ với con trẻ rồi sao?

Không buông được điện thoại khi đang lướt web

tác hại của điện thoại

Nghĩ tới đây, cô đứng bật dậy và giật lấy cái điều khiển từ tay của con, bất ngờ tắt tivi. Cô đứng nhìn con gái một cách giận giữ và quát lớn: “Cái gì mới quan trọng với con!”

Con gái hiếm thấy mẹ giận giữ như vậy, ánh mắt em hiện lên nét hoảng sợ cùng bi thương. Người mẹ vô cùng đau đớn nhưng không quên mục đích của mình, cô nói một cách rất lạnh lùng: “Lập tức trở về phòng! Suy nghĩ thật kỹ xem, con muốn làm gì!” Bé từ từ đứng dậy đi về phòng với dáng vẻ rất đáng thương. Cô biết lần này mình đã thất bại trong việc tìm hiểu tâm tư của con bé rồi. Ngay sau đó, cha của bé đi tới và nói: “Bình tĩnh một chút! Em hiểu con rồi đấy, nó rất nghe lời và tin tưởng em.”

Cha mẹ cho rằng như thế là làm bạn

tác hại của điện thoại

Nghe chồng nói xong… cô bắt đầu suy nghĩ, nhất định có nguyên nhân sau sự việc này. Cô viết lên một tờ giấy với dòng chữ: “Bảo bối của mẹ, con không để ý đến mẹ khiến mẹ rất đau lòng! Lúc nãy có nổi giận với con, mẹ thực sự xin lỗi! Hi vọng con tha thứ cho mẹ.” Cô gõ cửa phòng con rồi theo khe cửa đưa cho con tờ giấy này. 2 phút sau, con gái cô mở cửa ra với đôi mắt ngấn lệ. Bé lao tới ôm mẹ và khóc nức nở, rồi nói với mẹ hiện tượng bất thường xảy ra ngày hôm nay. Bởi vì con muốn làm thí nghiệm, ai nói gì cũng không để ý.

Người mẹ làm vẻ khó hiểu hỏi: “Tại sao con lại làm thí nghiệm này?” Em nhìn mẹ rồi hỏi: “Mẹ à! Lúc con không để ý đến mẹ, có phải mẹ rất không vui không?” Cô gật đầu, bé lại nói tiếp: “Lúc mẹ nói chuyện, con chăm chú xem tivi, có phải mẹ cũng rất không vui?” Cô lại gật đầu tiếp: “Đúng thế, mẹ cảm giác rất khó chịu.”

Nhưng khi cha mẹ chơi điện thoại, con rất cô đơn

tác hại của điện thoại

Cô bé nói với mẹ bằng giọng rất nhỏ nhẹ: “Con cũng thường xuyên không vui! Mẹ luôn tăng ca nên không có thời gian chơi với con.” cô thở dài: “Gần đây mẹ bận quá, nhưng cuối tuần mẹ vẫn đưa con đi chơi mà.” Bé tỏ vẻ ủy khuất lắc đầu: “Mẹ không chơi với con! Lúc con chơi thang trượt, chơi nhảy dây, mẹ đều ở một chỗ chơi với điện thoại!”

Nghe con nói xong, người mẹ nghẹn lời. Cô cúi đầu nhớ lại khoảng thời gian ra ngoài chơi cùng con, vì cảm thấy nhàm chán nên đã lấy điện thoại ra để lướt web. Cô nhớ, khi còn bé, chính mình đưa con đi chơi, thời thời khắc khắc đều hướng ánh mắt đến con. Mỗi khi bé chơi với bạn vô cùng vui vẻ, em lại chạy đến bên mẹ và cười rất ngây thơ, mình thì cười cười rồi gật đầu với con, rồi bé lại quay lại chơi tiếp. Theo thời gian, con trẻ dần lớn lên và cô lại dần dần không để ý đến những việc nhỏ nhặt này. Cô cho rằng con mình đã không cần phải chú ý quan sát nữa, không nghĩ tới việc này lại làm tổn thương con trẻ đến thế.

Cô bỗng nhiên hiểu ra nguyên nhân tất cả những hành vi của con ngày hôm nay: “Hôm nay con làm thí nghiệm này, là muốn cho mẹ thấy cảm giác thường bị xem nhẹ phải không?” Bé nhẹ nhàng gật đầu. Cô không nhịn được cười, nhìn con rồi nói một cách chân thành: “Toàn chơi điện thoại là mẹ không đúng. Con có thể nghĩ ra phương pháp như vậy cho thấy rằng con rất có chủ kiến, nhưng sau này có vấn đề nhất định phải tâm sự với mẹ, không chọn dùng phương pháp cực đoan như vậy nữa nhé?”

Con gái gật gật đầu rồi nói: “Ngày mai con sẽ xin lỗi cô giáo ạ!”

Người mẹ rất vui, cô âm thầm quyết định, từ giờ đi chơi cùng con, nhất định phải tắt điện thoại, không để vì điện thoại mà khiến con cảm thấy đau lòng. Đã làm bạn cùng con, nghĩa là đem con đặt ở trong lòng chứ không phải cứ mải chơi điện thoại còn mặc kê con chơi đùa một mình bên cạnh. Chúng ta nghĩ rằng làm bạn cùng con sẽ làm trễ nải thời gian của bản thân, nhưng làm vậy lại chính là làm trễ nải cuộc sống của con trẻ. Một người thành đạt có 20 % là vì tự thân cố gắng mỗi ngày, còn 80% quyết định bởi cha mẹ dạy bảo. Cũng có câu, lời dạy của cha có sức ảnh hưởng 50 lần so với mẹ. Người mẹ có thể khiến con trẻ thành người độc lập, nhưng cha có thể ảnh hưởng cánh nhìn cả đời của con, quan hệ đến hình thành nhân cách của trẻ.

Cha mẹ đều quá bận

Trong sự giáo dục của gia đình, người mẹ và người cha có vai trò vô cùng trọng yếu. Nếu như con cái và mẹ sống hòa thuận thì hôn nhân trong tương lai sẽ hạnh phúc hơn, nếu có thể hài hòa cùng với cha, nó sẽ lên hệ đến thành tựu của con sau này. Mỗi ngày, bậc cha mẹ nên giành 15 phút, gạt bỏ hết tất cả, chuyên tâm chơi cùng con. Ôm con vào lòng và lắng nghe chúng nói chuyện, không mắng; phê bình hay xem thường và đánh đập con trẻ. Đơn thuần chỉ nghe con nói, có thể đặt câu hỏi, ôm con một chút hoặc sờ sờ đầu con, vỗ vỗ vai khiến cho con trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn. Ánh mắt nhìn con trong quá trình làm bạn cũng rất quan trọng. Cha mẹ phải toàn tâm với con thì mới giúp chúng phát triển tình thần khỏe mạnh được.

Thậm chí không có thời gian để mắt đến con

Mỗi người đều từ nhỏ mà lớn lên, trong quá trình đó đã không ngừng học hỏi tìm tòi, vì vậy khi chúng còn nhỏ, bậc cha mẹ càng cần phải dạy chúng cẩn thận. Cơ hội phát triển của con trẻ chỉ có một lần, đừng để vì mình vô tâm mà tạo thành điều đáng tiếc. Điện thoại sẽ không bao giờ rời bỏ người, nhưng thời gian của con trẻ trôi qua không thể lấy lại được. Nếu như cha mẹ cứ chú tâm vào điện thoại, đứa tre lớn lên sẽ dần dần cảm thấy cô độc và tạo ra một khoảng cách, chúng không còn quấn quýt cha mẹ nữa, không làm nũng cha mẹ, không muốn nói chuyện cùng. Đến lúc này, cha mẹ mới buông điện thoại di động xuống để làm bạn cùng con thì đã quá muộn.

Điện thoại quả có mang đến cho cuộc sống nhiều tiện lợi. Nhưng khi ở bên con, nên rời xa nó và dụng tâm quan tâm đến con trẻ, quý trọng khoảng thời gian làm bạn cùng con. Con trẻ rất cần cha mẹ, không phải ngồi cùng một chỗ mà dùng tâm để trò chuyện.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN