Tại sao người Mỹ tiết kiệm ít như vậy?

Tại sao người Mỹ tiết kiệm ít như vậy?

Người Mỹ thiếu sự chuẩn bị cho các khoản chi phí bất ngờ, chẳng hạn như một chiếc xe cần sửa chữa hoặc một lần vào viện cấp cứu, theo một báo cáo gần đây của trang Bankrate.

Báo cáo cho biết gần như cứ bốn người Mỹ thì một người có khoản nợ thẻ tín dụng nhiều hơn là khoản tiết kiệm khẩn cấp. Và 13 phần trăm người Mỹ không có nợ, cũng không tiết kiệm.

Người Mỹ

Ảnh minh họa: Doanh nhân Sài Gòn.

Nếu không có quỹ dự phòng khẩn cấp, những người Mỹ này đang trên bờ vực của sự sụp đổ tài chính.

“Những chi phí bất ngờ, ngoài dự kiến sẽ xuất hiện thường vào thời điểm không thích hợp nhất”, theo lời Gail Cunningham, một phát ngôn viên của Quỹ Quốc gia về Tư vấn tín dụng.

Cunningham nói “nếu không có kinh phí bình ổn [1], chúng ta đều đang sống trên tình trạng tài chính rất bấp bênh”.

Cuộc khảo sát qua điện thoại, được công bố hôm thứ Hai ngày 23 tháng 2, thăm dò ý kiến 1.003 người Mỹ trong tháng Giêng.

Khảo sát cho thấy rằng 28 phần trăm người Mỹ cảm thấy không thoải mái về số tiền mà họ đã tiết kiệm trong năm nay so với năm ngoái.

So với các thế hệ khác, thế hệ X đang trong tình trạng tài chính tồi tệ hơn. Khoảng 32 phần trăm số người trong độ tuổi 30-49 có nợ thẻ tín dụng, so với 21 phần trăm số người thuộc thế hệ “thiên niên kỷ” [2], là những người đã chứng kiến sự suy thoái kinh tế ở độ tuổi thanh niên, và 14 phần trăm những người trên 64 tuổi.

Tại sao người Mỹ ít tiết kiệm như vậy? Khi thẻ tín dụng tính lãi suất cao hơn so với lãi suất có được từ tài khoản tiết kiệm thì đối với người Mỹ việc thoát khỏi nợ nần và bắt đầu tiết kiệm thường có thể khá khó khăn, các chuyên gia cho biết.

“Xét về khía cạnh tài chính thuần túy, thanh toán một món nợ lãi suất cao như vậy nghe có vẻ hợp lý hơn” trước khi bắt đầu tiết kiệm, Kelley Long, thành viên của Viện CPA của Mỹ, cho biết trong một tuyên bố.

Tuy nhiên, việc thiếu tiền tiết kiệm có thể dễ dàng trở thành một vòng luẩn quẩn, khi những chi phí không mong đợi như sửa chữa xe và đi bệnh viện xảy ra bất ngờ, theo bà Long.

Bà cho biêt “Không có một quỹ dự phòng khẩn cấp chỉ là con đường nhanh nhất để bước sâu thêm vào nợ nần”.

Hơn một nửa số người Mỹ khi được hỏi trong tháng 1 nói rằng họ không có tiền mặt để trang trải các chi phí cấp bách. Khi đối mặt với những chi phí không mong đợi, họ đã chuyển sang giảm chi tiêu khác, vay mượn gia đình, hoặc sử dụng thẻ tín dụng.

Không có nợ, ít tiết kiệm

Trong khi đó, theo báo cáo trên, đa số người Mỹ—58 phần trăm, có nhiều tiết kiệm khẩn cấp hơn khoản nợ thẻ tín dụng, các dữ liệu cũng cho thấy một tỷ lệ tương tự đã được báo cáo trong năm 2011.

Mọi người vẫn đang tiết kiệm ở mức thấp, ông Greg McBride, nhà phân tích tài chính chủ chốt của Bankrate cho biết. “Ngay cả trong trường hợp không có khoản nợ thẻ tín dụng, phần lớn các hộ gia đình không có đủ tiền tiết kiệm khẩn cấp để trang trải các khoản chi phí trong ba tháng”.

Số tiền tiết kiệm ít ỏi trên toàn quốc có thể là hậu quả của suy thoái kinh tế. 

Khi thị trường việc làm được cải thiện và nền kinh tế hồi sinh, người ta có thể chú trọng nhiều hơn đến vấn đề tiết kiệm, theo Eleanor Blayney, chuyên gia CFP và bảo vệ người tiêu dùng.

Và hy vọng rằng mọi người sẽ không “quay trở lại cái kiểu phản ứng thỏa sức mua sắm khi tình hình kinh tế trở nên tốt lên và dành dụm quỹ dự phòng khẩn cấp” Blayney nói.

Chú thích:

[1] kinh phí bình ổn: là kinh phí mà các tiểu bang để dành số tiền thuế thặng dư mỗi năm để dùng vào những lần bị thâm hụt ngân sách ngoài mong đợi.

[2] thế hệ thiên niên kỷ: là những người sinh từ năm 1977 đến 2000.

Bởi: Shannon Liao, Epoch Times

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN