Tại sao Thụy Sĩ không là thành viên của Liên minh châu Âu?

Tại sao Thụy Sĩ không là thành viên của Liên minh châu Âu?

Chúng ta đều biết rằng Thụy Sĩ không nằm trong Liên minh châu Âu (EU) dù nước này có nhiều thỏa thuận với EU. Vì sao Thụy Sĩ không gia nhập Liên minh châu Âu? Câu trả lời rất đơn giản. Bởi nước này muốn bảo vệ chế định nhà nước trung lập của mình, duy trì vị trí hàng đầu trong số những nước giàu nhất thế giới và giữ bí mật ngân hàng.

Thụy Sĩ

Ảnh: VINAMARKT.CH

Dù nằm ở trung tâm châu Âu, Thụy Sĩ không phải là thành viên của EU. EU là đối tác thương mại chính của Thụy Sĩ. Về pháp lý, đất nước này chưa bao giờ sát nhập vào EU.

Năm 1992, Thụy Sĩ tổ chức trưng cầu dân ý đối với mọi vấn đề, và đã từ chối tham gia Khu vực Kinh tế châu Âu. Thực tế đã cho thấy quyết định này là đúng đắn, bởi đất nước này đã giữ được sự thịnh vượng dù Châu Âu đang bị nhấn chìm trong khủng hoảng. Tuy nhiên, Thụy Sĩ có nhiều thỏa thuận (hiệp ước) với EU và là nhà nước duy nhất tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trong năm 2009 về việc sát nhập Romania và Bulgaria vào Liên minh châu Âu.

Hệ thống ngân hàng

Gia nhập EU nghĩa là sẽ có những thay đổi quan trọng về kinh tế đối với đất nước và đó là từ bỏ bí mật ngân hàng. Hệ thống ngân hàng của Thụy Sĩ dựa trên việc bảo vệ bí mật cho khách hàng, có rất nhiều người châu Âu kinh doanh không sạch sẽ gửi tiền của họ vào các ngân hàng ở đây. Nếu gia nhập EU, Thụy Sĩ sẽ buộc phải áp dụng các quy định chung đối với ngân hàng, như vậy họ sẽ mất đi nhiều tài khoản tiền gửi.

Sau đó, cần phải thay thế đồng franc Thụy Sĩ bằng đồng euro, thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ gia tăng, phải tham gia vào các hoạt động quân sự của châu Âu, điều đó  sẽ làm tổn hại đến quy chế trung lập của nước này.

Chế định quốc gia trung lập

Liên bang Thụy Sĩ có một lịch sử lâu dài về sự trung lập quân sự. Đất nước đã không có chiến tranh từ năm 1815 và mới gia nhập Liên Hiệp Quốc vào năm 2002. Tuy nhiên, Thụy Sĩ có một chính sách ngoại giao tích cực và thường xuyên được tham gia vào các hoạt động hòa bình trên toàn thế giới.

Thụy Sĩ

Ảnh: GenK.

Ở Thụy Sĩ, có trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, kể cả văn phòng lớn thứ 2 trên thế giới của Liên Hợp Quốc. Ở cấp độ châu Âu, Thụy Sĩ là thành viên sáng lập của Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu; là  thành viên của Hiệp ước Schengen về khu vực di chuyển tự do ở châu Âu. Trong khu vực Schengen có Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein là các nước không thuộc EU và 22 nước thành viên EU, mà không có Romania. Vì vậy, công dân của 26 quốc gia trên có thể đi vào lãnh thổ của bất kỳ quốc gia thành viên của khối Schengen mà không bị kiểm soát biên giới.

Các thoả thuận khác của Thụy Sĩ với EU bao gồm: thương mại tự do, mở cửa một phần thị trường bảo hiểm, gỡ bỏ rào cản thương mại, nông nghiệp, giao thông, đấu tranh chống gian lận tài chính, môi trường, giáo dục, nghiên cứu, đánh thuế thu nhập từ lãi suất tiết kiệm.

Một trong những đất nước giàu nhất

Dù không phải là thành viên của EU, Thụy Sĩ là một trong những nước giàu nhất trên thế giới theo GDP bình quân đầu người và nhiều của cải (tài sản) nhất tính theo đầu người trưởng thành (tài sản tài chính và phi tài chính).

Thụy Sĩ

Ảnh: cremodairy.vn

Các thành phố Thụy Sĩ là Zurich và Geneva đứng thứ 2 và thứ 8 trên thế giới theo bảng xếp hạng về chất lượng cuộc sống. Thụy Sĩ đứng thứ 20 trong những nhà xuất khẩu lớn nhất và thứ 18 trong các nhà nhập khẩu lớn nhất về hàng hoá. Nước này vượt trội trong các ngành công nghiệp dược phẩm, các mặt hàng sang trọng và công nghệ cao.

Thụy Sĩ có biên giới với Pháp, Đức và Ý, ba trong số các quốc gia sáng lập Liên minh châu Âu. Liên bang Thụy Sĩ có nhiều ngôn ngữ, tôn giáo và các thể  hiện văn hóa của  quốc gia này là một câu chuyện thành công của sự đa dạng hóa về văn hóa. Về truyền thống chính trị, Thụy Sĩ chứng minh mình là một đất nước châu Âu xuất sắc với chế độ nghị viện và các đảng chính trị tương tự như của các quốc gia láng giềng. Về mặt nhân khẩu học, hơn 870.000 công dân EU là cư dân của Thụy Sĩ, và  khoảng 700.000 người qua lại biên giới Thụy Sĩ mỗi ngày. Về kinh tế, Thụy Sĩ  hội nhập sâu với EU, khoảng 60% xuất khẩu và gần 80% nhập khẩu của Thụy Sĩ được thực hiện với EU.

Hiệp định về hạn chế trốn thuế

Sợ cũng không thể thoát; dù muốn hay không muốn, Liên minh châu Âu và Thụy Sĩ đã ký kết vào tháng 5 năm 2015 một thỏa thuận nhằm hạn chế trốn thuế, thỏa thuận sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Kể từ thời điểm đó, cư dân EU sẽ không còn có thể che giấu các khoản thu nhập không khai báo trong các ngân hàng Thụy Sĩ,  Thụy Sĩ và Liên minh châu Âu sẽ tự động trao đổi thông tin về tài khoản ngân hàng của các công dân của họ.

Theo thỏa thuận giữa EU và Thụy Sĩ, hàng năm, các nước thành viên sẽ được nhận tên, địa chỉ, chi tiết thuế và ngày sinh của người có tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ và các thông tin khác về tình hình tài chính của họ.

Thỏa thuận mới này phù hợp với các quy định để tăng sự minh bạch đã được đồng thuận giữa các nước thành viên EU năm ngoái và với các tiêu chuẩn mới của Tổ chức Hợp tác  và Phát triển kinh tế và của G20 về trao đổi thông tin tự động.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN