Tâm đại nhẫn và hiền lương giúp con người thành công

Tâm đại nhẫn và hiền lương giúp con người thành công

Con người hiện nay thường cho rằng, để thành công cần phải mạnh mẽ và chứng tỏ uy lực của bản thân trước đối phương, tuy nhiên trên thực tế tâm đại nhẫn và hiền hòa mới là cách sống “khôn ngoan”.

Tâm đại nhẫn và hiền lương giúp con người thành công

Tâm đại nhẫn và hiền lương giúp con người thành công

Tâm đại nhẫn thường đi đối với bản tính lương thiện, có thể ban đầu khiến con người chịu thiệt thòi, nhưng cuộc đời của họ chắc chắn sẽ gặt hái thành công hơn những người chỉ muốn chứng tỏ bản thân bằng thái độ hung hãn và bất nhẫn.

Có hai người bạn đồng niên sống cùng xóm. Một người họ Trịnh sống hiền lành, nhút nhát và luôn bị bắt nạt khi còn đi học. Trong khi người họ Chu lại sớm bản lĩnh và bạo dạn từ bé, không ai có thể bắt nạt được Chu. Mỗi khi đi học, Trịnh luôn bị bạn bè chọc ghẹo đến phát khóc, còn Chu luôn là thủ lĩnh trong mọi nhóm, lớp và được tất cả bạn bè nể sợ. Có một lần Trịnh được cha mẹ mua cho bộ quần áo mới, mặc vào nhìn sáng sủa hẳn. Trịnh vui lắm nên diện bộ trang phục này tới lớp. Tuy nhiên ngay lập tức Trịnh đã nhận được nhiều lời chọc ghẹo của bạn bè: “ồ trông kìa, có đứa nào hôm nay chơi trội hơn tất cả mọi người, có nên cho nó biết thế nào là lễ độ không?” hoặc “mặc áo mới à, vậy thì phải cho đi lao động để quần áo về giặt mới đã”… và thế là bạn bè xúm tới hò nhau kéo Trịnh ra chỗ bãi đất bẩn nhất để vùi dập cậu bé vào đó, cho tới khi nào quần áo Trịnh lấm lem hết thì thôi. Trịnh không biết làm sao chỉ ngồi khóc. Chu khi ấy đi qua thấy vậy lạ lắm bèn hỏi: “Sao lại ngồi đó mà khóc? Cần phải biết mạnh mẽ lên chứ? Thằng nào dám chọc ghẹo tôi, tôi chỉ cần ra sức đấm cho nó 1 cái là lần sau nó sợ ngay!”.

Trịnh nghe Chu nói vậy thút thít: “Mình không làm vậy được, vì mình sợ bạn ấy đau”. Chu nghe xong ngửa mặt lên trời cười ha hả, “thế thảo nào liên tục bị bắt nạt. Vậy thì chịu khó nhé!”.

Thời gian cứ thế trôi mau, chẳng mấy chốc Trịnh và Chu đã trưởng thành và đi làm. Tình cờ thế nào cả hai cùng làm một chỗ. Tình hình vẫn không có gì thay đổi, Trịnh vẫn hiền lành nhẫn nhịn, luôn bị “lép vế” trong cơ quan, trong khi đó không ai dám đẩy phần việc nặng nhọc cho Chu, bởi vì biết rằng làm vậy, họ sẽ không được yên. Còn Trịnh chỉ nghĩ đơn giản rằng, nếu làm được cứ nhận việc, càng giúp được đồng nghiệp càng tốt. Bởi vậy anh luôn vui vẻ chấp nhận lời đề nghị được hỗ trợ của các đồng nghiệp. Dần dần anh giành được thiện cảm của mọi người trong cơ quan.

Một lần nọ Trịnh và Chu được giao làm một công việc cho cơ quan. Trên đường có đôi chút va chạm với một người khác. Chu xuống xe thấy có vết trầy xước, tỏ thái độ hung hãn đòi người kia bắt đền. Người kia lập luận rằng lỗi ở cả hai bên, xe phía họ cũng bị tương tự, và vì thế không ai nợ ai. Tuy nhiên Chu nhất quyết không nghe, một mức buộc người kia phải đền bù thiệt hại cho mình, và tỏ thái độ rất hung hãn hòng khiến đối phương khiếp sợ mà lùi bước. Trịnh thấy tình hình căng thẳng nên đã xuống xe và xoa dịu tình hình, can ngăn đôi bên. Chu tức khí bảo Trịnh: “Nếu đã vậy, thiệt hại này sẽ do anh gánh chịu, tôi vô can”. Trịnh vui vẻ gật đầu, biết làm sao bây giờ, đằng nào thì sự đã rồi, không ai cố ý cả, là ngoài ý muốn. Mình thiệt một chút cho ổn thỏa đôi bên. Người kia thấy vậy liền thể hiện thái độ lịch sự, cảm ơn Trịnh. Riêng Chu trước khi lên xe còn có ý dọa dẫm, ra oai. Vậy là Trịnh mất cả tháng lương, nhưng anh vẫn không cảm thấy tiếc.

Không lâu sau, công ty có 1 hợp đồng cần ký kết và đối tác được thông tin là người rất khó tính. Giám đốc treo giải ai thuyết phục được đối tác ký kết hợp đồng này, sẽ được thăng chức trưởng phòng vốn đang treo ở đó. Mọi người không ai dám nhận, đơn giản bởi họ biết sẽ không làm được gì vì cạnh tranh quá khốc liệt “tự dưng mất công toi, vậy tội gì phải với cao!”. Riêng Trịnh cảm thấy rằng mình cứ nỗ lực hết sức, được thì tốt cho công ty, không được cũng chẳng sao, cũng là một dịp để học hỏi. Còn Chu, với bản tính tự tin tự mãn, Chu chắc mẩm lần này vị trí trưởng phòng sẽ vào tay mình.

Ngày quan trọng đã đến, vị giám đốc hẹn gặp cả hai người để nghe trình bày. Điều không ai ngờ tới đã xảy ra, khi người mà Chu và Trịnh cần thuyết phục chính là người va chạm xe hôm nào. Thái độ của Chu khác hẳn hơn một tháng trước khi anh hung hăng dọa nạt vị giám đốc này, anh chưa bao giờ thấy lo lắng như vậy. Lẽ đương nhiên Chu không được chọn. Còn Trịnh thì khác.

Vị giám đốc đó về sau có nói với cả hai người cũng như giám đốc của Trịnh và Chu lời nhận xét như sau: “Nếu chọn đối tác làm việc hoặc chọn cộng sự hay tuyển dụng nhân sự, tôi không bao giờ chỉ định người hành xử lỗ mãng và hung hãn. Tôi chọn người nhẫn nại và hòa nhã, bởi vì chỉ có những người như vậy mới có thể giúp tôi làm được việc. Người nhẫn nại cũng là người đắc nhân tâm, công việc muốn trôi rất cần điều này”.

Biên dịch từ Weibo

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN