Tể tướng Tiêu Hà – khai quốc công thần của nhà Hán

Tể tướng Tiêu Hà – khai quốc công thần của nhà Hán

Lưu Bang là hoàng đế đầu tiên của nhà Hán, sinh năm 206 trước CN, mất năm 220 sau CN. Việc Lưu Bang chinh phạt, thu phục thiên hạ có công rất lớn của các công thần khai quốc. Tể tướng Tiêu Hà là một trong những phụ tá đắc lực, được Lưu Bang hết sức tin cẩn. Được coi là một trong “tam kiệt nhà Hán” nhờ những lời khuyên sáng suốt của mình cho Lưu Bang, cũng như tầm nhìn và sự cống hiến của ông dành cho dân tộc Trung Hoa.

Tiêu Hà bắt đầu sự nghiệp quan lại của mình từ Triều nhà Tần (năm 221-206 trước CN), từ một chức nhỏ. Ông nổi tiếng với khả năng giải quyết các vụ việc phức tạp theo cách thức rất đơn giản và công bằng, nên nhanh chóng được thăng chức.

Lưu Bang và Tiêu Hà xuất thân cùng quê. Tiêu Hà biết Lưu Bang từ hồi thơ ấu, hai người là bạn rất thân. Tiêu Hà từng rất hào phóng giúp đỡ Lưu Bang, lúc ấy chỉ là một viên quan lại cấp thấp.

Vị quân sư thông thái

Tiêu Hà

Tể tướng Tiêu Hà. (Ảnh minh họa: Internet)

Khi triều đại nhà Tần rơi vào thời kỳ khủng hoảng, nạn tham nhũng của quan chức khiến các cuộc nổi dậy chống triều đình diễn ra ở khắp mọi nơi trong nước. Lưu Bang cũng thống lĩnh một đạo quân khởi nghĩa tấn công vào Hàm Dương, kinh đô nước Tần.

Có chuyện kể rằng khi quân đội của Lưu Bang vào tới kinh đô, không giống như nhiều người khác lao đi thu lượm vàng bạc, của cải, Tiêu Hà lại cẩn trọng đi thu thập các văn kiện giấy tờ pháp lý, tài liệu ghi chép địa lý và các hộ dân trong thành.

Sau này, khi Lưu Bang đi chinh phạt các nước khác thống nhất Trung Quốc, các tài liệu của Tiêu Hà trở nên rất có giá trị. Các tài liệu đó bao gồm nhiều thông tin hết sức chi tiết về dân số, điều kiện địa phương, đặc điểm về pháo đài, các con đường vào thành cũng như các địa điểm chiến lược. Tiêu Hà cũng tỏ ra rất đắc lực trong việc chiêu mộ hiền tài giúp Lưu Bang, một trong số đó có đại tướng quân lừng lẫy trong lịch sử Hàn Tín, một tài năng quân sự hiếm có.

Khi Hàn Tín ra nhập đội quân của Lưu Bang, ông chỉ được trao cho chức quản kho. Nhận ra Lưu Bang không coi trọng người tài, Hàn Tín quyết định rời sang một đạo quân khởi nghĩa khác. Ngay khi nghe tin Hàn Tín bỏ đi, Tiêu Hà vội đuổi theo Hàn Tín không kể ngày đêm, cuối cùng đã thuyết phục thành công Hàn Tín quay trở lại. Sau này nó đã trở thành điển cố “Tiêu Hà nguyệt hạ truy Hàn Tín”, để mô tả một tình huống khẩn cấp, phải xử lý gấp, không cần tới sự cho phép.

Ngay khi nghe tin Hàn Tín bỏ đi, Tiêu Hà vội đuổi theo Hàn Tín không kể ngày đêm, cuối cùng đã thuyết phục thành công Hàn Tín quay trở lại. Sau này nó đã trở thành điển cố “Tiêu Hà nguyệt hạ truy Hàn Tín”. Tranh được vẽ bởi nhà sư cổ đại Nhật Bản Yosa Buson

Lưu Bang không được bẩm báo về hành động này của Tiêu Hà, nên cho rằng Tiêu Hà cũng đã bỏ đi. Khi Tiêu Hà trở về cùng Hàn Tín, Lưu Bang vô cùng ngạc nhiên. Ông hỏi Tiêu Hà tại sao trong số rất nhiều người đã bỏ Lưu quân ra đi, thì chỉ chọn giữ lại Hàn Tín. Tiêu Hà trả lời, ông biết Lưu Bang không thể chinh phạt thiên hạ mà không có Hàn Tín. Sau nhiều lần tiến cử, cuối cùng Lưu Bang đã nghe theo lời Tiêu Hà, bổ nhiệm Hàn Tín làm thống soái lãnh đạo tối cao của đội quân.

Với tài cầm quân của Hàn Tín, đội quân của Lưu Bang liên tục thắng trận. Cuối cùng, Lưu Bang đã có thể thống nhất Trung Quốc, lên ngôi hoàng đế nhà Hán, còn gọi là Hán Cao Tổ.

Lưu Bang rất coi trọng những lời khuyên của Tiêu Hà. Sau này, khi lên ngôi hoàng đế, Lưu Bang cho phép Tiêu Hà có quyền mang gươm và không phải cởi giày khi lên đại điện diện kiến hoàng đế. Đây là vinh dự cao nhất đối với một vị quan.

Bề tôi trung kiên

Ngay khi trở thành hoàng đế, Lưu Bang phải dẫn quân đi dẹp loạn. Khi trở lại kinh đô, Lưu Bang phong cho Tiêu Hà làm tể tướng, có quyền lực chỉ đứng sau hoàng đế, và cho hàng trăm lính đi hộ vệ cho ông.

Tể tướng Tiêu Hà trong phim ảnh

Tuy nhiên, Hán cao tổ Lưu Bang là người có bản tính đố kỵ và hay nghi kỵ người khác. Một môn khách đã cảnh báo Tiêu Hà về những tính cách này của hoàng đế. Việc cho Tiêu Hà lên vị trí chỉ sau hoàng đế sẽ khiến Lưu Bang cảm thấy quyền lực và vị trí của mình bị đe dọa.

Tiêu Hà nói với vị môn khách ấy ông biết đội quân hộ vệ dù được cử tới với danh nghĩa là bảo vệ nhưng thực chất là giám sát ông. Để xóa tan lòng nghi kỵ của Lưu Bang, cũng như muốn thể hiện lòng trung thành của mình, ông từ chối những ban tặng của triều đình.

Dù vậy, nỗ lực của Tiêu Hà không thành công, vì Lưu Bang vẫn không hài lòng trước việc Tiêu Hà rất được lòng dân. Khi Lưu Bang rời đô đi chinh phạt phản loạn, ông vẫn cử quân tới giám sát Tiêu Hà.

Tiêu Hà nghe theo lời khuyên của vị môn khách cố ý làm hỏng danh tiếng của mình khi đi chiếm đất của dân. Nhưng vì Tiêu Hà được người dân hết sức mến mộ, nên khi ông cần đất, người dân lại tình nguyện hiến đất của mình cho ông. Khi Lưu Bang biết chuyện, sự đố kỵ với Tiêu Hà tăng lên ngùn ngụt. Vì vậy khi Tiêu Hà tâu lên Lưu Bang đề nghị Hoàng Đế cho phép người nghèo được trồng trọt trong những vùng đất bỏ hoang trong vườn thượng uyển, ông đã rất tức giận từ chối và tống Tiêu Hà vào ngục với lý do Tiêu Hà đã nhận hối lộ và bán đất công.

Tể tướng Tiêu Hà trong phim ảnh

Một vị tướng cảm thấy rất bất bình cho Tiêu Hà, nên chất vấn Lưu Bang xem Tiêu Hà đã phạm tội gì. Lưu Bang trả lời Tiêu Hà cấu kết gian thương, nhận hối lộ, cướp đất của dân. Hoàng đế tuyên bố Tiêu Hà là một vị tể tướng ăn hối lộ, phải bị tống giam vĩnh viễn.

Vị tướng nói: “Trong khi bệ hạ dẫn quân dẹp loạn rời kinh đô, tể tướng ở lại thay bệ hạ giữ vững chính quyền. Nếu tể tướng muốn tạo phản chiếm quyền, thì đã có hàng trăm cơ hội để thực hiện, nhưng Tiêu tể tướng đã không làm vậy. Sự trung thành của tể tướng với bệ hạ không có gì phải bàn cãi, và càng không có lý do buộc tội tể tướng ăn hối lộ. Toàn bộ những lời cáo buộc này là vu khống.” Lưu Bang biết người tướng này nói sự thực, nên miễn cưỡng thả Tiêu Hà.

Vết nhơ của tể tướng Tiêu Hà

Mặc dù Tiêu Hà cống hiến cả đời cho Hán đế, và hoàn thành chức trách tể tướng của mình bất chấp việc bị đối xử bất công, nhưng tên tuổi của ông vẫn bị một vết nhơ liên quan đến Hàn Tín.

Nhờ sự tiến cử của Tiêu Hà, Hàn Tín trở thành một vị tướng quân lỗi lạc, rất được yêu mến dưới thời Lưu Bang. Vì vậy, Lưu Bang lại bắt đầu lo sợ ngày nào đó Hàn Tín sẽ đoạt ngôi của mình.

Để xóa tan nỗi sợ hãi này, Lưu Bang đã giáng chức Hàn Tín từ Chu Vương xuống làm Hoài Âm Hầu. Dẫu vậy, Hàn Tín vẫn nhất mực trung thành, và tiếp tục đánh thắng nhiều trận. Năm 196 trước CN, khi Lưu Bang rời khỏi kinh đô đi thảo phạt, Tiêu Hà thông đồng với Lữ Hậu bắt giữ Hàn Tín.

Lã Hậu

Lã Hậu. (Ảnh: Timetw)

Tiêu Hà viết thư yêu cầu Hàn Tín vào kinh. Dù Hàn Tín biết đây là một cãi bẫy nhưng ông vẫn tới bất chấp quân lính cầu xin ông đừng đi, vì với ông tuân theo mệnh lệnh là bổn phận của mình. Khi Hàn Tín vào điện, ông bị bắt vị tội mưu phản, và sau một phiên tòa xử bí mật, ông bị xử tử. Tiếng tăm của Tiêu Hà trong lịch sử bởi vì vụ án này mà chịu vô số điều tiếng, và chỉ trích.

Đóng góp của tể tướng Tiêu Hà

Tiêu Hà vẫn tiếp tục phụng sự cho tới triều của Hán Huệ Đế. Sau đó ông nhường chức cho Tào Sâm, một viên quan đồng liêu đắc lực trong việc xây dựng triều đại mới.

Làm tể tướng, Tiêu Hà đã bãi bỏ nhiều luật lệ khắc nghiệt từ thời nhà Tần, và làm ra Cửu Chương Luật, gồm 9 chương. Bộ luật nổi tiếng với quy định về hộ khẩu làm cơ sở nộp thuế và nghĩa vụ quân sự.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN