Thạch Trử chọn cái chết để trung hiếu vẹn toàn

Thạch Trử chọn cái chết để trung hiếu vẹn toàn

Thời Sở Chiêu Vương, nước Sở có một hiền sĩ tên gọi Thạch Trử, ngay thẳng, vô tư, được trăm dân kính trọng vô cùng. Sở Chiêu Vương rất tín nhiệm, giao cho anh ta giữ chức quản lý tư pháp.

Một hôm trên phố có người bị giết, Thạch Trử thẩm vấn xong liền đưa người đi bắt phạm nhân. Không bao lâu, kẻ giết người bị bắt. Thạch Trử vừa nhìn thấy thì hoá ra người đó là cha của mình! Thạch Trử có chút bối rối, suy nghĩ một hồi, anh ta liền vẫy tay ra hiệu cho thuộc hạ thả cha mình ra.

Sau khi thả cha đi, Thạch Trử quay xe về triều đình, đứng trước điện nói với Sở Chiêu Vương rằng: ”Kẻ giết người là cha tôi, làm con mà dùng hình phạt với cha, đó là đại nghịch bất đạo, nhưng làm quan tư pháp, vì tình riêng mà thả tội nhân, quên đi trọng trách, lại là làm trái với pháp luật, chấp pháp mà mất đi sự nghiêm minh phải trừng phạt, xin Đại vương dựa theo pháp luật mà ban cho tôi tội chết!”.

Sở Chiêu Vương sau khi hỏi rõ tình hình, thở dài nói rằng: “Tuy để lọt tội phạm là trách nhiệm của ngươi, nhưng ta không muốn truy cứu nữa, ngươi vẫn cứ tiếp tục làm quan tư pháp đi!”.

“Không” – Thạch Trử kiên quyết nói – “không thiên vị cha mình thì không thể làm tròn chữ hiếu; nhưng phò tá quân chủ mà làm trái với pháp luật, không thể là bầy tôi trung tín. Bây giờ ngài hạ lệnh miễn tội cho tôi đó là ân huệ của quân vương; nhưng tôi không thể vứt bỏ pháp luật quốc gia, vứt bỏ khí tiết của đại thần”. Nói rồi rút kiếm ra tự vẫn.

Phân tích: 

Kẻ giết người dựa theo pháp luật sẽ bị chém, nhưng khi cha mẹ phạm pháp lại có chút rắc rối. Một mặt bản thân không nhẫn tâm dùng hình phạt với họ, mặt khác lại muốn giữ sự nghiêm minh của luật pháp, cách lựa chọn của Thạch Trử có thể nói vẹn cả trung hiếu.

Thật kính nể, đáng để học tập, đó chính là nguyên tắc giữ gìn đạo nghĩa của người quân tử. Nếu như bản thân đã đáng nhận hình phạt rồi, dẫu cho có thể được giảm tội, cũng không nên vì đó mà tha thứ cho bản thân, trốn tránh bị trừng phạt. Câu chuyện này nhắc chúng ta phải có dũng khí nhận phần trách nhiệm của mình.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN