Thành ngữ tiếng Trung: Chỉ hươu nói Ngựa (指鹿为马)

Thành ngữ tiếng Trung: Chỉ hươu nói Ngựa (指鹿为马)

Thành ngữ tiếng Trung: “chỉ lộc vi mã” – Chỉ hươu nói Ngựa (指鹿为马) để mô tả một tình huống trong đó người ta nói ngược đen là trắng và biến ngược sự thật để lừa dối người đời. Đây là câu chuyện có nguồn gốc từ thời nhà Tần (221 TCN – 207 TCN).

chỉ hươu nói ngựa

Ảnh: zhuanlan.zhihu.com

 

Zhao Gao (赵高) – Triệu Cao là một tên thái giám vô danh tiểu tốt, vì cứu Tần Thủy Hoàng thoát chết khỏi tay thích khách Kinh Kha mà được vua Tần sủng ái, tin cẩn giao việc dạy dỗ thái tử Hồ Hợi. Thanh thế của hắn ngày càng lớn mạnh, trên vạn người dưới một người, ngay cả tể tướng Lý Tư cũng không làm gì được hắn.

Lúc Tần Thủy Hoàng sắp băng hà, đã viết di chúc truyền ngôi cho Thái tử Phù Tô. Nhưng Triệu Cao đã sửa di chúc truyền ngôi cho thái tử Hồ Hợi, người mà hắn dễ dàng khống chế. Thái tử Phù Tô buộc phải tự sát.

Hồ Hợi lên ngôi, Triệu Cao quyền lực càng lớn, lấn át cả vua nhưng trong triều có một số quan không phục và hắn tìm cách trừ bỏ đi bằng mưu kế vô cùng thâm độc.

Một ngày kia, hắn cưỡi một con nai nhân một cuộc du chơi với hoàng đế. Vua hỏi “Thừa tướng, tại sao khanh cưỡi một con nai?”

Triệu Cao trả lời: “Tâu Bệ hạ, đây là một con ngựa”.

Hoàng đế nói: “Khanh đã nhầm lẫn! Đó rõ ràng là một con nai! ”

Triệu Cao trả lời: “Nếu Bệ hạ không tin hạ thần, thì hạ thần phải yêu cầu các Quan thần cho ý kiến ​​của mình.”

Khi các Quan thần được hỏi, một nửa nói sự thật và nói rằng đó là một con nai, trong khi một nửa kia, hoặc vì sợ Triệu Cao, hoặc muốn ủng hộ ông ta, nói rằng đó là một con ngựa.

Đối mặt với tình trạng này, hoàng đế thực sự nghi ngờ chính bản thân mình và đã chọn quyết định không tin vào chính con mắt mình, nhưng tin vào những lời của các gian thần nham hiểm.

Thế hệ sau sử dụng thành ngữ “chỉ hươu nói ngựa” để mô tả một tình huống trong đó người ta nói ngược đen là trắng và biến ngược sự thật để lừa dối người đời.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN