Thất bại là món quà quý giá nhất cho những đứa trẻ, lời khen thưởng chính là con dao hai lưỡi

Thất bại là món quà quý giá nhất cho những đứa trẻ, lời khen thưởng chính là con dao hai lưỡi

Người Mỹ rất hay khen con của họ. Khi tôi nghiên cứu động cơ của sự tán thưởng, tôi phát hiện rằng nó là một công cụ giáo dục không rõ ràng, cũng chưa chắc đã là một phương pháp tốt.

Xem thêm: Không phải tiền, gia đình là nơi đánh giá mức độ thành công của bạn

Khen ngợi là con dao hai lưỡi

Khen ngợi là con dao hai lưỡi, nên cần phải xem lúc nào thì vận dụng nó. Khen thưởng có thể là hình thức giáo dục rất tốt, nó có thể cổ vũ và thúc đẩy khát vọng phiêu lưu của đứa trẻ, bởi chúng sẽ mong ước được tiếp tục được nghe khen nhiều hơn và cao hơn thế nữa. Ngược lại sự khen thưởng có thể huỷ hoại triệt để sự tự tin của chúng. Có những đứa trẻ bị ảnh hưởng rất tệ từ sự khen thưởng được tìm thấy trong quá trình chúng tôi thực hiện nghiên cứu. Vì sự tự tin bị mất đi, chúng trở nên rất khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Cũng như vậy, đối với lời khen đại loại như “con thật là một đứa trẻ thông minh!” hay “con viết hay quá, vừa đọc đã thấy rất tuyệt!”, v.v… cũng có lúc mang đến hiệu quả không như ý. Lời khen “con thật thông minh” được coi như một dạng bình luận về đứa trẻ. Khi đó là chúng ta đang “dán” lên đứa trẻ 1 loại “nhãn hiệu” vô hình, chứ không chỉ đơn giản là khen ngợi hành động nào đó của chúng. Nếu như tôi khen con tôi thật thông minh, vô hình chung tôi đã nói với con tôi rằng “mẹ xem trọng sự thông minh của con”, cũng từ đó, đứa con sẽ giấu đi sự “không thông minh” của mình để không làm mẹ mình phải thất vọng. Bởi vì trong nhận thức của đứa trẻ, nếu như bố mẹ của chúng thất vọng thì có nghĩa rằng họ sẽ không yêu chúng nữa, cũng sẽ không dành lời khen cho chúng nữa. Mọi thứ sẽ rẽ theo hướng đó dù sau đó bạn có giải thích rằng: “Tôi muốn thay đổi hành vi của con tôi một cách mạnh mẽ bằng lời khen đó”, hay “tôi muốn con tôi nỗ lực hơn”,… nhưng đối với chúng, đó là một sự xét đoán áp đặt.

Những đứa trẻ có hành vi yêu thích sự tán thưởng thường trưởng thành sớm hơn những đứa trẻ khác. Chúng hiểu rằng chỉ có nỗ lực hơn thì mới có thể càng thông minh, càng có năng lực. Trong cuốn sách “Parenting Without Borders: Surprising Lessons Parents Around the World Can Teach Us” (Tạm dịch: Làm cha mẹ không biên giới – Những bài học đáng ngạc nhiên cha mẹ trên thế giới có thể dạy ta) của tác giả Christine Gross-Loh có đề cập đến việc người Mỹ rất dễ dàng cố định trạng thái tư duy của mình, cũng dễ bị những thứ thuộc về tài năng thiên bẩm làm ảnh hưởng. Theo đó, người Mỹ cũng sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự tán thưởng. Họ sẽ nỗ lực học tập hàng giờ liền để được đứng đầu lớp, hoặc đứng đầu một đoàn nhạc chẳng hạn. Người Mỹ rất thích thú khi nhìn thấy đứa trẻ 5 tuổi đã biết chơi nhạc Beethoven bằng violon. Họ thích thú với các loại tài năng thiên bẩm và cho đó là 1 dạng cố định. Tuy nhiên ở các nước châu Á khác như Hàn Quốc hay Nhật Bản, người ta lại cho rằng năng lực của con người là bao gồm cả thiên bẩm và sự nỗ lực. Cuốn sách có đoạn:

“Ở Nhật Bản người ta rất ít khi đặt ra tiêu chuẩn cho trẻ con. Khi phân lớp cũng không phân theo năng lực của trẻ. Không có học bổng dành cho người ưu tú trong giáo dục, mà đa số những đứa trẻ có chướng ngại trong học tập thì sẽ được chia đều vào các lớp học như các bạn khác. Họ luôn nhấn mạnh rằng “chăm hay không bằng tay quen”, kể cả đối với các môn nghệ thuật và âm nhạc. Do đó, dù ở Mỹ họ cũng dạy nghệ thuật và âm nhạc, nhưng chỉ nổi lên những đứa trẻ vốn có tài năng thiên bẩm, và chúng sẽ trải qua sự huấn luyện và bồi dưỡng rất nghiêm khắc. Ở các nước Đông Á, thông thường đều quan niệm rằng bất cứ ai cũng đều nên biết về mọi lĩnh vực, dù đó là số học, nghệ thuật, âm nhạc hay thể dục. Chỉ cần họ bỏ công sức ra học là tốt rồi.”

Khi chúng ta bị cố định vào một tư tưởng nào đó thì sẽ đem đến tác hại gì? Về phương diện này thì thực nghiệm của tiến sĩ tâm lý học James Chadwick tại đại học Cambridge là rất đầy đủ và thuyết phục. Ông và các đồng nghiệp của mình đã trắc nghiệm cùng với vài trăm trẻ nhỏ về 10 vấn đề. Kết quả cho thấy, nửa số đứa trẻ trên sẽ được nhận những lời khen như “ôi, con trả lời đúng tận 8 câu hỏi. Thành tích này thật quá tốt! Con chắc hẳn rất có khả năng ở lĩnh vực này!”. Một nửa số trẻ khác lại được nghe “ôi, con trả lời đúng 8 câu rồi, thành tích này thật quá tốt, con chắc đã rất nỗ lực đó!”. Trước khi chúng được nghe những lời khen này, biểu hiện của chúng là đồng đều. Nhưng sau khi nghe, chúng bắt đầu biểu hiện ra 2 loại trạng thái khác nhau. Nhóm đầu tiên đã không dám chọn những chủ đề mang tính thách thức mà chỉ chọn những gì khiến chúng cảm thấy an toàn và dễ trả lời đúng, bởi chúng muốn bảo đảm hình tượng rằng chúng vẫn “rất thông minh” hoặc “rất có thiên bẩm”.

Trẻ con luôn kỳ vọng vào việc thầy cô và người lớn sẽ giúp chúng hiểu hơn về vị trí của chúng trong thế giới này. Nếu chúng ta không ngừng khen tài năng và tư chất của chúng, đề cao lòng tự tôn của chúng một cách không cần thiết, bằng như chúng ta đang khiến chúng đi ngược lại những điều đó. Khi đó, chúng ta không chỉ truyền thụ một loại tư tưởng cố định vào não chúng, mà còn gieo vào chúng hạt mầm của sự thiếu tin tưởng.

Khi đến trường, thầy cô thường khen “Làm tốt lắm! Con rất thông minh!”. Khi đó, những đứa trẻ này sẽ cảm nhận được rằng mọi người dường như đều đang nói dối. Chúng biết rằng không phải ai cũng có khả năng thiên bẩm, và chúng bắt đầu phủ nhận chúng ta, hoặc ít nhất, nghi ngờ phán đoán của chúng ta (về việc cho rằng chúng có khả năng vượt trội).

Khi giáo sư Willian Damon đưa ra quan điểm về việc khen ngợi trẻ sẽ làm hại chúng, ông cũng làm mọi người nghi ngờ về cách nghĩ của chính họ. Cô Lisa Endlich, một người mẹ có hai đứa con cho biết: “Cho dù chúng ta có ý tốt, nhưng việc không thành thật hoàn toàn khó tránh khỏi đã gây ra sự hỗn loạn khiến chính chúng ta phải hối hận. Một trong số đó là, những đứa trẻ đã sớm nhận ra sự thiếu sót mà chúng có.”

Cô nói thêm: “Đối với một đứa trẻ, ngoài tình yêu đối với chúng, thì điều quan trọng nhất chính là tạo được niềm tin của chúng đối với chúng ta. Khi chúng rõ ràng không có sở trường ở một lĩnh vực nào đó, chúng ta lại cứ nói là chúng rất giỏi, vô hình chung đã làm giảm niềm tin của chúng đối với chúng ta. Hơn nữa, sự thiếu tín nhiệm ấy sẽ ngày càng gia tăng, bởi vì ‘cái kim trong bọc có ngày cũng lòi ra’.” Chúng từ việc chỉ có cảm giác ngờ ngợ, rồi sẽ nhận thức được hoàn toàn sự thật.

“Khi con tôi không có khả năng ở một lĩnh vực nào đó, tôi sẽ không ngại ngần mà nói cho chúng điều ấy. Việc này cũng có nghĩa rằng đối với chúng, lời khen của tôi rất có giá trị. Với tư cách là người lớn, chúng ta không nên lạm dụng sự khen ngợi.”

Đối với đứa trẻ bị tiêm nhiễm vào đầu quá nhiều những lời khen về “sự thông minh” và “thiên phú”, chúng sẽ rất dễ bị cô lập trong môi trường học tập. Trong khi đáng nhẽ chúng chỉ cần đạt được những yêu cầu cơ bản như những đứa trẻ khác, chúng sẽ mong phải vượt trội hơn, phải bồi dưỡng bản thân thêm nữa, và chúng rất sợ mắc sai lầm. Điều này sẽ là trở ngại cho chúng. Bởi vì chúng sẽ không dám khẳng định bản thân, không dám mạo hiểm đối mặt với thử thách mới, và sợ hãi sẽ không đạt được kỳ vọng của bố mẹ. Chúng lo sợ rằng bản thân chúng không phù hợp được với những điều mà bố mẹ đã áp đặt lên chúng. Khi tôi thực hiện thí nghiệm, tôi thấy rằng những đứa trẻ tôi gặp đều có một điểm chung: những vấn đề tưởng chừng như chúng đang làm rất tốt, thì lại là thứ khiến chúng gặp khó khăn nhất.

Chúng ta hãy cùng nghe một trong những đứa trẻ đó nói ra suy nghĩ của chúng:

– Bố mẹ con luôn nói con rất thông minh, nhưng không phải! Con không thể ngay lập tức đọc hiểu được những đề toán. Đó không phải thật sự thông minh. Nhưng con không thể để họ phát hiện ra điều ấy!

Đây là tâm sự của một đứa trẻ được cho là thần đồng trong môn số học. Chỉ một lời nói rất ngắn của đứa trẻ này đã cho chúng ta thấy một hiện thực thật tồi tệ. Chúng không dám công khai sự thiếu hoàn thiện của chúng. Chúng chỉ muốn ta thấy rằng chúng thật giỏi, và bởi vậy chúng không dám tiếp xúc với những nguy cơ, chúng muốn bảo vệ hình tượng của mình, và cự tuyệt mọi sự giúp đỡ nhằm phá vỡ hình tượng đó. Bởi chúng tưởng rằng, một khi chúng bảo vệ được hình ảnh của mình, bố mẹ mới tiếp tục yêu thương và khẳng định chúng.

Vậy khen ngợi như thế nào là đúng cách?

khen ngợi trẻ

Qua một loạt những phân tích trên, chúng ta thấy rằng khen trẻ là một kỹ năng rất cần thiết và quan trọng.

Tiến sĩ William trong nghiên cứu trên, cũng phát hiện ra rằng, đối với những đứa trẻ được khen vì sự nỗ lực của chúng, chúng sẽ có xu hướng tìm những đề mục khó, và cũng sẵn sàng mạo hiểm chấp nhận mình có thể mắc sai lầm. Ông phát hiện rằng, cùng những vấn đề mà những đứa trẻ được khen thông minh sẽ bỏ cuộc thì những đứa trẻ ở nhóm còn lại sẽ tiếp tục đối mặt. Bởi vì chúng không đặt nặng vấn đề thất bại. Chúng biết rằng việc ngay lập tức không hiểu và giải quyết được đề bài là việc bình thường, thông qua nỗ lực chúng sẽ giải quyết được. Một trong số chúng còn nói: “Những vấn đề càng khó sẽ lại càng thú vị!”

Qua đó chúng ta đều biết sẽ phải tập trung vào đâu khi đưa ra lời khen cho trẻ. Tất nhiên, chúng ta vẫn sẽ có lúc vì thói quen đã nuôi dưỡng bao lâu mà buột miệng đưa ra lời khen “không tốt”. Nhưng khi tư tưởng được xác định một cách có hệ thống, chúng ta sẽ dần làm quen lại một lần nữa với những cách thức mới. Những lời khen sẽ đúng trọng tâm hơn, và mang tính thúc đẩy tích cực hơn tới đứa trẻ.

Cả bố mẹ hay những người làm giáo dục như chúng ta đều luôn mong muốn những đứa con, những học trò của mình là những người có sự tự tôn đúng mực, có sự can đảm, có nỗ lực vượt qua khó khăn,…

Vậy hãy bắt đầu từ những lời khen đúng!

(Bài viết này được tổng hợp từ cuốn sách “Mỗi sự cản trở là một lần học hỏi: Thất bại là món quà quý giá nhất cho những đứa trẻ” của tác giả Jessica Lahey.)

Minh Xuân/DKN

Sources:

BÀI LIÊN QUAN