Thiện hữu thiện báo: Câu chuyện cậu sinh viên nghèo và bát cơm trắng

Thiện hữu thiện báo: Câu chuyện cậu sinh viên nghèo và bát cơm trắng

Vào một buổi chiều cách nay chừng 20 năm, một nam sinh viên cứ mãi rụt rè đứng trước quán cơm bình dân nơi đầu đường Đài Bắc. Đợi đến khi khách trong quán rời đi gần hết, cậu mới tiến đến gần, cúi đầu và khẽ khàng nói: “Cho em một tô cơm trắng được không? Em cảm ơn ạ!”

bát cơm trắng

Ảnh: Facebook.com

Khi đó vợ chồng chủ quán vẫn còn rất trẻ, cảm thấy buồn bực vì khách hàng này chỉ gọi mỗi cơm trắng mà không gọi đồ ăn. Mặc dù vậy họ không vặn hỏi thêm gì, chỉ đơm đầy tô cơm trắng đưa cho cậu ta. Nam sinh viên khi trả tiền còn ngại ngùng hỏi một câu: “Có thể chan thêm cho em chút canh không?” Bà chủ quán cơm nói: “Không sao, cậu cứ thoải mái lấy dùng, không phải tính tiền!”

Khi ăn hết một nửa tô cơm, nghĩ đến cơm trắng chan canh không phải trả tiền, em bé nghèo khó lại muốn một tô cơm nữa. Bà chủ rất nhiệt tình hỏi lại: “Một tô chưa đủ phải không? Ta sẽ đơm thêm tô cơm đầy nữa cho cậu!” Cậu nói: “Không phải ạ, em muốn mang về nhà để ngày mai ăn bữa trưa tại trường”.

Ông chủ quán sau khi nghe xong, cảm giác cậu trai trẻ này điều kiện túng thiếu, vậy mà vẫn chăm chỉ hiếu học, thậm chí có thể còn phải làm thuê để kiếm tiền…

Thế là ông chủ quán lặng lẽ múc một muôi canh thịt bằm sắp vào lớp dưới cùng trong hộp cơm của quán, lại còn cho thêm vào quả trứng kho, sau cùng mới sắp cơm trắng lên phía trên, nhìn qua thì tưởng như là chỉ có mỗi cơm trắng thôi.

Giúp người là gốc rễ của niềm vui. Sau khi bà chủ nhìn thấy vậy, hiểu rằng chồng mình muốn giúp đỡ em bé nghèo khó ấy. Nhưng bà lại không hiểu tại sao thịt bằm và trứng kho phải ẩn giấu dưới cùng.

Người chồng nhẹ nhàng giải thích với vợ: Nếu để cậu ấy thấy thịt bằm và trứng kho, có lẽ sẽ cho rằng chúng ta vì thương hại mà bố thí, khi ấy cũng bằng như làm tổn thương tới lòng tự tôn của cậu ta. Thế thì lần sau cậu ta sẽ e ngại không đến quán nữa, rồi lại tìm đến quán khác. Nếu cứ mãi chỉ ăn cơm trắng thế này thì làm sao có sức lực mà học tập?

“Ông đúng là một người tốt bụng!” Bà chủ quán vô cùng tán thành ý kiến của chồng.

“Nếu tôi mà không tốt, làm sao bà được gả cho tôi cơ chứ!”. Cặp vợ chồng trẻ trầm lắng trong hạnh phúc khi giúp đỡ người khác.

“Cảm ơn ạ, em ăn no rồi, em về ạ!”. em bé nghèo khó rời khỏi.

Trước khi cầm hộp cơm, cậu còn ngoảnh đầu lại ngắm nhìn vợ chồng chủ quán. “Cố gắng lên, hẹn ngày mai gặp lại!”. Ông chủ giơ tay vẫy vẫy chào cậu, ánh mắt cậu xúc động ngấn lệ …

Kể từ đó, ngoài các ngày nghỉ, dường như ngày nào em bé nghèo khó đều đến quán gọi một tô cơm trắng, rồi mua một tô mang đi. Đương nhiên dưới lớp cơm trắng mang đi kia, mỗi ngày đều ẩn chứa một bí mật khác nhau…

Vài năm sau đó, em bé nghèo khó cố gắng đi học và đã tốt nghiệp. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, bẵng đi 20 năm không thấy cậu ta quay lại.

tháng 9

Thiện đãi tha nhân chính là thiện đãi chính mình

Đến một ngày kia, khi ấy ông bà chủ quán cơm đã gần 50 tuổi. Họ nhận được công văn yêu cầu di dời các cửa hàng và kiến trúc sát gần mặt đường, giữa lúc toàn bộ tiền tích lũy họ đều đã gửi cho con trai du học ở nước ngoài. Vì vậy họ sẽ phải đối diện với những năm tháng tuổi già thất nghiệp; nghĩ đến cảnh khó khăn trước mắt và sau này, ông bà chủ quán lo lắng và đau khổ khôn nguôi.

Đúng vào lúc ấy xuất hiện một nhân vật cao lớn trong trang phục tây âu. “Chào hai bác, tôi là phó giám đốc công ty XX. Tổng giám đốc của công ty cử tôi đến, mong rằng hai bác sẽ mở nhà ăn tại tòa nhà cao tầng của công ty chúng tôi. Tất cả chi phí thiết bị và vật dụng cho nhà ăn đều do công ty tài trợ. Hai bác chỉ cần đến đảm nhiệm chức trách bếp trưởng nấu ăn là được ạ, lợi tức hai bác và công ty mỗi bên hưởng 50%”.

“Tổng giám đốc công ty của các cháu là ai? Tại sao lại đối đãi quá tốt với chúng tôi như vậy? Chúng tôi không quen biết ông tổng giám đốc nào cả đâu!” Vẻ nghi ngờ hiện lên trên nét mặt của vợ chồng chủ quán cơm.

“Hai bác vừa là bạn vừa là đại ân nhân của tổng giám đốc công ty chúng tôi. Tổng giám đốc đặc biệt thích món thịt bằm và món trứng kho của hai bác nấu, tôi chỉ biết có ngần ấy, những sự tình khác hai bác gặp mặt tổng giám đốc nói chuyện sẽ hiểu rõ ràng hơn ạ!”

Người tốt nhất định sẽ có báo đáp tốt

Sau nhiều năm, em bé nghèo khó chỉ mua cơm trắng năm nào xuất hiện, trải qua hơn hai mươi năm nỗ lực phấn đấu lập nghiệp, cậu đã kiến lập thành công sự nghiệp vương quốc kinh doanh của riêng mình, về tất cả cậu vô cùng cảm ơn vợ chồng ông bà chủ quán cơm năm nào đã cổ động viên, khích lệ và giúp đỡ, nếu không có họ một mình cậu có lẽ không cách nào hoàn thành tốt nghiệp một cách thuận lợi. Sau một hồi gặp gỡ nói chuyện, vợ chồng chủ quán cơm đang tính ra về, tổng giám đốc đích thân đứng dậy, khom mình cung kính nói với họ một cách thâm sắc rằng: “Xin cố gắng ạ! Sau này công ty còn cần nhờ đến hai vị giúp đỡ, ngày mai gặp lại!”

Cảm ngộ: Trong tâm luôn ghi nhớ lòng cảm tạ thật vô cùng đáng giá, dù rằng có lẽ bạn xuất thân đều không khá giả giàu có, có lẽ tuổi đời bạn còn trẻ, có thể sẽ còn cần trải qua rất nhiều khó khăn, thất bại, nhưng chỉ cần bạn khẳng định nỗ lực, luôn biết tiến về phía trước, cuộc đời sẽ luôn tạo thành những mảnh ghép kỳ tích của riêng mình giữa đất trời.

Xem xong câu chuyện thắm đượm tình người này, bạn có chia sẻ cảm nhận gì không? Kỳ thực chỉ cần lặng lẽ phó xuất một chút thiện tâm và tấm lòng, chúng ta sẽ có thể giúp đỡ đến được cho rất nhiều người!

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Xem thêm:

Sources:

Tags:

BÀI LIÊN QUAN