Tiểu thuyết “Thằng Hóm – Phần II

Tiểu thuyết “Thằng Hóm – Phần II

Trời mới hơi mờ mờ sáng sương mù còn dày đặc, cánh mươi thước không nhận rõ mặt người. Hóm đã dụi mắt ngồi nhỏm dậy. Không mấy khi nó ngủ được đến năm sáu giờ sáng , ngon giấc như thằng Tếu, cứ tang tảng rạng đông là nó đã sực dạy rồi. Những lúc ấy là lúc khoái nhất cuộc đời ma cả đông của noa. Nó ngồi dự tính những trò nghịch ngợm sẽ chơi suốt cả ngày, đối với nó sự kiếm ăn lại không quan trọng bằng sự nghịch ngợm. Đói lúc nào nó nghĩ cách kiếm ăn lúc ấy mà thường thường bao giờ nó cũng nghĩ ra ngay và thực hành được ngay. Không những nó kiếm ăn cho nó mà thôi, nó lại còn hay kiếm hộ thằng Tếu nữa. Nhiều khi nó cũng hiểu tại sao nó lại thích thằng Tếu thế, thường tình trong đời ai chẳng ưa liên bè kết đảng. với những người khỏe, khôn, giỏi nếu không hơn ít ra cũng phải bằng mình thằng Hóm đã nghĩ và làm trái hẳn cái thường tình ấy. Nó thấy rằng sở dĩ nó thích nó thích thằng Teuselaf chỉ vì thằng này ngu và dại hơn nó. Nó muốn che chở một kẻ yếu hơn nó không đủ sức sống một mình. Nó hay sa lánh những đứa khỏe hơn nó tính nó không chịu được sự phục tùng, xu nịnh mà nếu gần chúng thì tất nhiên nó phải phục tùng chúng nếu không muốn bị hành hạ, đánh đập. Trong cuộc đời ma cả bông, luật lệ nào, luân lý nào bằng sức mạnh? Bởi vậy hai năm trời nay, Hóm lang thang hết chốn này đến chốn khác, sống rất độc lập chẳng cần vây cánh với ai cho đến khi gặp thằng Tếu thì bênh vực, giúp đỡ Tếu. Cũng vì thế mà nhiều khi nó phải đói phải rét. Sự kiếm ăn một mình bao giờ trả chật vật hơn có bè có đảng. Được cái may là ông trời cũng phú bẩm cho Hóm đủ thông minh để Hóm kiếm đủ miếng nuôi thân. Trong những cách kiếm ăn của nó thì nó thích nhất cách làm ra tiền bằng tài sức của nó hoặc nó làm thuê như giữ ô tô ở trước cửa các khách sạn cầm đối chướng đám ma hoặc nó đi câu cá( nó câu giỏi lắm) hoặc nó đánh đáo đánh bất với những đứa trẻ con nhà khá mà hư nết ( bao giờ nó cũng được) hoặc đi đường nó thấy ai cầm cái gì hoặc vác nặng nó đến xin cầm hộ lấy một vài xu. Khi nào nó kiếm ăn bằng lối ấy không được thì nó mới dở cái nghề thứ hai ra. Nghề ấy cuộc đời ma cả đông và nhất là sự đói rét đã dạy nó đấm đá, roi vọt, nghề ăn cắp. Nó ăn cắp tài tình lắm nhưng chỉ ăn cắp những vật mọn để ăn cho đỡ đói thôi củ khoai, củ chuối, cái bánh, miếng dừa. .. cũng khi đen đủi nó gọi là vận hắc quẩy hai nghề đó đều không cho nó đủ cơm cháo thì vạn bất đắc dĩ nó mới phải ngửa tay đi hành khất. Nhưng nó hành khất theo kiểu riêng của nó. Nó tùy từng mặt, từng chỗ, từng lúc mà xin tiền. Người nào mà nó biết là không cho thì nó lảng ngay. Người nào trông mặt biết là vòi được thì nó vòi. Nó đã nhận ra rằng chỉ có ba hạng người hay cho tiền ăn mày là: Thứ nhất hạng các bà các cụ mặt mũi có vẻ sùng lễ bái ( hạng này cho ăn mày để lấy phúc) thứ nhì, là các hạng bà đi buôn đi chợ, nghèo nghèo một tỵ( Hạng này cho vì lòng thương xót). Thứ ba, hạng công tử đi chơi ngày chủ nhật giầu giầu một tý ( Hạng này cho để đuuổi ăn mày đi cho khuất mắt). Còn những người mà nó biết không bao giờ cho ăn mày là các nhà giầu các cô tân thời và các ông thông ống phân. Theo sự kinh nghiệm ấy, Hóm xin tiền bao giờ cũng đắt, năm thì mười họa mới bị tẽn. Nhưng chỉ dùng cách hành khất khi cùng đường kiếm ăn thôi vì nó vẫn có cảm tưởng mơ hồ rằng ăn xin là một điều nhục.

Nhờ ba cách sinh nhai nói trên , Hóm ta cũng đủ cái mà ăn cho qua ngày tháng. Và cũng thường đủ cho thằng Tếu nữa. Thằng này Hóm chỉ dậy cho đi ăn mày thôi “ Nó không có tư cách đi làm thuê và đi ăn cắp” cứ như vậy Hóm và Tếu kéo dài được hai năm, từ hè phố này đến cổng chợ khác, từ tỉnh này sang tỉnh nọ.

Sáng hôm ấy nó dậy sớm nó suy tính, nó biết là ngay từ thứ bẩy mà lại là mùng một ta, nó định bụng chơi suốt ngày vì hôm nay nó thấy nó thấy trontg ngueoeif hơi mệt mệt. Mà hôm nào có ý định ấy thì nó phải dở cái nghề thứ ba ra. Nó tính nhẩm tý nữa phải gọi thằng Tếu dậy ra chợ Hàng Da phơi nắng, đến độ tám giờ hai đứa dắt nhau ra trước cửa chợ Đồng Xuân. Hôm nay hẳn có nhiều bà đi chợ mua các thức cúng lễ ngày mùng một xin xiếc các thức cũng dễ dễ, xin được tiền sẽ ra hàng cơm bên Phố Mới nhà bác Tâm toét, ăn một bữa cho no và kiếm một nơi ấm áp ( cạnh lò thợ giặt chẳng hạn) ngồi nghỉ. Đến trưa ngủ một giấc dài độ bốn giờ dạy sẽ mông tê xe điện xuống nhà thờ Nam Đông, xin tiền các bà các cô đi lễ đạo, chưa biết chừng mà lại còn thừa được vài xu, sáng mai đến cửa Đông hàng gà tìm anh em cậu Tùng đánh đáo may ra lại “phất to”.

Nó ngồi bó gối dự định như vậy trong lúc sương mù tan dần, vừng đông sáng dần cạnh nó Tếu vẫn ngáy khò khò, nó đã toan bứt một sợi tóc ngoáy vào mũi Tếu để đánh thức dậy, nhưng không hiểu sao nó lại thôi, lẩm bẩm: “ Cho ôn con ngủ thêm tý nữa”. Nó để thằng Tếu nằm đấy đi lang thang một vài phố nhân tiện tạt ra máy nước trường Sitaden rửa mặt và chèo lên cây đa chơi. Đến máy nó sắp ấn mạnh tay xuống cái núm sắt cho vòi nước téo ra thì chợt thấy một chiếc ô tô to, màu xam xám ở ngõ bà Cai  đâm thẳng đến, rẽ về Dương thành chạy lại chợ Hàng Da. Trên ô tô bên cạnh người sốp phơ có một người tây lai mà nó đã quên mặt lắm. Trong ô tô thấy vài ba đứa trẻ nó đồ chừng đang ngái ngủ thì bị tóm cổ trên đấy. Nó đoán không sai ô tô đấy của thành phố sai đi nã ăn mày để đem ra các ngoại ô hoặc nhổ vào nhà tế bần, sợ quá nó chạy tọt vào trong san trường Si ta đen, nấp ở gốc đa chiếc ô tô vụt qua thế là nó thoát nạn nhưng nó chợt nghĩ đến thằng Tếu đang ngủ ở bên nhà đờ măng. Nó lo sợ cho Tếu vội vàng vo tròn lanh coát chạy một mạch về chỗ Tếu nằm. Chậm quá! Nó đã thấy có người lôi cổ Tếu lên ô tô rồ! Tếu vừa dụi mắt vừa mếu sệch cái mồm đi. Hóm thủng thỉnh đi sang hè phố Hàng Bông giả vờ đứng xem một hiệu sách vừa mở cửa, mắt lấm lép nhìn trộm sang cái ô tô ở trước nhà đờ măng. Ô tô đã chật ních ăn mày người tây lại đi đi lại lại giữa đường, nhìn lũ trẻ bị bắt nhăn mặt, nhổ toẹt xuống đất có vẻ ghê tởm, thằng Tếu ló đầu ra ngoài ô tô trông thấy Hóm, Tếu vo ý vẫy vẫy. Nhưng Hóm đã trợn mắt ra hiệu bảo im, rồi nhân lúc người tây lai đánh diêm hút thuốc lá, nó nhìn Tếu méo mồm, nhăn mũi, hai tay cào cào trông như con khỉ. Tếu hiểu gật gật cái đầu rồi rụt cổ vào. Hóm đã dùng dấu hiệu quen thuộc bảo Tếu cứ đến vườn bách thú Hóm sẽ lên đón đã mấy lần Tếu bị bắt và thả ra mé ô Cầu giấy đều lần về bách thú thì gặp Hóm.

Chiếc ô tô con ngáo ộp của lũ trẻ ăn mày đã bóp còi đi vút mất. Hóm thở dài đánh phào một cái rồi tiến thẳng phố Hàng Bông định ra bờ Hồ rẽ về Hàng Đào, Hàng Ngang, ra chợ đồng xuân. Hôm nay nó phải làm sao xin đủ tiền mang lên Bách thú ở chỗ chuồng khỉ chờ Tếu đến, rồi cùng ăn. Nó cau có vì cái chương trình nó đã dự định bỗng nhiên bị ô tô thành phố làm ngãng trở. Nó lại càng tức bực nữa về mấy cái thằng danh cũng làm nghề ma cả bông mà lại đi tóm mấy đứa ma cả bông khác lôi lên ô tô. […]. Nó đã nhớ mặt một thằng, thằng Lẹm cầm, nó thề sẽ diệt cho thằng ấy một trận, nó còn thù thằng Lẹm cầm nhiều nữa là vì chính tay thằng này, mắt nó trông thấy hẳn hoi nhặt chiếc  chiếu của nó lém lên ô tô. Cái chiếu nó đã dùng bao nhiêu công phu mới lấy được của mụ Hai Chột!

Nghĩ đến đấy nó tức lắm, không ra chợ Đồng Xuân vội, rẽ quặt ra mé đường thành đến tìm mụ Hai Chột. Mụ này đã bầy xong cái ngôi hàng dầu nước của mụ, đang làu bàu chửi rủa cái đứa ăn cướp chiếu đêm qua, Hóm đến gần chào mụ rồi hỏi:

– Gớm đêm qua bà làm gì mà kêu khiếp thế?

Được dịp thả cái tức ra mụ hai chửi đổng cả lên:

– Cha mẹ tiên nhân nhà nó cướp giật chiếu của tao …

Bác Hai gạo ở trong nhà hét lên

– Ơ hay! Cái mụ kia biết hôm nay là bao nhiêu không mà mở mồm ra chửi ầm lên thế? Bước ra đằng khác đi.

Bấy giờ mụ Hai mới thôi chỉ phàn nà khẽ với Hóm:

– Tức quá mày ạ! Đêm qua không biết đứa nào nó cướp một cái chiếu của tao, tao đang ngủ….

Hóm giả vờ giật mình hỏi:

– À! Cái chiếu có vết mực tím loang lổ ở giữa phải không?

– Đích rồi mày thấy ở đâu?

– Sáng tôi đi qua nhà Đờ măng thấy thằng Lẹm cầm nó nằm mà.

– Thật không?

– Lại không thật.

– À! Cái thằng Lẹm Cầm thế thì chó thật thỉnh thoảng nó đói tao vẫn cho nó vay tiền nó đút vào cái lỗ miệng nó, có mày cũng biết đấy nhé…Hừ! Quân bạc có lòng thật, từ rầy có vay cái…

Mụ lại nhớ đến cái lúc có hai gạo trong nhà, không dám văng tục. Nhưng mặt mụ có vẻ giận giữ lắm. Hóm đổ thêm ít dầu vào lửa:

– Nó thế cũng tệ thật! Nhưng này thôi bà giận nó làm gì. Nó có đến bà cũng lờ đi cho nó.

– Lờ à? lờ à? Lờ cái…( ấy chết) Tao sẽ đánh cho nó rập xác nó ra. Nó mà không trả chiếu tao….

– Trả thế nào được nữa, sáng nay ô tô bắt mẹ nó đi rồi còn gì nữa!

– Bắt cả chiếu à?

– Chứ lỵ

– Mày trông thấy à?

– Chứ lỵ! Nhung bà không được mách nó là tôi mách bà đấy nhé!

– Ai lại trẻ con thế. Thế tao lại không bằng mày à?

– Ừ!ừ biết thế. Thôi bà ngồi bán hàng.

– Ấy này Hóm bà cho cái này này.

Hóm quay lại bà Hai đưa cho một chinh. Nó từ chối bảo mụ:

– Ai lại thế. Thôi thế này nhé. Bà bán chịu cho tôi một điếu thuốc lá, chiều tôi đưa tiền cho bà.

Mụ rút ngay hai điếu đưa cho Hóm cười sòa:

– Thôi con cầm lấy mà hút, tiền với nong gì.

Hóm cầm lấy hai điếu rắt một mái tai, ngậm một vào miệng và xin que diêm châm hút. Nó chào mụ Hai, rồi bước dảo cẳng về mé gầm cầu, ra chợ, vừa đi vừa phì phèo thuốc lá, vừa tủm tỉm cười, đắc chí. Nó đã trả thù được một người, đánh lừa được một người và có những hai điếu thuốc!

Đúng như nó dự đoán, sáng hôm ấy nó xin được kha khá, chín xu rưỡi! Nó liền mua năm xu xôi ở cổng chợ, thêm vào cho con một tỵ bà! Nắm chặt lại, nhặt một mảnh lá chuối khô gói gém cẩn thận, đút vào túi lanh coát rồi theo dọc đường xe điện, đi bộ lên bách thú chờ thằng Tếu, đi đường nó lại đi mua thêm hai xu khoai lang cô cho tôi những củ thật bột ấy, cũng bỏ vào túi lanh coát. Còn nó, nó ăng riêng một chinh xôi lúa cho đỡ nóng lòng, để đợi thằng Tếu cùng ăn tiệc ở Bách thú.

Hóm đã đến Bách thú. Nó đồ chừng còng phải đến mươi giờ là ít mới thấy Tếu mò về tới chuồng khỉ được. Nó liền dạo chơi cho đỡ sốt ruột. Nó ra ghẹo con vượn dài tay, đi lấy đá dình lúc vắng người gác ném vào chuồng hổ cho hổ gầm lên. Rồi nó lại đến chuồng lũ gấu. Nó đang đứng xem một con gấu hì hục gặm thanh song sắt thì có tiếng guốc ở mé ngoài lê vào chỗ hổ, báo. Một giọng đàn bà the thé: “ hôi quá cậu ạ”. Nó ngoảnh lại nhưng ngoảnh phất đi ngay, rồi vờ vờ cái mặt men men đi ra khỏi chỗ ấy. Nhưng người đàn bà đã vào đến nơi nhìn nó chằm chằm. Không biết nghĩ thế nào, có lẽ vì quá kiêu ngạo nó đứng hẳn lại nhìn người đàn bà ấy. Nó nhận thấy sắc mặt người này hơi đói, người đàn bà trạc ngoài ba mươi, còn trẻ và xinh xắn, đi cạnh người đàn ông trông có vẻ làm cai một phu kíp hay một lò máy nào. Người đàn bà thấy Hóm nìn chằm chằm thì cao mặt ngoảnh vào xem hổ nói chuyện với chồng. Hóm vẫn đứng nguyên một chỗ nhìn cặp vợ chồng ấy, lúc họ đi qua mắt nó, nó lại càng nhìn kỹ mặt người đàn bà, như ta nhìn mặt kẻ tử thù để nhớ suốt đời vậy. Ngời đanf bà ra chiều bối rối, nửa muốn hỏi Hóm, nửa sợ chồng lại nín thinh. Y  xem hết dãy hổ, báo, gấu rồi dục chồng đi ra. Đi được máy bước Y quay lại móc túi lấy ra đồng năm xu gọi về phía Hóm:

– Này cho thằng bé kia.

Và nói trống không với chồng như để phân trần:

– Thằng bé trông đói xanh cả mặt.

Người chồng đang ngạc nhiên về cái cử chỉ nhân đức của vợ mình lại càng ngạc nhiên hơn khi thấy cái thằng bé đói xanh cả mắt kia, trả lời, giọng nói căm hờn:

– Tôi có phải ăn mày đâu?

Nói xong, nó cắm cổ chạy miết về Ngọc Hả. Chồng nhìn vợ. Vợ bẽn lẽn nói chữa thẹn:

– Thấy nó đói quá trông thật tội nghiệp! Cha tiên nhân nhà nó!

Người chồng có lẽ không bao giờ hiểu  được vì sao vợ mình lại có cử chỉ lạ lùng thế, sao lại thương người thế, sao lại chửi thế. Còn người đàn bà từ lúc gặp cái nhìn hằn học của Hóm tự nhiên lại có cảm giác sợ sợ, sợ có một tai nạn xảy đến với mình.

Hóm chạy đã xa rồi mới đứng lại. Nó quay về phía Bách thú không thấy cặp vợ chồng đâu, mới thốt ra một câu dọa nạt lạ lùng:

– Phải giết chết mẹ nó đi mới được

Bấy giờ nó mới nhận thấy rằng có một đứa trẻ nào trong người nó hành vi, ăn nói chạy trốn, chửi rủa thế, chứ không phải nó. Nó thì nó làm thế làm gì?

Có gì đâu! Trong người thằng Hóm ma cả bông. Vừa mới thức giấc một thằng Hóm có từ trước khi Hóm thành ma cả bông. Mà kẻ đánh thức cái thằng Hóm ngày trước ấy là người đàn bà kia, dì ghẻ nó! Phải! Người ấy đã là dì ghẻ nó, chính người ấy đã hành hạ mẹ nó hơn ba mươi năm trời! Mẹ nó! Nghĩ đến mẹ nó là nó nhớ ngay đến người đàn bà lùn lùn, người beo béo, chán ngắn, có một vết tràm ở má bên trái hằng ngày gánh bùn cho dì ghẻ nó bán ở các thành phố lớn ở tỉnh Bắc Ninh, chiều về thường mua quà bánh cho nó ăn. Nó lại nhớ đến cảnh tượng diễn ra không biết bao nhiêu lần, cảnh cha nó buộc tóc mẹ nó vào chân giường rồi lấy củ tạ dần vào sương ống chân trong khi dì nó, con khốn nạn! Ngồi vắt chân chữ ngũ nói cay nhiệt. Nó lại nhớ đến cha nó rượu say bí tỷ “uống gì mà uống lắm thế” Ngày nào cũng nưa chai bố! mặt đến đỏ gay, đánh mẹ nó xong lại đến ngả nghiêng bá đàu bá cổ dì nó. Cho đến một ngày kia, một ngày cũng tầm tháng chạp này , nó còn nhớ lắm, mẹ nó gánh bùn cho dì để không bao giwof chở lại với nó nữa. Chiều này, chiều khác và mãi mãi, nó mỏi mắt trông chờ người mẹ hiền từ của nó mà không thấy tăm hơi đau cả. Rồi nó nhớ, nó khóc, cha nó đánh nó, chửi nó cả ngày. Được hơn một năm không chịu nổi sự hành hạ của dì ghẻ nó phải cất mình lên trốn ra đi, năm ấy nó mới 13 tuổi!

Rồi bây giờ sau hai mươi năm lạc quê người với đủ mọi thứ khổ, nhọc nhằn nó đã trở lên một đứa trẻ ma cả bông thực thụ, không mẹ cha, không anh em, không nhà cửa, không làng mạc, không luật pháp, không tất cả…

Sự gặp gõ người dì ghẻ kia bỗng làm nổi dậy trong đầu nó tất cả cái căm hờn của nó với y và đổi với cha nó. Đồng thời nó lại thấy thương nhớ mẹ nó vô cùng. Nó không biểu hiện giờ mẹ nó ra sao, ở đâu, làm gì, có sung sướng không? Càng thương mẹ, nó lại càng ghét dì ghẻ là người đã gây ra các sự đau đớn cho mẹ nó và cho nó. Vì thế mà cầu nguyện nửa đầu tiên của nó ban nẫy là một câu hăm dọa đáng sợ: “Phải giết chết mẹ nhà nó đi mới được!”.

Nhưng nó vẫn băn khoăn không hiểu tại sao dì nó lại không đi với bố nó mà lại đi với “người có cái vẻ – mặt to tướng” kia? (tức là người đàn ông có vẻ cai kíp, Thằng Hóm có thói quen hay tìm cái tật gì đặc biệt của người nào mà nó được gặp mặt.) Hay là di nó đã bỏ cha nó lấy người này rồi? Hai năm lưu lạc ở những chốn hạ – lưu, nó đã hiểu được nhiều lắm về cái sự vợ chồng cảu người đời. Và nó cho rằng nếu di nó mà có bỏ cha nó thì cũng chỉ giống như con “mụ Cả lòng” bán bánh tây Đỏ “mẹ – sử Mắt lợn luộc” bán cà phê thôi chứ gì! Cái ấy thường!

Nó cứ suy nghĩ mãi về điều ấy, cứ gặm nhậm mãi những cái ghét, cái oán, cái thương kia, lúc nó trở vào vườn Bách thú. Nó quên bẵng hẳn thằng Cu Tếu. Mãi đến khi nghe thấy hai người khách qua đường hỏi giữ nhau nó mới biết là đã chín rưỡi rồi. Nó mới lại nhớ rằng  nó lên đây để đón thằng Cu Tếu. Nó lủi thủi đi đến chuồng khỉ. Hình ảnh người di ghẻ vẫn cứ ám ảnh nó, nó văng ra một câu; “Thôi kệ tiên sư nhà nó!” để dứt đứt hẳn những cái nghĩ về dì ghẻ, về cha, về mẹ, về dĩ vãng. Trong hai năm nay, nó đã quên tất cả rồi. Nó chỉ còn biết có cái thân nó và thằng Tếu. Thì bây giờ còn nghĩ đền nữa làm gì? Tuy vậy, nó vẫn không khỏi ngậm ngùi trong khi ngồi chờ bạn trên chiếc gỗ sơn xanh ở cạnh bãi Đánh đu. Đến lúc trong bụng nó thấy đói cồn cào nó mới thật hết buồn, hết ngậm ngùi, Cái đói đã gọi tỉnh lại thằng Hóm  bị dì ghẻ hành hạ lại chết đi, chết mãi, chết dí trong lòng nó…

*

*         *

– Ô hay! Sao mà bầy giờ thằng oắt con chưa đến đây?

Hóm lẩm bẩm câu ấy lần này không biết là lần thư bao nhiêu. Càng đói nó càng sốt ruột, càng sốt ruột lại càng đói. Nó đã bắt đầu cáu kỉnh “Hay là bân nãy nó không bị vứt ở ô này? Hay là nó bị giam vào nhà Tế bần ở hàng Bột? Thế thì bố mẹ!  “Nó ráng sức ngồi chờ một lúc lâu nữa, vẫn chẳng thấy Tếu đâu, nó mới tin chắc chắn là Tếu bị giam ở hàng Bột rồi. Nó mác túi lấy xỏi và khoi ra ăn , lòng băn khoăn thương xót thằng cu Tếu. Ừ! như nó mà bị giam vào Tế bần thì nó kiếm cách ra dễ như chơi, chứ cái thằng “ mu bún” ấy thì làm ghế nào mà ra được? Nó vừa ăn vừa hốn hận sao hồi sáng không cùng lên ô – tô với Tếu, để giúp đỡ Tếu  những lúc tai hạn bất ngờ như thế này. Ăn còn một củ khoai bột, nó bỏ túi lanh coát, đứng dậy, lững thững ra khỏi vườn Bách thú, bàn thần như con chim mất bạn.

Một ngày mùa đông chóng hết như một đêm mùa hạ; ngoảnh đi ngoảnh lại đã đến chiều rồi. Thằng Hóm lang thang xuống nhà thờ. Nam đồng thừ lúc bốn giờ. Nó đã đi qua đi lại trước cửa nhà chùa án mấy đến bốn năm lần. Nhưng chỉ hết thấy một bà sơ  đi ra lại thấy một anh quê chống hạng đi vào, nó chán ngắt, xuống thẳng nhà thờ, đánh với số phận. Chẳng may cho nó, đến gần năm giờ thì mưa phùn rơi nặng hạt gió bấc thổi nặng luồng. Bao nhiêu khách đi lễ ra đều tất tả lên xe tây hoặc xe điện cả. Nó chỉ xin được độc một chinh của một bà cụ ngồi trên xe điện ném xuống.

Trời đã tối dần. Mưa đã tạnh. Chỉ còn gió. Hóm co ro đi lên phố. Không biết nó buồn nản thế nào mà nó không mông tê đằng hậu về đến Giảm, như mọi bậ. Nó lệnh khệnh đi trên con đường nhựa, miệng ngoam nốt của khoai nó định để dành cho thằng Tếu. Trời tối xập, giây đèn điện treo giữa đường Ô – chợ – rừa – Thái – hà – ấp vừa bật ánh sáng thì nó tới ô. Thấy một quán nước ở ngay đầu hai con đường bằng Bột và Khảm – thiên nó sả vào mua hai xu xôi, ngồi ăn. Nó ngồi ăn như một đứa trẻ đang hờn rỗi mẹ. Ăn hết hai xu xôi, nó vẫn còn đói lắm. Mà trong túi nó chỉ còn có một xu. Nó đã toan mua thêm hai xu xôi nữa  ăn cho no, rồi chờ lúc nhà hàng lơ đễnh u té chạy về mẻ Khám thiên không trả tiền. Nhưng nó thaýa hôm nay nó không muốn chơi cái trò ấy. nó vẫn khỏe, vẫn tinh ranh, vẫn can đảm, thừa sức để ăn quỵt chơi bốn xu xôi. Nhưng nó thấy nó làm sao ấy, cứ buồn buồn, cứ chán chán, giá có ăn quỵt được, nó cũng không lấy gì làm thích cả.

Bởi thế, nó liền móc túi trả nhà quán hai xu, rồi đi về đường Khâm Thiên, bụng thì vẫn đói mà dạ thì thương thằng cú Tếu. Đến ga Hàng Cỏ, nó mệt quá, ngồi xuống bực đá nghỉ chân. Vừa ngồi xuống, nó dã bị một cái rùi – khui quật mạnh vào lưng. Nó giật bắn người, ôm đầu chạy: sang đến hè bên kia, nó mới ngoái cổ lại, thấy một ông đội – xếp đang chỉ rùi khui vào nó, cười. Nó chửi thầm: nó suýt – soa nắn bả vai còn đau chói, chân lẻ về phía Hội chợ. Đến trước cửa nhà thương Đặng vũ lạc, nó ngồi phệch xuống vẻ hè, gục đầu vào hai gối chụm lại, Nó tức giời, tức đất, tức nó, tức thằng Tếu, tức ông đôi  – xếp tức cái ngày “vận hắc quầy” là ngày hôm nay. Nó xét từ sáng đến giờ chỉ gặp toàn những cái không may là không may. Ấy, trong cuộc đời sương gió của nó, thỉnh thoảng nó lại vướng phải một ngày vô phúc như thế. Nó muốn tìm một số hiên nào ngủ quách cho hết cáy ngày đen đủi ấy đi. Nó đang nhình quanh ngó quán để kiếm một chỗ nòa nằm khuất gió một tý thì ở phía bờ bên kia, trước cửa hiệu khách tạp – hóa có tiếng su, hào kêu loảng – soảng. Mắt nó trừng lên nhìn. Nhờ ảnh đến điện cảu hiệu khách, nó chỉ trông thấy một đồng vẫn lăn tít ra và lăn vào đám cỏ.

Thì ra không biết người phu xe già lẩy bẩy thế nào mà lúc rút bao ra trả lại khách hàng, đã đánh rơi tất cả hào xu xuống đất. Khách hàng lấy tiền trả lại, rồi vào hiệu tạp hóa. Đó là một người đàn ông to béo, sang trọng, mặc tây ngoài phủ ba – đở – suy – đờ – vin, tay cầm một cái ba toong kếch – sù. Người phu xe già đã lom khom nhặt xu hào xong. Kéo xe đi rẽ ra phố Hichaud. Hóm sung sướng thấy lão ta không trông thấy đồng vạn nằm trong cỏ. Hóm chờ cho lão phu xe đã rẽ quặt hẳn đi, mới hăm hở chạy sang nhặt đồng vạn bị bỏ quên. Nhưng nó vẫn vừa cúi nhặt thì một chiếc ba toong  giáng trúng đầu nó, làm nó ngã bổ nhào xuống đất. Nó ngẩng lên nhìn xem ai đánh nó, tay vẫn nắm chiếc đồng ván. Thì ra người đàn ông An phục hồi nẫy đỗ xe vào hiệu tạp hóa khách! Người ấy quát lên:

– Đưa đồng ván đây, ôn – con!

– Có phải của ông đâu!

– Này bướng này!

Một chiếc ba toong nữa lại rơi xuống vai nó. nó kêu lên: “ôi con lạy ông” rồi vội đưa đồng ván cho người Âu phục. Người này cầm lấy tiền, rồi lại đả nó một cái, mắng;

– Sà lú! Đồ ăn cắp!

– Mắng xong, y xách ba toong đi ra Ga, Hóm lóp ngóp bò dạy, vừa ngồi suýt – soa  cái bướn ở đâu, vừa lậu bẩu:

– Tô sư cha nó! Chẳng biêt đứa nào ăn cắp!

Nhứng thoáng thấy bón hai viên cảnh sát ở phố Ricband quặt xe đáp tới, nó lại phải tẩy gần đứng thẳng người, mạnh – bao đi ra trước cửa Hội chợ. Nó như con chim đã phải cung, động thấy làn cây cong là giật mình thon – thót. Nó vừa đi vừa chửi loạn xạ cả lên: nó uất quá. Chính đồng ván cảu lão phu xe đánh rơi nhặt còn sót lại mà mình lấy nó lại đánh mình, đổi lấy, rồi lại bảo mình là ăn cắp. Thánh hoàng làng nhà nó!

Phần đói, phần  mệt , phần rét, phần đau ê ẩm cả người, phần tức vì bị ăn chặn, Hóm ta choáng váng, bước vào Hội – chợ nằm gục chỗ mái hiên mọt căn hàn. Đầu nó nhức, mắt nó hoa, tainó ù, miệng nó khát, người nó nóng rừ. Nó quấn tròn than hình trong chiếc tanh coát, rồi thiếp đi lúc nào không biết. Đến độ quá nửa đêm, nó sực thức dậy, tâm hần hoảng hốt, không còn nhớ là mình nằm ở chỗ nào. Khát nước quá, nó lé ra chỗ cầu nước của bác Gác Đấu – Sảo vục vào vại ngụm  một hơi. Rồi nó nìn quanh nhìn quẩn trong bóng tối, sợ hãi.

Lần này là lần đầu trong đời Hóm cảm thấy mình cô độc và hèn yếu. Nó vào mái hiên ngồi, tựa lưng vào tường. Và tự nhiên nó bưng mắt khóc ti tỉ: Mẹ ơi là mẹ ơi!

Trương Tửu

Sources:

BÀI LIÊN QUAN