Tiểu thuyết Thằng Hóm – Phần III

Tiểu thuyết Thằng Hóm – Phần III

“Có ai kẹo vừng… kẹo bột ra mua… a….a ! “Quần đùi cháo lòng, áo may ô thùng năm bầy lỗ, đầu đội mũ trắng sọt – rác, tay cầm một cái hộp bích – quy có miếng sắt tây ngăn đôi bên để kẹo bột  bên để kẹo vừng, Hòm vừa lang thang trên các hè phố vừa rao lanh lảnh: “Có ai kẹo vừng… kẹo bột ra mua… a….a! Nó làm cái nghề kiếm ăn sỉ này đã được hơn tuần lễ. Từ sau đêm hôm nằm trong Hội Chợ, nó đàm ra sờ sợ và chan chán cái đời mà cà bông nửa ăn mày nửa ăn cắp của nó. Trong nửa tháng trời, nó cứ buồn thỉu buồn thiu chẳng thiết làm ăn gì cả, chỉ ngày ngày đi ăn xin  miếng cơm thừa tảng cháy hẩm ở các hàng quán, tối tối lại về Hội chợ đánh một giấc đến sáng. Hai năm nay, chưa bao giờ nó bị ngã lòng như thời kỳ này. Nó đã chịu đói, chịu rét, chị đòn đánh chị áp chí nhiều lần, nhưng các lần kia nó vẫn thaýa vui sướng và thú vị; lần này khong hiểu sao nó chán nản thế, không còn thấy hứng soongs cái đời sương gió nưa. Nó muốn tìm đến một cuộc đời yên yên hơn, đỡ bấp bênh hơn. Gặp các bạn đồng – phận, nó không thể vui vẻ chào mừng hay nô đùa với, nghịch ngợm với, như mọi lần. Nó cảm mơ hồ thấy rằng nó xa tụi đó nhiều lắm. Những lúc ấy là lúc nó nhớ mẹ nó hơn hết. Nó ao ước được gặp mẹ, được ăn thành bữa, được ngủ trong motọ căn nhà. Nó thèm nhớ những đêm rét mướt, được ngủ chung với mẹ, ép người vào người mẹ, nó được hưởng một cảm giác ấm áp, yên vui, êm ái. Nó thèm có một gia đình che vhở nó. Nó bắt đầu sợ mưa, sợ gió, sợ cái rủi- khun, sợ chiếc ba toong.

Giữa lúc tâm hồn nó sao suyến như vậy thì Hóm gặt một thằng bạn cũ. Thằng này trước ở cùng tỉnh với nó, còn một nhà hàng phở và tên là Tý, Hóm gặp Tý ở vườn hoa Cửa nam đang bán kẹo cho một cậu học trò đừng chờ xe điện. Hai đứa gặp nhau, chào nhau rồi chuyện trò với nhau thân mật ngay. Sau mấy câu hỏi ban về cách sống của nhau, Tý bảo Hóm.

– Mày ạ, đi ăn cắp làm chó gì, khổ lắm. Nhỡ nó bắt  nó đánh rập xương ra. Bây giờ thì còn đau vừa, chứ về sua những lúc dở gioiừ thì phải biết, các đầu xương là cứ như có ai lấy dao dựa chặn vào thế náy này. Mày nghe tao, bỏ cái nghề ấy đi.

– Thế mày bảo tao bỏ cái nghề ấy đi thì lấy gì mà ăn?

– Mày lại không thể đi bán kẹo được như tao hay sao?

– Ừ nhỉ! Nhưng… À này, tao hỏi thật mày nhé, mỗi ngày mày kiếm được bao nhiêu?

– Cũng đủ ăn.

– Đủ ăn là bao nhiêu cơ chứ?

– Này nhớ, cứ buổi sáng thế này đi bán kẹo thì được độ sáu bẩy xu.

– Thế thì đủ ăn thế nào được cả ngày.

– Gượm nào! Ai lại đi bán kẹo hết rồi nằm đấy à

– Ừ nỉ! Thế mày còn làm gì nữa?

– Bán kẹo độ đến trưa là hết nhẵn. Tao ăn cơm xong nghỉ một tý rồi lại đi bán lạc tầu.

– À cúi lạc tầu, đi lạc tầu ấy hở?

– Chứ lại còn cái gì nữa?

– Như thế được bao nhiêu?

– Bán đến độ tám giờ tối là hết, kiếm được có khi ba xu, có hi bốn xu.

– Vị chi là một ngày kiếm được chừng một hào. Ừ! Thế cũng khá lắm nhỉ.

Đứng suy nghĩ giây lát, Hóm lại hỏi.

– Thế mùa nào mày cũng chỉ bán thế thôi à!

– Mày dớ dẩn lạ. Mùa nực thì bán kẹo thế đếch nào được!

– Thế làm thế nào?

– Tao đi đánh giầy đánh mũ chứ lỵ. Ngày cũng kiếm được hơn hào.

– Khá quá nhỉ? À thế tối mày ngủ đâu?

– Tao ngủ ở nhà anh Tư, cứ mỗi dêm anh ấy lấy một xu.

– Anh Tư là anh mày a?

– Không, Anh ấy phát kẹo với lạc cho tao đi bán.

– Phát ra làm sao?

– Thế này nhé. Thí dụ như mày chẳng hạn này nói thế mày mới hiểu. Bây giờ mày có độ ba hào mày muốn đi bán như tao. Tao đưa mày lại nhà anh Tư. Mày nộp ba hào cho anh ấy. Thế là anh ấy phát cho, buổi sáng hai hào kẹo, buổi trưa một hào lạc. Đi bán được về lại lấy ra ba hào đưa anh ấy để mai anh ấy lại phát cho. Còn lãi bao nhiêu thì ăn. Anh ấy có nhà, mày muốn ngủ thì cứ mỗi đêm một xu. Hiểu chưa?

– Hiểu, hiểu. Như thế nhỡ hôm nào mày ốm thì làm thế nào?

– Thì lại còn làm thế nào nữa. Lúc khẻo phải để danh chứ lỵ! mày lại….

Được dịp, Tý thủ thỉ với Hóm cái mộng tưởng của mình.

– Mày ạ. Tao định  để dành một vài năm được kha khá vốn thì tao đi bán kẹo tây, ăn bẫm hơn, mà lại bán được quanh năm, mà lại oách!.

– Kẹo tây hòm kính ấy hở?

– Ừ đi bán kẹo tây mà để dành được kha khá là toa did bán cà phê ba tê bánh tây. Tao đã học pha cà phê rồi. Dễ lắm mày ạ. Bao giờ được thế thì phải biết!

Mỗi tiếng gọi “kẹo” ở đầu hàng bông cắt đứt cái mộng tưởng của Tý, Nó bỏ cả Hóm đấy, chạy một mạch đến chỗ gọi mua kẹo. Bán xong, nó trở lại cỗ Hóm đứng, vừa đi vừa lấy tay lắc vào trong túi cho nhưng xu, trình kêu loảng – soảng.

Nó bảo Hóm:

– Tao khuyên mày thật đấy nên đi bán kẹo đi. Cố làm thế nào có được lấy ba hào là đủ rồi, mày có biết phố Bắc ninh không?

– Có

– Mày có hiểu đến Hàng tre không?

– Có, ở cạnh phố hàng Dầu chứ gì?

– Đấy tao ở phố ý đấy. Mày có biết xem số nhà không?

– Có

– Tao ở nhà anh Tư số nhà 82, ở về cửa đền Hàng Tre ấy. Bao giờ mày có đủ tiền cưa lại đây hỏi tao, tao bảo anh Tư cho. Anh ấy thương những hạng như chúng mình lắm. Thôi mày có phải đi đâu thì đi. Tao phải đi bán bây giờ đây.

– Ư, thôi mày có đi thì cứ đi. Rồi tao tìm mày, 82 hở?

– Phải.

Hai đưa chia tay nhau. Hóm đứng nhìn theo Tý, thèm thuồng. nó tức mình với nó lắm. Thằng Tý, trước kia ở tỉnh, vẫn thường bị nó bắt nạt cơ mà! Sao bây giờ nó lại đi bán kẹo bán lạc tầu được, mà Hóm thì lại phải đi ăn mày, ăn cắp? Nó hứa với nó phải lmà bằng thằng Tý mới nghe. Nhưng nghĩ đến số tiền ba hào phải có thì Hóm ta lại cụt hứng. Nó lẩm bẩm: “Quên mất! không hhỏi xem thằng Tý mới đầu nó kiếm đựợc ba hảo chỉ ở đâu!” Rồi nó cứ tự hỏi nó, luôn trong mấy hôm: “Làm cách nào có được ba hào?” Nó nghĩ đến cái lần nó bắt được một cái ví đàm nỏ síu tỏng có năm hào, rồi nó đem ăn tiêu vung tân tán hết cả, thì nó lại tiếc ngẩn tiếc ngơ, cho mình là ngu dốt. Nó lại nghĩ đến đồng vạn mà cúi” thằng cha to béo mặc ba đờ – suy – đờ – vin tay cầm ba toong, đã ăn chặn của nó. Tức tối, nó lại chửi đổng: “Mẹ bố nó! sang trọng thế mà đi ăn chặn”.

Nhưng điều quan hệ nhất đối với nó làm làm thế nào kiếm được ba hào bây giờ? Đứng nhìn người ta uống rượu soàng với nhau trong hàng cơm cũng hết sáu bẩy hào, đứng xem cá bà phán ăn quà mèng ra cũng mất ba bốn hào, đứng trông các đứa trẻ trạc tuổi ó bỏ ra bốn năm hào mua vế xem chiếu bóng, nó lấy làm lạ sao thiên hạ coi số tiền ấy thường thế mà riêng nó chỉ canà đến có ba hào là làm được cả một cuộc đồi thì soay – sỏa đâu cũng không ra. Thề là nghĩa làm sao? Sao thiên hạ có nhiều tiền tiêu phí thế mà nó thì chẳng dở dâu ra được một xu nào?

Nó nghĩ đến rức đầu cũng không hiểu tại sao lại như thế. Sau chót, nó không nghĩ đên sđiều ấy nữa. Nó phải tính cách nào có được ba hào cái đã. Nó còn đang khổ sở vì không làm sao mà kiếm được số tiền ấy thì may sao may khéo là máy – thang chạp vừa hết. Sắp tết rồi không bao giờ thằng Hóm lại chào đón Tết một cách mừng rỡ như năm nay. Nó trông chợ ở ba ngày Tết một sự giải phong khỏi cuộc đời mà cả bông – nó trông chợ bao hào chỉ? Nó biết rằng, trong mấy ngày Tết, người ta bỗng nhiên đưa ra nhân đức và rộng lượng Năm nào cũng đến Tết là nó phát tài. Phát tài vì ăn may dễn mà lại bởi, phát tài vì đánh đáo được. Nó mừng quá, Nớ chờ từng giờ từng phút cho công đến đêm giao thừa để nó ra cửa đền Bạch – Mã, cầu Ngọc Sơn, chửa chùa Quan – Thành… xin tiền cá cụ, các bà, các cô đi lễ lấy lộc. Nó mong cho thời giờ đi thật nhanh để , ngày mùng một, nó đến các nhà, chúng mừng năm mới, khi người ta mở cửa đốt pháo chào xuân. Nó thấy một ngay lâu hết quá, một đêm dài quá, mấy hôm cuối chạp nặng nề quá. Có ai ngờ đến sự mong chờ Tết Nguyên Đán của một thằng bé ma cà bỏng? Có ai ngờ rằng xuân đến sẽ tái sinh được một linh hồn.

***

Muốn là được. Quả nhiên, mấy ngày Tế, Hóm đã kiêm được số tiền mong chờ, Nó đã vội vàng tìm đến nhà anhTư, hỏi Tý, Tý đã giới thiệu nó với anh Tư và ta đã tháy Hóm, sáng thì “Ai mua kẹo vừng… kẹo bột ra mua….a…a…!” trưa tối thì “lạc tầu đi lạc tâu!” Tiếng rao cảu nó chưa được thuần  thục lắm nhưng cũng đã ngọt giọng đi nhiều. Nó đã sống cái đời “sáng bán kẹo, trưa bán lạc tầu, đêm ngủ ở nhà anh Tư” được hơn tuần lễ này rồi. Nó thấy cái đời ấy cũng thích – thích. Không bao giờ nó quên được cái đêm thứ nhất ngủ ở nhà anh Tư. Nó nằm trên sàn một cái gác xép, ngủ chung với đến hơn mười đứa trẻ cũng chạc tuổi nó và cùng nghê với nó. Đêm ấy ngoài trời mưa gió ào ào. Nó đắp chung với Tý một chiếc chiếu, ôm quặp lấy Tý cho ấm. Trong lúc Tý và các đứa khác ngủ khị, nó vẫn thức. Nó nằm nghe gió thổi vù vù trên mái nhà, nghe tiếng cháo chuột đuổi nhau ở cuối sàn huỳnh huỳnh như người, nghe tiếng ngáy khò khò của các bạn nó vo ve nhu hút thuốc phiện. Rồi lan man nó nghĩ đến những đêm cũng mưa rét thế này nó phải ngủ ở đầu hè so chợ, nghĩ đến số phận thằng Tễu không biết bây giờ khổ sở ra sao. Và sau cùng nó nghĩ đến mẹ nó. Nó chợp mắt đi rồi lại sực thức, đến ba bốn lượt. Hình ảnh mẹ nó cứ lởn vởn suốt đêm trong đầu óc nó…

Trong giấc chiêm bao, nó thấy mẹ nó âu yếm nhìn nó rồi ngoảnh lại nói chuyện với một người nào lạ mặt lắm. Người này hình như nó mới chỉ thoáng gặp độ một hai lần. Nó thấy mẹ nó và người ấy trò chuyện ra chuyện âu yếm và thân mật. Rồi cả hai người đến gần nó, vuốt ve nó. Giữa lúc ấy, không biết một việc gì đã xảy ra mà người lạ mặt bỗng đứng phất dậy, bỏ mẹ nó đi mất. Mẹ nó khóc lóc chạy theo. Nó cũng khóc chạy theo mẹ. Rồi nó vấp, nó ngã và giật mình thức dậy mới hay là mình vừa sống một giấc mơ. nó cố hồi tưởng lại khuôn mặt và hình dáng con người lạ kia, nhưng trí nó đã mỏi, tim nó đã mệt. Nó ngủ đi lúc nào không biết…

Máy hôm sau, cũng như hôm nay, đi bán kẹo ngoài phố, nó vẫn thấy giấc chiêm bao kỳ quái kia ám ảnh nó hoài. nó thường nghe nhiều người nói rằng chiêm bao có khi là chuyện sắp xẩy ra mà thần linh báo cho mình biết trước. Cho nên nó cứ vẩn vơ suy nghĩ không biết cái mộng cảu nó là điềm gì. Hay là nó sắp gặp mẹ nó. hay là mẹ nó đã lấy chồng khác? Nó tự hỏi vậy thôi chứ đoán mộng làm sao được!

Nó đang loay hoay trong đầu những câu hỏi ấy thì một đứa trẻ ngồi trong hiên nhà thợ cạo, ở cuối phố hàng Dậu, nhẩy bỏ ra nắm lấy tay nó, rú lên.

– Ơ kìa Hóm

– Kìa Tến! Mày ở đâu ra?

– Bây giờ mày lại đi bán kẹo đấy à!

– Ừ! Nhưng hẵng nói chuyện mày đã. Đi, đi ra ghế ở vườn hoa hàng Dậu kia rồi nói chuyện.

Hai đứa giắt nhau đến ngồi ở một chiếc ghế. Hóm hỏi lại.

– Hôm ấy mày bị tóm đi đâu?

– Đem vào Tế Bần.

– Ừ, tao đoán không sai mà. Tao mua quả lên Bách Thú đợi mày mãi mà chẳng thấy đâu cả, tao biết ngay. Thế mày trốn ra được đấy à?

– Ừ, tao trốn ra tối hôm kia, lại dang hàng ra tìm mày, chúng  nó bảo mày đi đâu mất đến non nửa tháng rồi. Tao buồn quá.

– Sao mày lại lên đây?

– Ấy đi lang thang thế. Mày làm thế nào mà lại đi bán kẹo được thế?

– Câu chuyện dài lắm chưa thể nói được. Mày có đói không?

– Từ chiều hôm qua tao đã được ăn gì đâu.

Hóm tra tay vào túi  đếm nhẩm rồi bảo Tếu.

– Đi ăn cơm, mày.

Tếu giương mắt nhìn Hóm, ngạc nhiên quá đỗi. Đi ăn cơm! Lại được đi ăn cơm ả?

– Đứng dậy, lại hàng Than ăn cơm.

– Bây giờ mày khá thế cơ à.

-Hóm chép miệng.

– Khá gì!Nhưng mày đói thì phải cho mày ăn chứ. Tao ăn một mình à?

– Ăn cơm ở đâu?

– Ở hàng cơm chú còn ở dâu nữa!

Hóm dẫn Tếu vào một hàng cơm ở giữa phố hàng Than. Bây giờ vào khoảng chín giờ sáng nên hàng cũng vắng. Chỉ có hai bác phu xe ngồi khề khà nhắm rượu với mấy xu đậu rán ở ghế ngoài hè. Hai đứa vào trong hàng. Hóm gọi cơm canh sào và giá sào. Tếu lặng yên ngồi nhìn Hóm, sự kính phục lộ cả ra hai mắt. Nó rụt rè hỏi:

– Hóm, dạo này bữa nào mày cũng ăn thế ả?

Hóm cười:

– Có hôm nay tao muốn thết mày đấy, chứ bữa nào cũng thế thì bỏ mẹ. Mọi bữa tao chỉ ăn ba xu cơm, xu sào thôi.

– Bữa nào cũng ăn ba xu cơm?

– Ừ, thôi, ăn đi mày, Ăn xong hẵng nói chuyện.

Tếu vớ lấy bát cơm, và lấy và để. Hóm chưa đói nên cứ ăn thủng thẳng. Nó vừa ăn vừa suy tính “Bữa cơm hôm nay có hế tám xu. Làm thế nào từ giờ đến mười hai giờ bán hết chỗ kẹo để lấy đủ tiền về nộp tiền cho anh Tư? “Từ hôm nó đi bán kẹo và lạc mỗi ngày nó chỉ kiếm được tám chín xu là cùng. Có một hộm, giời hơi mưa, nó chỉ kiếm đựoc có ba xu, hôm ấy phải ăn khoai. Nhưng bởi mới bước vào cuộc đời này, nó thấy nhiều cái thú là lạ, nếu nó cũng chưa buồn để ý tới sự ăn cơm hay ăn khoai. Đến hôm nay vì thương thằng Tếu, nó đã liệu liệu. Vừa ăn, nó vừa lo. Nếu không đủ tiền đem về cho anh Tư thì lấy kẹo đâu đi bán ngày mai? nghĩ đến đấy bỗng dưng nó giật mình đành thôi một cái, bát đưua cầm tay suýt rơi. Không phải giật mình vì sợ không bán được đủ tiền về nộp anh Tư. Nó giật mình một cách không tự chủ được. Nó giật mình vì cái điều nghĩ hiện tạy của nó vừa gọi giậy trong ký ức nó một kỷ niệm ghê sợ. Nó nhớ đến – nói đúng hơn, nó bị bắt buộc nhớ đến – xưa kia, đã lâu lắn, có lẽ dã ba năm, đi ghê nở bắt nó đi án quýt và ra lệnh cho nó phải đem về nộp mỗi ngày, một bào vốn và bốn xu lãi. Hôm nào mà không có đủ bốn xu lãi thì nó bị đánh, bị chửi tàn nhẫn. Một ngày kia vì mải chơi đáo nó để kẻ cắp lấy mất hia quả quýt, lại thua mất một xu, nó không đủ hào tư về đưa di nó. nó vẫn còn tưởng tượng được hai con mắt di nó quắc lên, tròn xoe, hai hàm răng nó nghiến vào nhau kèn kẹt. Rồi chẳng hỏi chẳng han, di nó túm lấy tóc nó rập đầu xuống thành phản đến hơn chục cái. Màu mồn, màu mũi nó đổ ra lênh láng, những mảng tóc ở đầu nó bật ra Dì nó còn vật nó xuống đất, đánh nó gấy mất một cái cán phá trăn, một cái quạt nan va fhai ba thanh củi. Có thế mà thôi đâu, dì nó còn lấy muốn sát vào những vết roi rớm máu, rồi lại đánh phru lên bằng một que nan cật nhỏ  lắp. Nó chết ngất đi. Lúc nó tỉnh dậy thì nó đang nằm co quắp trong một só buồng, muỗi đốt tịt cả mặt mũi. Nó phải nhịn đói và ốm mất gần nửa tháng… Cha nó thì cứ rượu bí tỉ cả ngày chẳng biết gì hết!

Bây giờ nghĩ đến, nó còn sởn gai ốc. Từ ngày nó lưu lạc bị đánh cũng đã nhiều mà chưa lần nào nó bị đau đơn như lần này. Hôm nay nhân lo lằng về số tiền phải nộp cho anh Tư, không hiểu sao nó lại chợt nhớ đến trận đòn tàn bạo kia. Cho nên nó giật mìn. Ấy, từ hôm gặp người dì ghẻ trên vườn bách thu, thì cái dĩ vãng đau đớn của nó cứ thỉnh thoảng lại nổi dậy bất thình lình trong trí nhớ nó như vậy. Nó muốn quên mà không tài nào quên được, ký ức nó cứ tự ý sống lại, làm nó càng thêm hờn oán người dì đã hành hạ nó. Nếu người đàn bà độc ác ấy không đi ngang qua đời nó…”

Tếu đã ăn hết ba xu cơm. Hóm chỉ ăn có hai xu đã thấy no lắm rồi. Nó trả tiền nhà hàng rồi kéo Tếu đi ra. Nó nghĩ bụng; “Thôi hôm nay không đi bán lạc tầu nữa, Cố bán hàng từ giờ đến tối cho hết chỗ kẹo này. Tám giờ ra hàng ga cửa đông, gác ô tô cho khách vào ăn cơm tây ở hiệu chú Sưởng, kiếm thêm vào cũng được”. Nó lại còn nghĩ cách nào cho Tếu cũng đi bán kẹo như nó thì mới yên lòng. Nó không nỡ bỏ Tếu trong cảnh ma rả bông! Quen chân, hai đứa đã đi rẽ về phố Đương Thành. Lũ trẻ  ma – cà – bông trông thấy Hóm và Tếu, liền chạy so lại hỏi chuyện. Rồi một đứa reo lên: “Ồ!  chúng mày ơi! Thằng Hóm nó bán kẹo vừng kẹo bột chúng mày ơi” Rồi thằng bé reo lên ấy đến mở hộp kẹo của Hóm: “Tao xin một cái mày”. Hóm chưa kịp trả lời, nó đã bỏ lọt mấy cái kẹo vừng vào mồn nhai lốp đốp. Cái bản tính mà cá bông củ Hóm bị đề nén ít lâu nay lại được dịp bứng bừng nổi lên. Tiện tay, nó quai luôn cho thằng béo láo sược một quả “quai hàm”. Thằng kia cáu, đánh lại. Hộp kẹo của Hóm reo bốp xuống hè, kẹo bắn lung tung ra. Thế là lũ ma cà bông súm lại cướp. Nháy mắt cả hộp kẹo đã vào mồn chúng. Hóm tức quá, đánh túi bụi, chửi rầm lên. Nhưng chúng đã kéo nhau, vừ cười, vừa chạy về phía chợ hàng Da. Hóm đứng nhìn cái hộp bích quy rỗng không nằm dưới đất, òa kóc. Tếu cũng rớm nước mắt. Thôi thế là xong! Cuộc đời kẹo vững kẹo bột, lạc tầu củ Hóm phút chốc đổ sụp, tan tỉnh. Lũ ma cà bông đã vô tình bóp bẹp cuộc đời mà Hóm cố vo cho mỗi ngày một thêm tròn.

Hóm khóc nức nỏ mãi, chửi rủa mãi, cho đến lúc một viên cảnh sát ghé xe đạp vào bờ hè, hỏi nó.

– Thằng kia khóc gì, chửi ai?

– Thưa thầy lũ trẻ ma cà bông chúng nó ăn cướp hết cả kẹo của con.

– Chúng nó đâu?

– Thưa thầy…

Hóm chưa nói hết câu thì một viên ảnh sát già cùng đi tuần với viên kia vừa tới, trợn mắt nhìn nó, hỏi gắt:

– Thưa cái gì? Thưa cái gì?

Rồi hắn quật cho Hóm một cái rùi khui vào lưng, quát tháo:

– Tao còn lạ cái mạt mày hở? Bán cái gì? kẹo với chả kẹo! Ranh con ngày nào cũng đánh nhau ầm cả phố sá. Có bước đi không ông lại cho mấy cái quật nữa bây giờ.

Hóm uất lên tận cổ, cãi:

– Thưa thầy, thầy đánh oan con, con đi bán….

– Này oan này, này oan này!

Hai cái quật nữa đạp vào cánh tay Hóm, Hóm ù té chạy, vừa chạy vừa mếu máo:

– Thưa thầy, con đi bán kẹo, chúng nó ăn cướp của con. Thầy không biết, thầy lại đánh con…

– À, mày còn làu bàu phải không?

Thấy viên cảnh sát già định đuổi đánh nó, Hóm vội kêu:

– Không ạ, không ạ. Con có làu bàu gì đâu.

Rồi ôm đầu chạy một mạch. Tếu lẽo đẽo theo sau. […].

Cả hai đứa ngừng lại ở hiên trường Si – ra – đen. Hóm cứ thổn thức mãi, Tếu bảo nó:

– […]. Vô lý quá mày nhỉ?

Hóm không trả lời, chỉ khóc. Trong hai năm nay chưa bao giờ nó khóc nhiều như bận này. Ờ các trường hợp khác, bị đánh, nó khóc vì đau; bây giờ nó khóc vì thấy hìn như tất cả mọi người sô đến áp chế nó, hành hạ nó, đầy đọa nó, mf không cho nó được phân trần lấy nửa lời. Nó khóc mãi, rức cả đầu, khô cả bụng. Tếu thương bạn, an ủi:

– Thôi mày ạ. Đẻ ồi tìm thằng Hếch đánh cho nó một trận. Khóc làm gì nữa. Nín đi.

– Hóm than thở, buồn bã.

– Thế là hết mẹ nó cả vốn! Ma cà bông lại hoàn ma cà bông!

– Thôi lại như cũ, cần ghì!

– Tiên sư cha thằng Hếch! Rồi ông bảo cho nó.

– Chúng nó ăn cướp tất cả mất bao nhiêu kẹo?

– Hơn hai hào đấy.

– Tức quá nhỉ?

– Thôi tức thì làm gì được nữa. Này ở đầy chờ nhé. Tao lại đằng hàng Dầu đì nốt một hào, không đi bán lạc tầu nữa.

– Tao đi mấy.

– Ư thì đi cũng được.

Đến hàng Dầu, Hóm bảo Tếu đứng đợi ở cửa đền Hàng Trẻ rồi vào nhà anh Tư. Trông mắt Hóm còn hơi đỏ, anh Tư hỏi:

– Sao thế? Sao hôm nay bán chóng hết thế?

– Em bị lũ ma cà bông nó ăn cướp hết kẹo anh ạ.

– Sao không đánh bỏ mẹ chúng nó đi.

– Chúng nó nhiều quá, em không đánh được.

– Thế rồi mầy lấy kẹo đâu mà đi bán?

– Thôi, em không đi bán nữa. Anh cho em xin nốt cái hào lạc…

– Lấy lạc chứ?

– Anh cho em tiền.

Anh Tư trừng mắt, đổi sắc diện bảo Hóm:

– Mày làm như mày là cha tao không bằng. Rang lạc rồi, bây giờ lại đòi lấy tiền. Có lấy lạc thì lấy.Không thì cút.Ôn con! Chỉ lôi thôi rắc rối!

Sợ hãi, Hóm thưa:

– Vâng anh cho lạc cũng được.

– Đây, đưa hộp đây.

Anh Tưđong nlạc cho Hóm. Thấyb số lạc ít hơn mọi ngày, Hóm nài:

– Thưa anh, cho ethêm.

– Thêm cái gì nữa?

– Mọi ngày anh vẫn đong cho mười hai chén đầy. Hôm nay anh chỉ cho có tám chiến.

– Chỉ có thế thôi! Từ nay mày có đi bán nữa đâu!

– Anh cho thêm.

– Không cút, ônglại cho mấy cái bạt tai bây giờ.

– Anh cho thêm. Những một bao của tôi…

Anh Tư đứng phất dậy. Hóm vội vàng cầm hộp lạc chạy ra cửa Anh Tư chửi ném theo:

– Tiên sư ôn – con! Ông lại quại cho mày cái bây giờ!…

Hóm chạy sang chố Tếu đứng, mắt tiu nghỉu, phụng phịu.

– Cậy nhớn bắt nạt!

– Gì thế mày?

Nó ăn cướp của tao bốn chén lạc lại còn định đánh tao. Thành hoàng làng nhà nó ra! Cậy khôn ăn hiếp.

– Nhưng thấy đầu anh Tư vừa lộ ra, Hóm vội kéo Tếu đi rảo bước. Tếu nói một mình.

– Hôm nay đen quá! Đến đâu cũng bị ăn cướp, bị bắt nạt.

Hóm và Tếu thất thểu ra bờ sông nhưb hai đưa mất hồn. Gió dưới bãi đưa lên, lạn buốt. Hóm vốc một nắm lạc đưa Tếu.

– Nhai đi cho đỡ rét mày.

– Không để bán hả?

– Bán gì nữa! Ăn hết cho bố nó đi. Còn cái hộp, mày cầm lấy tối mà đi xin cơm nguội. Lại sống như trước vậy.

“Tếu sung – sướng quá, thốt ra:

– Ừ, thế tốt! vắng mày tao buồn ghê lắm.

Hóm quay nhìn Tếu, mỉm cười. Câu nói của Tếub làm nó hài lòng. Nó có thể quên hết những nỗi gian truân vừa qua, để lại sống vất vểu, lang thang bên cạnh Tếu.

Sources:

BÀI LIÊN QUAN