Tiểu thuyết “Thằng Hóm” – phần IX

Tiểu thuyết “Thằng Hóm” – phần IX

Trên gác nhà Tiến Phú, có tiếng roi quất vun vút lẫn với tiếng lạy liên thanh. Hai tay trói quặt vào chân một cái giường Hồng Kông. Quý nghênh nghếch cặp mắt nhìn cha, nhìn cái roi ở tay cha. Ông Tiến Phú chỉ chiếc roi mây vào mặt Quý hỏi:

-Vì sao mày đi đánh nhau? Hở?

-Con lạu ba. Vì nó chửi con.

-Tự nhiên nó lại chửi mày à?

Mày có biết ông tốn công tốn của mới xin được mày khỏi phải tù khỏi tội không? Hở? Bây giờ nó nằm nhà thương chín đồng một ngày, mày có biết ai phải trả tiền không? Hở? Ông vừa đi khỏi có một tuần lễ mà đã thế. Để ông chết đi thì mày giết người có phải không hở?

Mỗi câu hỏi, ông lại kèm theo năm bẩy cái vụt. Quý chỉ biết van lạy kêu khóc, chàng rỉ răng được lời nào. Bà Tiến Phú biết tính chồng dữ đòn lắm nên dù có thương con trai cũng không dám can. Nhưng lúc thấy con đau quá, bà động lòng, lại giật lấy chiếc roi, xin bô:

-Thôi cậu tha cho nó lần này. Đánh thế nó cũng đủ sợ lắm rồi.

Ông Tiến Phú quắc mắt, rụt chiếc roi lại, quát:

-Mợ xuống trông hàng đi, không thể được. Tôi phải đánh chết nó hôm nay. Nó bôi tro trát trấu vào mặt tôi. Ông xem mặt mày nào? Ui dào vì đẹp ! Bị bắt đem vào bóp ! Đẹp ! Đẹp!

Tiếng roi lại vun vút. Thương con quá, bà Tiến Phú giằng tay chồng lấy chiếc roi vứt ra ngoài hành lang, xông lại cởi trói cho con, chu lăn mếu lộn:

-Đánh chết nó à? Cậu có mang nặng đẻ đau đâu mà cậu thương nó. Đánh con là để răn cho nó sợ thôi chứ lại đánh chết nó hay sao? Mày làm khổ cái thân mày con ạ. Cha mẹ tiên nhân những con nhà mất dạy nó rủ rê con bà.

Ông Tiến Phú nể vợ, lại ngồi phịch xuống đi văng, chép miệng:

-Thật là đẹp ! Thật là đẹp! Để bảo nó đang ầm lên là con trai nhà Tiến Phú đánh nhau bị giam ở Sở Cầm. Ùi dào rơi! Chú Nghị chú ấy thì cười cho thối óc ra. Hừ! nuôi cho mày ăn học để máy báo hiếu thế đấy! Thế mà còn cứ chiều nó vào! Rồi cũng có phen cả mẹ lẫn con dắt nhau vào nhà đá thôi. Thật là con hư tại mẹ.

Mặc cho chồng đay nghiến, bà Tiến Phú cứ lẳng lặng cởi trói cho con, thỉnh thoảng lại soa suýt: “Khổ thân con tôi thế này!”. Cởi xong, bà đỡ con đứng dậy. dắt sang buồng bên, lấy nước lau mặt cho rồi bảo:

-Con nằm đây mà nghỉ. Từ rầy đừng dại dột thế nữa nhé. Ba con giận lên thì ốm đòn.

Cậy Quý vừa sụt sịt vừa mếu:

-Tự nhiên nó đánh con chứ con có gây sự với nó đâu…

-Thôi nín đi con. Để mẹ bảo nó hâm cốc sâm cho mà uống. Con có ăn gì bây giờ không?

-Không.

-Ừ! Thôi, nằm yên đấy. Mẹ xuống dưới nhà tý mẹ lại lên.

Buồng bên kia ông Tiến Phú vẫn hậm hực, giận thằng con đã làm xấu mặt ông. Tin này mà đồn về đến làng thì tha hồ mà người ta rè bỉu. Thì ông còn mặt mũi nào mà về làng lên đình nữa?  “Nhất nhất tại tù, thiên thu tại ngoại” . Tuy con ông chưa thành án nhưng cũng phải giam mất một ngày một đêm trong bóp rồi. Mà báo nó lại đang ầm lên mới khổ chứ! Nếu ông ở nhà thì đâu đến thế được ! Ông Tiến Phú thuộc vào hạng người làm ăn ở Hà thành mà căn bản vẫn ở thôn quê, tộc họ. Ông cho rằng lúc đi buôn tàu kinh doanh thì cái giá người rẻ lắm. Chỉ ở thôn quê, ở làng, ở đình – trung thì mới thật là chỗ phân chia thứ bậc trọng khinh rõ rệt, cho nên ông đã cố chạy chọt, khao vọng ấy một cái hàn làm để được ngồi vào chiếu tư văn. Ông đã tậu ruộng nương làm nhà cửa ở làng để lấy cái bề thế vững trãi lúc tuổi già quay về quê tổ. Cuộc đời ông, thành thử, lắng cả về quê. Cái sinh hoạt ở tỉnh chỉ là một vỏ ngoài phù phiếm, hơn nữa một phương tiện giúp ông đạt được cảnh giàu sang là cảnh nó khiến dân quê phải sợ ông, phục ông, nghe ông.

Thế mà bây giờ thằng con ông nó thế thì ông giận đến thế nào!

Ông nằm vật xuống đệm bông, buồn bực cho đến lúc vợ bước vào, ông mới trách móc cho hả giận:

-Mợ cứ nuông nó thế thì hỏng mất. Đời thửa nhà ai con nhà danh giá như nhà mình mà đi đánh nhau đến bị giam cầm vào bóp thì mợ tính có nhục không? Trông cơ chừng này tôi xem rồi hỏng hết. Xảy tôi ra thì hỏng mất.

-Gớm, cậu nóng quá. Việc đã chót ra thế rồi, làm thế nào được. Bây giờ giận đánh nó quá tay nhỡ ra nó ốm đau tàn tật có lại khổ không? Có phải là tôi nuông gì nó đây. Thôi cậu cũng đừng nghĩ nữa. Để tôi bảo nó pha một cốc sữa nước đá cậu sơi nhá. Tôi còn muốn bàn với cậu điều này can hệ.

-Thôi, hẵng nói chuyện đã láy nữa uống.

-Này cậu này, tôi đã dò hỏi vì lẽ gì mà chúng nó đánh nhau rồi.

-Sao?

-Thì ra nó với lại thằng đánh nhau với nó cùng yêu một con bé. Ông Tiến Phú giật mình, trợn mắt:

-Lại thế nữa?

-Thằng Hựu bên cạnh nó bảo với tôi thế. Con bé ấy tên là Sâm, con út cụ Hàn Thịnh ở đằng hàng Điếu. Thằng bé nhà này mê nó lắm. Hay là ta tìm tòi mối manh hỏi con bé cho nớ? Lấy vợ rồi đứng đắn ra.

-Không được! Không được! Lấy vợ rồi thì còn học hành thế nào được nữa? Nó mới 17 tuổi đầu…

-Chào ! Học với hành thì làm cái trò gì. Nó học thế cũng đủ chữ nghĩa buôn bán rồi. Học nhiều lại tổ ho lao mà chết. Đấy cậu xem ngay như mình thì chữ nghĩa được là mấy mà bây giờ cũng khá thế này, cũng kẻ trọng người nể.

Lòng tự ái được mơn trớn, ông Tiến Phú phồng mũi đáp:

-Ừ ! Đấy ! Cái đó mợ liệu xem, tôi biết đâu được. Nhưng tôi tưởng hẵng thong thả…

Cái tiếng gõ cửa rụt rè ở phía ngoài. Ông Tiến Phú nhạc nhiên nhìn vợ, miệng nói “cứ vào” Hóm ấn cửa ló đầu vào. Ông gắt lên:

-Gì thế?

-Thưa ông cậu ký dưới nhà bảo có giấy này đưa lên ông ạ.

Ông cầm lấy phong bì bóc ra xem, thư rằng:

*Thưa ngài,

Chúng tôi lấy tư cách là đốc học trường cậu quý học viết hầu ngài một bức thư này để trình ngài, được rõ ràng đã ba tháng nay cậu ấy không hề tới trường, tôi đã có hai bức thư gửi đến ngài mà không thấy trả lời nên phải có bức thư thứ ba này. Cậu Quý là một cậu học sinh mà các thầy giáo đều chê cả về hạnh kiểm lẫn sức làm việc. Cậu không theo học bao giờ được đủ giờ trong một ngày, đủ ngày trong một tuần, đủ tuần trong một tháng. Chúng tôi mong rằng, về nhà ngài răn dạy thêm vào. Cái uy quyền của người cha phải phụ lực với uy quyền của thầy giáo mới mong rèn đức được đứa trẻ thành người hữu dụng. Theo đúng cái nguyên tắc giáo hóa của chúng tôi là học đường phải liên lạc với gia đình, chúng tôi trình ngài rõ như thế. Nếu cậu Quý cứ tính nào giữ tật ấy thì từ tháng sau chúng tôi bắt buộc phải gạch tên cậu trong sổ của nhà trường. Chúng tôi bất đắc sĩ mới phải dùng đến phương pháp cuối cùng ấy, mong ngài hiểu cho. Kính chúc ngài vạn an…”.

Đọc xong, ông chìa thư cho vợ. Trán ông giỏ mồ hôi hột. Ông thất vọng về đứa con trai đầu lòng. Nông nổi này thì đến phải bắt Quý thôi học mất! Bà Tiến Phú xem hết thư cũng thờ thẫn cả người. Bà không ngờ Quý lại hư hỏng dối trá đến thế. Bà vẫn tưởng con bà ngoan lắm, Bà chép miệng:

-Các cụ nói không sai. Cái sự học này cũng phải có đất mới được. Thôi cho nó ở nhà trông nom sổ sách chứ cứ để nó lêu lổng thế này thì hỏng mất. Khổ chưa ! Mới nứt mắt mà đã dối cha lừa mẹ, đi chim đi chuột thì còn mong gì được con nữa.

Rồi bà ôm mặt hu hu khóc. Ông chồng phải dỗ dành!

-Thôi, nó không muốn học thì cho nó ở nhà, việc gì mà phải khóc. Còn cái tính nết thì rồi sửa dần. Khó gì! Người roi voi búa! Để tôi sang hỏi nó xem trong ba tháng trời nó không đi học thì nó lấy tiền làm gì.

Vợ nín áo chồng lại van lơn:

-Thôi cậu tha cho nó. Cậu vừa đánh nó một trận đau lắm rồi. Để cho nó khẻo lên cái đã hẵng hỏi tội nó.

Ông chồng lại ngồi phịch xuống. Hai vợ chồng nhà phú hộ nhìn nhau thở dài.

Cũng lúc ấy Quý nằm buồng bên, rên khừ khừ. Cậu đau rần cả mình mảy.

Cậu nằm mão cắm cả người liền gượng ngồi dạy. Cậu đưa lưng vào tường, suy nghĩ Cậu nhớ lại lúc rút dao, đâm thằng Hợi. Cậu không hiểu sao lúc ấy cậu liều lĩnh tế, bạo tay thế. Cậu còn nhớ mãi cái cảm giác gây gấy lúc máu ở lưng thằng Hợi phọt ra bắn vào mặt cậu. Cậu lại lấy làm khoan khoái vì đã thấy Sâm nhìn cậu, cặp mắt tha thiết cảm ơn lúc cậu đánh Hợi. Thế là đủ lắm rồi ! Phải giam ở bóp một đêm, phải trận đòn thật sự… mà làm vui lòng được người thiếu nữ đài các ấy cậu cho là cũng chưa đáng. Cậu còn có thể hy sinh được nhiều nữa nếu thiếu nữ cần đến. Cậu thích chí mỉm cười. A! ra cái tình yêu của kẻ hiệp sĩ thưở xưa đã sống lại với loạt trẻ mười bẩy mười tám tuổi!

Hóm rón rén đi qua buồng ông bà chủ, sang buồng Quý, khẽ ẩy cửa vào đưa Quý một mảnh giấy và một phong thư xanh.

-Thưa cậu, cậu Hựu ở bên cạnh bảo con đưa cái này cho cậu.

Quý mồ lấy, móc túi lấy năm xu cho Hóm, rồi hộc tốc đọc. Mẩu giấy là của Hựu:

“Quý ơi, mày bị ông vía sơi một trận có phải không? Cả bọn chia buồn với mày, nếu thật mày buồn. Nhưng riêng tao thì tao chắc mày không buồn. Trái lại. Muốn cho mày được vui hơn tý nữa, tao đưa mày xem thư của đào Sâm đây. Cảm động lắm. Thôi mày cũng nên liều liệu mà khánh thành cái kết quả tốt đẹp này đi. Nếu có thể được, tối nay mày ra phố tao đợi…

Sẽ có câu chuyện lý thú lắm. Ô – voa – cẩm – ma – tách. Và có tối mừng người a-mi nhé”.

Phong thư là của Sâm.

-Anh Quý, em nhờ người anh họ em đưa anh Hựu mảnh giấy này để trao tay anh. Em đa tạ anh đã có lòng tốt giỡ cho em khỏi một cái khai rất khó chịu là Hợi. Nó cứ làm em bực mình chết đi thế này. Hôm ấy anh cũng hơi quá tay một tý. Giả anh đánh nỏ đủ đau thôi thì đâu nên chuyện. Nhưng dù sao anh cũng tỏ ra một người thanh niên anh hùng. Em rất lấy làm kính phục cử chỉ nghĩa hiệp của anh. Và gởi đến anh một cái hôn vào má”.

Quý tỉnh cả người, mắt sáng lên, tim đập mạnh. Ồ! Lại được nhiều đến thế cơ à? Cậu lẩm bẩm “Phải khao chúng nó một chầu gì mới được. Hy vọng đây”. Cánh cửa buồng kẹt mở. Cậu vội dấu thư xuống chiếu. Mẹ cậu đã bước vào lại giường hỏi:

-Thế nào? Con khỏi đau chưa?

-Thưa mẹ, con khỏi rồi ạ.

-Ừ! Từ rầy con đừng đánh nhau thế nữa nhé. Ba con phiền lắm đấy. Con phải gắng sức mà học hành. Dạo này, mẹ nghe nói con lêu lổng lắm. Ba tháng naycon không hề tới trường. Sao con lại thế?

-Dạ không, con vẫn đi học…

-Thôi đừng cãi nữa. Mẹ biết hết rồi. Ba con cũng biết hết rồi. Sao con hư thế? Con được ba mẹ cho ăn đi học, thật là hết bụng thương yêu mà sao con lại lười biếng thế? Con không xem đấy những đứa như thằng Hóm ở nhà ta có muốn đi học đã được đi học chưa? Con cũng đã lớn rồi. Con phải biết nghĩ:

-Nhưng học ở đấy chán lắm mẹ ạ.

-Nếu quả là con không thiết học nữa thì mẹ nói với ba cho con ở nhà trông nôm sổ sách hàng hiệu vậy.

-Vâng, thế thì con thích lắm.

Thấy mẹ nói ở nhà trông nom sổ sách hàng hiệu Quý nghĩ ngay đến cái lợi của địa vị mới này. Cậu sẽ được cơ hội làm tiền một cách dễ dàng.

Bởi thế nên cậu ưng thuận ngay. Bà Tiến Phú lại hỏi:

-Con phải sửa tính nết đi mới được. Ăn tiêu cũng phải vừa vừa chứ con hoang phí lắm. Con có muốn sau này thành người mở mày mở mặt với người ta thì phải thay đổi đi. Nếu không, ba con mà quá giận lên thì lại khổ thân.

-Vâng, con xin thề với mẹ từ rầy con rất ngoan không dám để ba và mẹ phiền lòng nữa.

Bà Tiến Phú hớn hở nắm lấy tay con, sung sướng lộ ra nét mặt:

-Ừ! Mẹ biết mà. Con mẹ ngoan lắm mà. Con có mệt không? Mẹ bảo nó pha sữa nước đá cho con uống nhé. Thôi nằm đấy nghỉ đi!

Bà mỉm cười nhìn Quý một lần nữa rồi nhẹ nhàng bước ra, sang tìm chồng nói chuyện. Bà tin chắc là con bà đã hối quá và sẽ thành một người như ý bà cầu ước. Bà có biết đâu đứa con trai của bà đang nghĩ cách xoay một số tiền độ hai chục bạc để khao các bạn.

Tối hôm ấy, lúc cả nhà đang ăn cơm, Quý mới gọi Hóm ra một chỗ, ghé tai thì thầm lúc lâu rồi rút ví đưa cho nó một mảnh giấy và cho nó năm hào. Hóm gật gà gật gù cái đầu, có vẻ bằng lòng…

Trương Tửu

Sources:

BÀI LIÊN QUAN