Tiểu thuyết Thằng Hóm – Phần VII

Tiểu thuyết Thằng Hóm – Phần VII

Hôm ấy vào ngày chủ nhật. Rạp Phil-harmonique có chớp “buổi sáng của học sinh”, tích phim do cô đảo tý hon Shir-lay Temple đóng vai chính. Mới chưa đến 13 giờ mà cửa rạp đã chạt lên những người chen nhau chờ mua vé. Phần đông là các nam nữ học sinh, mười lăm tuổi dở lên hăm nhăm tuổi dở xuống. Họ cười đùa, bòng lơn, đấm đá nhau ồn ào cả một góc bờ hồ. Chỗ này dăm ba cậu đứng khua chán múa tay nói chuyện về Holly-wod, chỗ kia một vài cô đang thủ thỉ khen các tài các ngôi sao màn ảnh. Những tên Marlene Dietrich, Greta Garbo… với lẫn những tên Marrice sen vào các câu chuyện vui vẻ, xấc lấc của đám người trẻ tuổi ấy.

Ở phía hè bên kia đường, dưới một gốc liễu rủ lá xuống mặt hồ, sáu cậu thiếu niên đang đứng nhìn sang rạp chiếu bóng, bình phẩm các cử chỉ của từng người, để cười rộ lên với nhau. Một cậu chạc mười sáu mười bảy, quần cột tuýt so lụa, sơ mi trắng tinh, đầu trần, đi dầy cao su nâu, có vẻ đàn anh trong bọn, nghè nghè mắt sang rạp chiếu bóng, nói:

-Ô hay ! Bây giờ mà nó chưa mở ghi xê thì lạ thật. Khổ thân thằng Mùi đứng chờ toát si cầu ra. Kìa, chúng mày nhìn nó đang lơn đảo áo tím kia. Thằng ranh khá thật.

Rồi cậu móc túi quần lấy ra một đồng bạc đưa cho một một đứng trước mặt, bảo như sai đầy tớ:

-Này Tấn, còn sớm lắm. Đứng không chán chết. Mày cầm tiền chạy sang hiệu khách mua hai lạng kẹo dargee về mà nhá cho đỡ buồn.

Tấn ngoan ngoãn cầm tiền đi. Một cậu độ mười lăm tuổi, mắt lác, láu cá ra mặt, hỏi cậu học sinh vừa sai Tấn đi mua kẹo:

-À này Quý, mày có đủ tiền không bảo nó mua luôn cả gí Lucky mà sài.

-Còn đủ đây.

Quý vừa trả lời vừa gọi dật Tấn lại đưa thêm cho bốn hào nữa. Rồi cậu đập vào túi nói:

-Thôi hết mẹ nó cả rồi! Xem xi nê xong lấy gì mà tái năm?

Cậu mắt lác có vẻ ngạc nhiên hỏi:

-Ủa! Mày có ba phơ cả mà làm gì đã tiêu hết?

-Còn cho gì mà chẳng hết. Này nhớ, bẩy cái vẻ hạng nhất đã đồng hai hào mấy rồi. Ban nãy ăn phở tái mất hơn bốn hào, lại vừa đưa nó đồng tư mua kẹo và Lucky mày thử tính ra xem còn đếch gì nữa!…

Cả bọn vờ vờ tính nhẩm rồi đều: “Ừ…Ừ….” Tỏ ý cho cái nói của Quý là đúng. Đó là một lũ trẻ cùng học với Quý, suýt soát tuổi với Quý và đồng lõa với nhau “vắt sữa” Quý. Cho nên Quý nói câu gì, chúng cũng cho là phải, hành vi thế nào chungscunxg khen là cứ khôi, là đáng mặt “đại ca” trọng bọn. Đi chơi đây, đi ăn uống gì cũng là Quý trả tiền cho chúng tiêu. Quý là con trai lớn đầu lòng của một nhà phú hộ mở hiệu sách to nhất ở gần hàng Gai – hiệu Tiến Phú. Mẹ Quý chiều Quý lắm, thường cho Quý hàng ba, bốn đồng để đi chơi những ngày thứ năm chủ nhật. Bởi vậy, Quý tiêu tiền rất hoang phí và thết bạn rất hào phóng. Không buổi chiều bòng thứ năm chủ nhật nào là Quý không sang rủ Hựu – cậu lác mắt ở cạnh nhà rồi đi tìm Tấn, Mùi, Lâm, Chắt, Nghi và tôi đi ăn, đi xem, đi chơi, đi cà khịa đánh nhau đến chập tối với về nhà. Bọn bẩy người của chúng lấy tên là “Thất hùng” ngỗ nghịch và tiêu tiền đã nổi tiếng khắp mấy trường tư thục lớn mà chúng đã học qua.

Tấn đã mua kẹo và thuốc lá đem đến. Cả bọn phân phát nhau ăn. Quý lấy riêng phần kẹo của Mùi gói lại, bỏ túi:

-Đây để phần thằng Mùi lấy được về xong, thưởng cho nó.

Quý vừa dứt lời, sắp đánh diêm hút thuốc thì Hựu huých vào lưng cậu, nói thầm:

-Đào Sâm, mày.

Quý đánh rơi cả bao diêm cầm tay, ngoảnh phắt sang rạp chiếu bóng, Một chiếc cao xu tàn thời vừa đặt vàng vào bờ hè. Trên xe, đường hoàng bước xuống một thiếu nữ xinh tươi chạc mười sáu tuổi. Tóc nàng cắt và uốn, bỏ thõng xuống gáy, như đầm. Nàng mặc bộ com lê lụa màu hoàng yến, lộng lẫy một vẻ đài các quý phái. Đó là một đóa hoa kiều diễm mà Quý hằng ao ước đêm ngày được gần gũi, nâng niu, để hưởng lấy cái mùi hương tinh khiết. Đã một vài lần, Quý toan chào nàng, hỏi chuyện nàng hoặc đưa thư cho nàng. Nhưng không hiểu người con gái ấy có cái nhân điện lực mạnh đến thế nào mà khiến Quý cứ rụt rè, ngại ngùng muốn gần mà chưa dám. Thấy bóng nàng ở nẻo xa thì cậy đã sắp sẵn lời chào hỏi đủ cả mà khi đến gần thì lại tự nhiên bẽn lẽn cúi đầu đi thẳng, mặt đỏ bừng như uống rượu.

Quý đứng thẳng người trố mắt chiêm ngưỡng cái đẹp rất hu-ly-út của Sâm. Nàng đã rẽ người đi vào sân rạp chiếu bóng, cửa ghi xê cũng vừa bán vé. Hựu rỉ tai Quý thì thầm:

-Thế nào Đào Sâm chả ngồi ban công. Chúng mình mà ngồi dưới thì…

-Ừ nhỉ ! Để tao xem… À được mày chịu khó sang gọi thằng Mùi ra, không có nó lại mua vé pce-miêre mất… nhanh, mày!

Hựu chạy phắt ngay sang, kéo được Mùi ra, rồi cùng về hè bên kia đường, bảo Quý:

-Tao đoán không sai. Đào lấy vé ban công.

Quý đặt tay lên trán vuốt vuốt mất cái như để nghỉ mưu kế, rồi bảo cả bọn:

-Chúng mày cứ chờ tao ở đây nhé. Độ nửa giữ nữa tao quay lại là có tiền ngồi ban công và xem xong lại được đi chén nữa là đằng khác.

Cả bọn dục:

-Ừ ! mau lên.

Quý đã lên xe rồi, Hụn còn dặn với theo:

-Nhanh lên đấy.

Xe vừa đỗ trước cửa hiệu sách Tiến Phú thì Quý nhẩy tót xuống, trả tiền, tồi chạy vào nhà. Hiệu đã mở, người bán hàng đã đông đủ. Bà Tiến Phú mới ngủ dạy còn đang rửa mặt ở sân trong. Thấy con trai, bà vội đon đả hỏi:

-Kìa, mẹ tưởng con đi Si-nê?

-Vâng, con quên cái này con về lấy.

-Thế chưa chớp à?

-Chưa ạ, chúng nó đâu cả hở me?

-À, con Thanh và thằng Hải chúng nó đi với ba lên trường đua rồi. Còn em Kiên thì đang ngủ. Con hỏi làm gi?

-Không ạ. Con hỏi thế thôi.

-Thôi có quên cái gì thì lấy đi rồi đi xem chứ. Hai giờ kém hai mươi rồi.

-Vâng.

Quý chạy lên được vài bậc thang thì bà Tiến Phú đã gọi xuống, bảo:

-À này con, có cái chén cao lê của con ở trên buồng mẹ ấy con uống đi đã nhé.

-Vâng.

Quý leo lên từng gấc thứ nhất. đi qua mấy cái buồn ngủ. Chống không cả. Chỉ có buồng cuối có em bé cậu hai tuổi rưỡi đang ngủ cạnh người vú em.

Cậu lại leo cầu thang soáy chôn ốc lên từng gác thứ hai. Từng này có ba buồng, phòng giấy của cha cậu, phòng bạc của cậu và hai em, phòng khách để tiếp những bạn thân của ông Tiến Phú. Quý vừa lên đến nơi thì thấy ở phía cuối hành lang vẳng lại tiếng đánh vần: “a-sé-ac, á-sé-ắc, ớ-sé-ấc”

Cậu cất tiếng gọi:

-Hóm!

-Dạ.

Hóm giật mình, dấu dấu quyển A, B, C vào trong áo, đứng dạy, thưa:

-Cậu gọi con ạ?

-Mày làm gì thế?

-Dạ…dạ….không ạ.

-Cái gì trong túi áo kia?

-Thưa…thưa cậu quyển A, B, C ạ.

Quý trợn mắt, dọa:

-Hừ, mày láo thật. Nuôi mà để mày ngồi học a, b, c à?

-Lạy cậu, thưa cậu…

-Tao sẽ mách bà đuổi mày.

-Con xin cậu…

-Ừ ! Được ! Tao tha cho. Nhưng tao bảo gì phải làm cái ấy nghe không?

-Vâng ạ.

-Ra đây.

Quý kéo Hóm ra đầu hành lang chỗ cầu thang lên, rồi bảo nhỏ:

-Bây giờ mày lại buồng ông chủ, ở cuối kia kìa, nghe chưa?

-Vâng

-Mày ấn cửa vào, cửa không khóa đâu.

-Dạ, con… con vào làm gì ạ?

-Vào, mày lục tất cả những ô kéo nào không khóa…

-Con sợ lắm.

-Im ! Ông lại đánh bỏ mẹ bây giờ. Rồi mày móc cái túi áo tây treo ở mắc, thấy tiền lấy ra đây tao.

Hóm chợt hiểu, Quý sai nó ăn cắp của chủ. Nó gãi tai:

-Con sợ lắm. Nhỡ ai biết thì con chết.

-Ai biết thế nào được ! Tao đứng đầu cầu thang này. Thấy có ai lên, tao đằng hẵng đi mày chạy ra, nếu không thì cứ lục. Nhanh lên!

-Con sợ lắm.

-À được ! đã thế rồi ông bảo cho mày. Ông nói và bà bỏ tù mày.

-Con lạy cậu thương con.

-Thế vào lấy đi. Tao trông cho. Được, tao cho một hào ăn quà.

Hóm biết Quý được bà chủ yêu chiều lắm nên Quý ghét thì không thể ở được. Vả lại, cái gì chứ cái ăn cắp thì nó cũng sở trường lắm. Nó liền mon men lại buồng ông chủ. Nó nhìn lấm lét về phía sai vải lượt, tay văn quả đấm rất nhẹ nhàng. Nháy mắt, nó đã ở trong buồng giấy. Tự nhiên nó sờ sợ. Cái im lặng, cái vắng vẻ của gian phòng đè nặng xuống tâm hồn nó. Nhưng nó chấn tĩnh được ngay. Nó nhìn cái bàn bằng lát bóng nhoáng, cái lọ mực thủy tinh, cái bàn thầm ninh kèo, con cóc chậu giấy. Nó mân mê của địa cầu bằng các tông đặt trân bàn, không hiểu là dùng để làm gì.

Giữa lúc nó ngắm nghía các đồ vật lạ mắt ấy thì ở ngoài Quý sốt ruột ho khe khẽ, dục nó. Giật bắn người, nó chạy ra cửa, nghé. Quý ra hiệu cho nó là không sợ gì. Nó lại quay vào, trước hết mở các ngăn kéo. Thấy cái nào cũng khóa chắc, nó chán ngán lần đến mắc áo đứng bằng máy dựng ở góc phòng. Nó móc hết túi này đến túi khác, đến cái túi trong của chiếc áo to-pi-can thì lôi ra được sáu đồng, một giấy năm, một giấy đồng.

Lấy xong, nó chạy lại mé cửa chực ra. Đột nhiên không biết nghĩ thế nào mà nó gấp nhỏ ngay cái giấy một đồng quận vào cạp quần. Rồi nó mới khẽ ẩn cửa, đi ra. Thấy nó, Quý hấp tấp chạy lại hỏi nhỏ:

-Thế nào?

Mạt tái xanh, chẳng nói được rằng nó chìa ra cái giấy năm đồng. Quý sướng quá dựt nagy lấy bỏ túi, dặn:

-Tối về tao cho một hào. Không được nói với ai nhé! Ai mà biết thì mày cừ tử, nghe không?

-Vâng ạ.

Quý thoăn thoắt xuống cầu thang, quên cả uống cao lê. Xuống đến nhà dưới cậu gặp mẹ ngồi ở bàn thu tiền, định né mình đi thẳng. Nhưng bà Tiến Phú đã săn hỏi:

-Con uống cao lê chưa?

-Chưa ạ, con sợ nhỡ giờ.

-Có cút thế cũng lười. Này cầm thêm năm hào đây có khô cổ thì ăn kem, con nghe không? Liệu độ bẩy giờ về ăn cơm nhé.

Quý vâng một tiếng rồi chạy tút ra cửa, nhảy lên xe lại bờ hồ…

Hóm ngồi thừ ở ngoài hành lang từng gác thứ hai, suy nghĩ. Nó không hiểu tại sao cậu con trai quý của chủ nó lại sui nó ăn cắp tiền thế. Nó tưởng cậu thì xin bao nhiêu mà bà chủ chẳng đưa ngay, việc gì cậy phải làm cái việc mà nó cho là chỉ có những thằng ma cà bông tụi nó mới làm ấy. Ừ ! thế ra con nhà giầu cũng có tính ăn cắp chứ chẳng phải chỉ riêng những thằng ma-cà-bông sống đầu đường só chợ.

Nhưng nó lại lo ngại. Hay là cậu ấy thử mình? Thật chết! Cậu ấy mà thật thử mình thì mình chết. Ừ! chứ bà vừa cho cậu ấy ba đồng lúc nãy việc gì cậu ấy phải ăn cắp như thế?. Người nó toát mồ hôi. Bất giác nó sờ ngay tay vào cạp quần cảm còn đồng bạc đấy không. Có thể nào thì với số tiền này nó sẽ liệu cái thân nó. Nó đang bối rối, lo sợ thì ở dưới nhà có tiếng bà chủ gọi gắt lên:

-Thằng Hóm đâu? Như bộ máy có người vặn lò so. Hóm đứng dựng dạy, thưa…Dạ” rồi hớt hải chạy xuống, Bà chủ hầm hầm nét mặt, hỏi:

-Mày ở trên ấy làm gì hở?

-Thưa bà… con… con

-Bà nuôi mày để mày ngồi chơi đấy có phải không?

-Dạ, thưa…

-Thưa gì? Hay lại ở chui trên ấy chực ăn cắp cái gì phải không?

Hóm suýt ngã bổ nhào. Nó phải nắm lấy tay vịn cầu thang, lắp bắp:

-Dạ, không ạ.

-Tao nuôi mày là để mày làm ăn chứ để mày ngồi chơi à? Lúc anh hải đi chơi thì phải xem bếp nước nàh trong có việc gì thì làm giúp thằng bếp, chứ lại cứ ngồi lì trên ấy chơi khểnh à? Nghe ra chưa?

Hóm hoàn hồn, lẩm bẩm:

-Thưa bà, vâng ạ.

-Thôi xuống bếp.

Hóm lần xuống bếp, mừng thầm “Tưởng cậu ấy mách bà thì bỏ mạng!”. Trông thấy nó anh bếp đã mắng:

-Thằng ôn con chỉ trốn việc! Được thể cậu Hải đi chơi là cứ nằm khểnh trên giác chơi. Ông bảo thật, cái thứ lười như mày thì chỉ suốt đời hai đồng rưỡi thôi con ạ.

-Thưa bác, cháu có nằm chơi đâu.

-Lại còn già họng ! Này, ngồi gọt những củ khoai tây này đi… À! Rồi băng ! Hẵng giặt cái quần này đi cho tao đã. Giặt xong gọt khoai. Rồi ở đấy, cả chiều nay còn nhiều việc, con ạ.

Hóm lấy nước lại bàn giặt, vò, sát, rũ xong cái quần cho anh xe, vừa ngồi xuống sắp gọt khoai thì trên nhà bà chủ gọi, nó rửa tay, chạy ra.

-Đi mua cân nước đá. Đây cầm láy 4 xu.

-Vâng ạ.

Sung sướng được thoát cái nạn gọt khoai và hậu hạ anh bếp, nó cầm tiền ton tả đi mua nước đá. Ra đến ngoài phố, nó thấy dễ thở lạ ! Nó chạy hè bên này sang hè bên kia, tung ta tung tăng như con chim sổ lồng. Đã hơi hai tháng nay nó bị giam hãm trong một cuộc đời rất là bế tắc. Suốt ngày nó phải trông anh Hải bẩy tuổi, con trai thứ hai bà chủ. Hải là một đứa trẻ nhỏ độc ác như phần nhiều các trẻ nhỏ con nhà giàu. Những đứa trẻ này xi có người để chúng hành hạ đầy tới, khinh bạc đầy tớ laijt ấm tắc khen là con mình khôn ngoan sau có thể nói chi giữ tiền bạc của mình kiếm được. Hải cũng thuộc vào thứ trẻ ấy. Mới bẩy tuổi đầu mà trong nhà từ anh bếp ngót bốn mươi tuổi đến u Liên ngoài ba mươi ai ai nó cũng gọi bằng mày tuốt, cũng chửi tuốt. Nhưng cái đầu chịu bảng của nó là Hóm. Nó bắt Hóm nằm sấp xuống cho nó cưỡi lên cổ “nhong nhong ếp”, thỉnh thoảng lại lấy rôi mây quất vào đít Hóm như quất nhựa. Nó bắt Hóm ngồi im cho nó cù, cù bao giờ cười chảy nước mắt ra nó mới thôi. Nó bắt Hóm ngồi ngoảnh mặt vào tường rồi lấy mèo con vứt vào đầu vào cổ, mèo sợ ngã phải bám vuốt nhọn vào tóc, vào lưng Hóm soặc cả đầu, rách cả áo; thấy vậy nó vỗ tay cười, thích chí. Nó còn chơi ác nhiều trò nữa khiến Hóm luôn luôn phải nhăn nhó, đau đớn. Mà bà chủ thì thường thường dặn Hóm “Mày phải chiều anh Hải nghe không? Để anh ấy khóc thì bà bảo cho”. Nói sao bà làm thế. Mỗi bận Hải khóc là y như bà cùng Hóm đến dăm bẩy cái hoặc tát lấy tát để. Ở con mắt Hóm “anh Hải” là một con quỷ. Đã một lần Hóm liều ngỏ ý xin thôi thì bà chủ quắc mắt, chửi:

“Mày tưởng mỗi lúc mày vào làm rồi lại ra dễ dàng thế à? Bà bảo cho mày biết rằng bao giờ bà cho mày thôi mới được thôi, nếu không thì rũ tù. Tiên nhân nhà chúng mày chỉ cứ lôi vào săng tan cho người ta đánh tan xác chúng mày ra thì mới hết đứng núi này trông núi nọ”.

Vì thế nên Hóm vẫn phải ở để đem thân làm cái đồ chơi cho Hải. Mà cũng vì thế nên những phút được sai đi đâu ra phố là Hóm sung sướng lắm.

Trời tháng năm mới nắng mà đã oi ả khó thở. Hóm cởi phăng ngay áo ra, quấn vào cổ chạy nhảy. Gặp đám đông nào nó cũng đứng lại xem một tý. Đi đến đầu phố cầu Gỗ, nó sà xuống hè, ngồi ăn hai mẹt bún chả một hào, uống một bát chè tươi. Nó móc cạp quần lấy đồng bạc trả tiền, nhận tiền lẻ của nhà hàng đưa lại, vặn vào cặp, nhét vào túi gấu quần, ấn vào túi tà ái, rồi cắm đầu chạy đi mua đá. Mua xong, quay về, nó lại đi vòng ra hàng Trống cho được dài đường. Tới đầu hàng Trống, nó đứng lại xem một lũ trẻ chơi thả đỉa ba ba ở vỉa hè. Nó cũng chạy đi, chạy về như là dự vào trò chơi ấy.

-Hóm ơi!

Một tiếng kêu thất thanh ở hè bên kia làm nó ngơ nhác quay tìm xem ai gọi nó. Một người đàn bà bán chào đậu xanh chè đậu đen bỏ cả gánh hàng, chạy sang, ôm chầm lấy Hóm thổn thức:

-Con ơi! U đây mà, con còn nhớ u không?

Hóm nhìn mãi mới nhận ra mẹ nó. Nếu bác Sinh gái không có cái châm to tướng ở má thì có lẽ Hóm không thể nào nhận được, vì trong ba năm phong trần bác đã thay đổi đi nhiều quá. Mặt mày hốc hác, người khô khẳng. Bác vẫn ôm Hóm, khóc và hỏi:

-Con ơi, bấy lâu nay con ở với ai hả con ? Thầy con bây giờ đâu? Rồi bác kéo Hóm sang chỗ gánh hàng ở bên kia bè. Hai mẹ con ngồi trò truyện. Bác khóc, Hóm cũng rơm rớm nước mắt. Hóm thuật lại quãng đời hai năm nay của mình cho mẹ nghe. Lúc Hóm thuật đến đoạn thầy nó chết, đoạn bác cai Tương thì mẹ nó nức nởm dĩ vãng thoáng đi qua trước mắt người đàn bà đau khổ.

-Hiện giờ con ở đâu?

-Con ở hiệu Tiến Phú đằng hàng Gai.

-Công được bao nhiêu?

-Được đồng hai, u ạ. Nhưng khổ lắm.

-Sao lại khổ? Nếu…

Bác vừa nói đến tiếng ấy thì một người đàn ông đỗ xe đạp ở vệ hè, ngồi trên hất hàm hỏi?

-Xem vé đây.

Bác hàng cháo thất đảm, đứng lên lại gần người soát vé, bẩm ấp a ấp úng…

-Thưa ông, cháu vừa hết về hôm qua chưa kịp lấy, xin ông…

– A lê ! Về chợ!

-Con lạy ông…

-Lạy với lục gì! A lê ! Về chợ mà lạy.

Hóm sán lại nắm lấy tay u nó hỏi: “Sao lại về chợ hả u? Bác Sinh gái súi sụt:

-Trăm lạy ông, ông thương con. Con vừa gặp cháu đây lạc đã mấy năm.

Ngoài soát vé căn mặt, gắt:

-Ô hay chửa! Ai biết chuyện của chuyện nhà của mụ. Mau lên đi.

-Lạy ông…

Người kia sửng cổ:

-Có đi không thì bảo?

Bác nhìn cháo nhìn con, nước mắt chẩy dòng dòng. Bác sửa soạn gánh bảng, đi theo người soát vé thì Hóm nắm lấy bác.

-Không ! U !

Người soát vé quát lên:

-Thằng ranh con kia, có muốn lên bóp không?

Hóm sợ hãi bỏ tay mẹ ra nhưng cứ lẽo đẽo theo sau, khóc. Bác hàng Gai, u  nhớ rồi.

Câu nói của bác làm Hóm sực nhớ rằng nó đang đi có việc. Nó vội chạy lại chỗ mẹ nó đỗ hàng bán ban nãy nhặt can nước đá bỏ quên, lẩm bẩm:

-Chết ! Chẩy mấy một nửa rồi!

Sợ về bà chủ đánh, nó chạy một hơi đến hàng nước đá, mắt vẫn còn ướt lệ. Nó bỏ tiền riêng ra mua mua một cân đá, thêm vào chỗ đá còn lại cho được nhiều. Vừa đi đảo cẳng về nhà, nó vừa bồi về sự gặp gỡ mẹ. Trăm nghìn câu hỏi nổi lên trông đầu nó về hiện trạng và thân thế mẹ nó. Nó bối rối cả tâm trí, chẳng hiểu gì vào gì hết. Gần đến nhà thì nó chạm trns anh xe ở cùng hiệu với nó. Thấy nó anh rít lên:

-Tiên sư thằng ôn con! Tưởng ô tô đè chết mày rồi. Bà phải cho tao đi xem.

Rồi anh bớp nó một cái, hỏi:

-Đi mua gì mà lâu thế?

-Đông quá phải chờ.

-Về bà bảo cho mày. Bà chửi ầm cả lên ở nhà ấy.

Đúng như lời tên xe nhà, Hóm vừa bước chân vào đến cửa đã nghe thấy tiếng bà chủ gắt ở trên gác. Nó len lén chạy lên. Bà Tiến Phú thoạt nhìn nó ló đầu lên cầu thang đã xông vào túm tóc nó, tát vô hồi kỳ trận, miệng chửi om xòm. Nó chỉ biết ôm đầu chạy:

-Con lạy bà, con lạy bà, người mua đông quá con phải chờ.

-Chờ gì mà chờ ngót tiếng đồng hồ? Này đi chơi, này đi chơi!

Đánh mỏi tay rồi, bà mới bỏ nó ra ngồi thở. Đau quá nhưng nó cũng phải gượng dạy, xuống nhà dưới, rửa nước đá cho bà chủ uống bia giải khát. Trong óc nó  vẫn chỉ văng vẳng có câu u nó dặn: “Mai u lại u tìm”. Và nó cứ ân hận sao quên không hỏi mẹ nó ở đâu để nếu có thể, nó sẽ tìm kiếm. Trận đòn phũ phàng cũng không cấm được đứa con lưu lạc ấy nghĩ đến mẹ nó…

*

*         *

Sáu giờ chiều, ông Tiến Phú và hai con ở trường đua về. Ông kêu nóng ầm ĩ và tức tốc truyền lệnh cho gia nhân sửa soạn hành lý để mai ông đem trẻ vào Sầm Sơn sớm. Bà vợ cũng tán thành ý kiến ấy.

-Cậu định cho người đứa nào đi?

-Cho thằng Hải với con Liên đi, còn hai đứa nhớn nghỉ hè thì cho vào nốt.

-Thế phải cho thằng Hóm đi theo nó trông anh Hải chứ?

-Ừ! Chứ ai trông được nó.

Có vú Liên nữa cũng phải đi.

Mẩu chuyện của ông chủ bà chủ vang rội xuống dưới bếp. Vú Liên thì mừng khấp khửi mà Hóm thì buồn rười rượi. Nó rụt rè hỏi người sốp-phơ:

-Mai mấy giờ đi hở bác tài?

-Ông chủ bảo đi sáng sớm.

Hóm chết điếng một nửa tâm hồn. Giời sao nỡ đầy đọa mẹ con nó cứ phải cách biệt nhau hoài?

Trương Tửu

Sources:

BÀI LIÊN QUAN