Tiểu thuyết “Thằng Hóm” – phần XII

Tiểu thuyết “Thằng Hóm” – phần XII

Mé sau trường Kỹ nghệ – thực hành Hải Phòng, có một cái đà rất sâu của sở Lục lộ cho đào và xây để chữa – sửa các tầu thủy bị hư hỏng. Đà ăn thông ra dòng sông Tam Bạc. Con tàu nào cũng phải chỉnh đốn lại cứ theo triều nước lên, lài vào đà, rồi đỗ ở đấy. Sau khi nước rút ra người ta mới lấy những mảnh gỗ dày ghép khít lại, dựng đứng theo chiều cao của đà, như một bức tường, ngăn sông với lòng đà. Thế rồi ở trong người ta chỉ phải đợi cho khô ráo là bắt đầu công việc. Hai bên dia tầu, người ta đóng những ván đóng cao ngang với mặt tầu, y như dóng tre làm nhà. Rồi cứ hai người, hoặc ba người một, trên một tấm ván chênh vênh ấy, thợ thuyền hì hục làm việc, nào chặt cho đứt cái đầu đanh ri – vê cũ đã han rỉ, nào lấy ở lò ra cái đanh ri – vê khác đỏ rực, mềm oặt, nối hai mảnh tầu nào cần nối, nào lấy búa cái gõ, đập, nện mạnh vào đầu ri – vê nóng bỏng đang trơn, đang tròn, đang phẳng ấy cho bẹt ra thành một hình tròn khum khum như đầu bu – loong, để nso ngậm chặt lấy hai mảnh thành tầu. Cũng có chỗ trên mảnh ván dài bắt lưng chừng tầu, vài bốn người ngồi lấy búa con gõ rỉ, vừa gõ theo nhịp rất vui tai vuèa trò chuyện với nhau. Lại có chỗ người ta đứng thẳng trên ván, quét vào thân tầu một lượt mi – nhom đỏ khè để rồi vài hôm sau phủ ra ngoài một lượt sơn khác. Dưới gầm tầu, năm trên các mảnh gỗ dùng để kê cả cái tầu cho cao hơn đáy đà chừng một thước, mười bác phu mặt mày nhem nhuốc đang nahứm nhắm lim dim mắt cạo hà sồn sột.

Trong lòng tầu, người ta đặt một cái lò rèn để nướng đỏ các ri – vê hoặc cả miếng thép cần làm đục, làm dao. Chung quanh lò, thợ thuyền làm việc rất là nhanh nhẹn và chăm chỉ. Một cái cưa làm bằng hai ba tấm ván dài ghép chặt lại nối tầu với bờ đá. Trên bờ này, cỏ dại ba bốn cái lò rèn nữa và có hàng chục thợ và phụ cả đàn ông và lẫn cả đàn bà làm việc. Người ta gắng sức uốn một thanh sắt chữ tẻ: người ta chặt đứt các đầu danh ri – vê dính chặt vào những thành nồi sup – de hư hỏng….Gần đấy, một ông cai, quần áo ca ki, mũ cát thuộc địa đi đi lại lại trông nom kíp thợ và phu, hoặc bảo một vài mánh khóe nhà nghề cho các người tùy thuộc chưa thông thạo.

Đá lúc nào cũng ồn ào, tới tấp. Tiếng đập, tiếng gõ, tiếng sắt rơi xuống, tiếng đập vào thành tầu, tiếng cạo, tiếng phủ phù của các lò rèn, pha lẫn với tiếng cười, với tiếng sai, tiếng thét, tiếng chửi, tiếng guốc, tiếng giầy làm thành một khúc nhạc rất ký quái, rất tục tằn, rất gắt gỏng, nhưng cũng rất hùng mạnh và ồ ạt. Mùi than, mùi khói, mùi mi – nhom, mùi …., mùi rỉ sắt, mùi mồ hôi, mùi ván mục trộn vào với nhau, pha vào với nhau biến thành một mùi đặc biệt, nó khen khét, hôi hôi mà cũng thu thú, là lạ, mùi của các sưởng máy.

Trên bờ đá, cách một cái lò rèn độ bốn, năm thước, Hóm đanh hý hoáy làm việc, mồ hôi mồ kê nhễ nhãi. Nó ngồi sổm, cầm một cái kìm dài đến nửa thước, đầu kìm cặp một cái đục sắc, lưỡi đục dặt trên đầu cái núm ri – vê rỉ bám vào thân một nửa cái nồi sup – de úp chụp xuống đất. Đứng xế với Hóm theo chừng góc thước thợ chín mươi độ, một đứa trẻ khác cũng vào chạc tuổi Hóm, đang tận lực quai một búa tạ, đập xuống đầu cái đục cặp vào mũi kìm của Hóm ngồi giữ. Đứa trẻ đồng nghiệp với Hóm, người cao lênh khênh, tóc bù rối dính be bét những chất như nhôm. Tên nó là Cán. Nó cũng mới vào làm trước Hóm độ hai tháng. Nó quai búa đã thạo lắm, người nó thì cao, chiếc búa thì nặng, cái đầu đục thì nhỏ, hai gọng kìm cách nhau đến nửa gang nên mỗi khi nhát búa nó bồ độp xuống thì Hóm phải vận hết gân ra cánh tay, ra bàn tay để giữ cho cái đục khỏi văng đi, cái kìm khỏi oải ra. Hôm mới vào làm, không giữ cào là Hóm không bị đục suýt văng vào chân vài bận. Ngón tay cái nó, cả bàn tay nó và nhất là chỗ hở khâu nó cứ đau như dần, cứ buốt thon thót. Mỗi lần nó thấy Cán dơ búa lên là nó nghiến răng trợn mắt, phông má nhị thở để chờ đón cái đập búa bồ xuống đục và để cứ giật phần phật cả gân cả thịt. Suốt ngày từ 6giờ sáng đến 12 giờ trưa, lại từ một giờ đến sáu giờ chiều, nó phải chịu cái hình phạt đáng sợ ấy. Đêm về, cả thân hình nó ê ẩm đi, tay nó rời rã cầm đũa không được, làm cho bác Hiếu gái phải thương hại lấy bã chè tươi bóp cho. Dần dần nó quen đi. Tay nó cưng ra, mắt nó rạn ra. Bây giờ thì nó cầm kìm giữ đục một cách ung rung, chắc chắn không lẩy bẩy, không run sợ nữa.

Mặt giời tháng sáu gay gắt lạ lùng, ánh nắng cứ như thiêu như đốt. Không có lấy một mảy gió, không có lấy một gợn mây. Nền trời có trong xanh bóng. Không khí khô dáo đi làm người ta khó thở, oi bức, ngột ngạt. Cũng như mọi hôm, Hóm và Cán lại chặt danh ri – vê. Đứa nào đứa lấy mệt lả cả người. Quần áo chúng đều ướt sũng mồ hôi. Thỉnh thoảng, Hóm lại phải vờ vẫn đi giải, hoặc lại cái lều tạm trú của thợ dựng ngay bên cạnh chỗ làm vờ lấy cái điếu cày kéo một hơi. Muốn tránh nắng được lâu một tí, nó dềnh danh thông cái lõ điếu, úp miệng vào đầu ống cầy hút thử sòng sọc, lấy thuốc trong ví dịt dịt mãi, mới lấy diêm đánh một hơi dài.

Rồi, đặt điếu vào mễ phản, nó ngửa mặt lên trời, bắt chước…./ngìn như bác Hiếu, thở ra một lượt khói đặc như sữa. Xong nó còn gật gả, gật gù cái đầu đến một phút, rồi mới chịu chạy ra chỗ làm để nhận lấy từ xa ném lại một cái lườm giữ tợn của ông cai.

Nắng càng thiêu đốt, mặt trời lên gần đến đỉnh đầu. Thợ và phu đều ra chiếu uể oải cả. Các tay đều thưa gõ, thưa đập, thưa cạo. Tiếng ồn ào của đá rơi xuống. Biết họ đã mệt, và đã cũng sắp đến giờ tầm, nên ông cai cũng làm ngơ không hen hét như lúc sáng mới bắt tay vào làm việc. Hóm và Cán lợi dụng cái thời khắc ấy để ngồi thở và lau mồ hôi chán.

Tiếng búa gõ liên tiếp và đều đặn vào một đống thanh sắt nghe nặng chình chịch. Thế mà thợ và phu đều đón nhận nó một cách hể hả, sung sướng vì nó báo hiệu tầm giờ nghỉ. Mặt trời vừa đứng đỉnh đầu, thời khắc chỉ vào chính ngọ, mọi người chưa đợi tiếng gõ kia tắt đã thu xếp đồ dùng song, chạy ù vào lều hoặc đến đứng chú chân dưới một vài cây bàng dầy lá. Họ có cảm tưởng của kẻ tù tội được giải phóng.

Ông cai và thợ có xe đạp đều về nhà ăn cơm. Còn các phu và bé con như Hóm, Cán thì không đủ thời giờ về, họ ở lại. Họ đến ngồi dưới các gốc bàng, họ cởi áo vắt lên cành chùi tay, lau mặt, rồi giở cơm nắm ra ăn với muối hoặc vừng hoặc mắm tôm chưng. Vì đói, nên họ ăn ngon lành lắm. Họ lại phải ăn rất mau để còn nằm nghỉ lưng một lát, lấy sức tí nữa mà hiến dâng cho sự lao động, cho nắng hè, cho sự mệt nhọc đến tận sáu giờ chiều.

Hóm cũng đến tựa lưng vào một gốc bàng, lấy cơm nắm ra ăn với muối trắng to hạt. Nó nhai thong thả, ngon lành. Ăn song, nó ra máy nước trường kỹ nghệ tu một ngụm, rửa mặt mũi chân tay. Rồi nó quay về chỗ, nằm xuống cỏ, nghếch hai chân lên thân bàng, gác tay lên chán, lim dim mắt. Nó không ngủ, nó nằm nghỉ ngợi về địa vị hiện tại của nó. Thấm thoát thế là nó xuống đây làm được hai tháng rồi. Nó ở với vợ chồng Hiếu. Tháng tháng, Tương gửi cho Hiếu ba đồng tiền cơm của Hóm và cho riêng nó sáu bao quà bánh, diêm thuốc. Nó tự lấy làm sung sướng lắm. Tho lời bác Hiếu thì sau vài tháng làm cho quen quen công việc vặt như thế, nó sẽ được vào sưởng máy bọc rũa và chỉ vải năm là thành nghề, đi làm sở nào cũng được. Nó chỉ tưởng tượng thế một mình, kiếm được đồ ăn bằng nghề thợ của mình cũng đủ sướng run lên, quên cả các lỗi khó nhọc của thời kỳ tập sự. Nó đội ơn thầm chú Tương nó vì không có chú ấy, thì có lẽ suốt đời nó chỉ có đi ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, bị đòn, bị tù, rồi rút cục bị giết không ai thương đến. Mệt quá, Hóm chợt ngủ đi với cái ý nghĩ giải thoát ấy, nó vừa nhắm mắt được mpột lát thì sự ồn áo chung quanh đã đánh thức nó. Nó uể oải ngồi dậy, gơi tay với trên thân bàng cái áo cánh lâu vừa ướt mồ hôi chưa kịp mặc thì cái tiếng búa gõ vào đầu thanh sắt nặng chình chịch kia lại nổi lên. Nó nghe như những tiếng đóng mắt cá vào một cái quan tài.

Rụi mắt, nó đứng lên, cùng Cán ra chỗ làm. Lại chặt đanh, lại chịu thiêu nắng lại mồ hôi nhễ nhại lại vờ vĩnh hút thuốc lào, lại mệt nhọc, luôn năm tiếng đồng hồ. Cho đến lúc tầm về, nó mới thấy khoan khoái dễ chịu. Mỗi buổi chiều, lúc ánh nắng đổ xuống, lúc tiếng gõ nặng chình chịch kia vẳng lên, là nó thấy cuộc đời đẹp hẳn ra, tươi hẳn ra. Cái quãng thời giờ nó đi từ đá về phố Bàng là quãng thời giờ sung sướng nhất của nó trong một ngày. Nó hểnh mũi lên giời hít không khí. Nó cười, nó đùa với Cán. Nhất là khi bước xuống phà, qua sông Tam – Bạc, sang xóm Xi – Măng thì nó mê cả người. Nó ngồi bên thành phà, đắm đuối nhìn dòng nước chảy lừ lừ; nó thò tay xuống vớt nước rửa mặt rồi lấy vạt áo lau lau cho ráo, có khi nó lại cưỡi ngựa vào thành phà, một chân bỏ vào phía trong, một chân buông thỏng xuống nước, khua quấy huyền thuyên. Mắt nó sáng hẳn lên, trên mặt nó cái mệt nhọc nhường chỗ cho cái ngày thơ của tuổi trẻ. Lên đến bờ, nó nhay nhót ca hát gặp ai nó cũng có sẵn một lời chào vui vẻ. Không biết nó học được ở đâu nhiều câu hát ngộ nghĩnh. Thấy một cô gái xinh xinh ở nhà máy xi măng ra về nó buông lời huê nguyệt:

Cô kia má đỏ hồng hồng

Cô chưa lấy chồng cô đợi chờ ai?

Phòng không lần nữa hôm mai

Giàu xanh mấy lúc ra mầu tóc xương.

Thấy cô lái đò cởi trần, mặc yếm chở thuyền dưới sông nó cũng hát:

Cô kia mặc yếm cô xây,

Lại đây tôi gả ông tây béo xù

Ông tây vừa béo vừa gù

Ông cho ăn bánh ông cù suốt đêm…

Rồi nó cười sằng sặc. Các người cùng đi với nó cũng phải bật cười.

 Nó cứ tung tăng thế cho về tới chợ Bàng, là xóm bác Hiếu ở. Đó là tên một cái chợ gần như ngoại ô họp hàng ngày để bán thức ăn, vật dụng cho những người lao động tụ họp ở đằng sau nhà xi măng đen. Thực ra đó chỉ là một phố hẹp và bẩn, người ta ở các gian trong nhà, còn phía trước cửa, ngày người ta bầy hàng bán la liệt, tối lại cất cả vào. Chỉ còn độc một nối đi nhỏ hẹp ở giữa đường. Chợ bán đủ thứ: gạo, mắm, cá, thịt, tôm, tép, rau dưa, rượu và các thứ tạp vật. Chung quanh các chỗ bán hàng bẩn thỉu không thể tưởng tượng được. Thôi thì đờm mũi, quết trầu, bùn rác, vỏ bánh, ruồi nhặng, rác rưởi đủ cả, trông mà ghê tởm. Mùi hôi, mùi thối, mùi khai xông lên sặc sụa nhức đầu ngạt mũi.

Tối đến là phố xá đen ngòm, ánh đèn dầu hỏa vàng sọc, cách từng quãng nó mới xuyên qua kẽ liếp hoặc lỗ cửa chiếu ra đường cho ta cảm giác lạc vào địa ngục. Ngày nào cũng như ngày nào, Hóm về đến đầu phố chợ Bàng là trời đã về tối. Nó không về nhà vội còn lê la chỗ này một tí, chỗ kia một tí. Nó đứng lại xem hai người đàn bà đánh nhau vì một món nợ; nó ngó cổ vào trong một căn nhà có bàn chắn cạm, tổ tôm, …..bán nghe người ta reo la những tiếng thất bát lạ lanh lảnh. Có khi nó tạt vào cửa hiệu tạp hóa bác Tâm tán gẫu vài câu chuyện vì nó thường lại đấy mua rượu cho Hiếu. Có khi nó dừng chân nhìn một cụ già đánh chén bí tỉ đang khề khà chửi con mắng cháu.

Vì thế nó quen mặt gần hết phố, nó biết nhiều chuyện để về nhà nó kể lại cho chị Tún nghe. Tún là con gái đầu lòng của bác Tiên ở thuê chung nhà với Hiếu, cô làm phu đẩy xe gòn trong sở xi măng, ngày được hai hào, cô hợp tính với Hóm lắm nên thường trò chuyện cùng Hóm. Đã nhiều lần bác Hiếu gái thì thầm với chồng: “Thằng Hóm với cái Tún giá lấy nhau thì thật tốt”.

Tối hôm ấy nó về đến nhà thì đồng hồ đặt trên bàn trước cửa nhà bác Tiên chỉ 7 giờ, Hiếu đã ngồi vào mâm ngất ngưởng một chai rượu bố. Phần nhiều thợ thuyền đều có thói nghiện rượu

[KIỂM DUYỆT BỎ]

để rồi khi say lên họ đánh vợ, chửi con, đập phá cửa nhà. Bác Hiếu cũng không vượt khỏi cái thói xấu chung ấy. Hóm biết tính bác thế nên cứ cắm đầu cắm cổ ăn cho chóng xong là xuống bếp nói chuyện với Tún. Cô gái nhỏ nhắn này đã là một an ủi đối với nó trong vòng hai tháng trời nay. Thấy Hóm cô vội hỏi, sao hôm nay anh về tối thế.

– À, tại tôi còn mải xem con mẹ Bỡ nó đánh nhau với chồng chị Tý.

– Chị Tý làm cùng kíp với anh hở?

– Phải, chị ấy vào nhà hộ sinh của mẹ đỡ đẻ đái rồi chằng biết lúc ấy ông chồng đến kỳ kèo bớt xén tiền long ra sao mà con mẹ ấy nó tóm ngay lấy ông ta cấu xé rồi kêu ầm cả lên.

 Cô Tún cười hỏi”

– Thế ông ta làm thế nào?

– Ông ta cũng đánh lại. Phải có tuần đến giàn hòa mới yên chuyện.

– Thôi con mẹ vẽ mắt ấy mà lại còn phải nói.

– Úi giời ơi! Nó ghe lắm, nó cứ chồm lên nó nắm lấy áo ông kia.

– Nó xé rách cả cái áo chúc bâu của ông ta, suýt nữa tôi tưởng đến sinh ra án mạng.

– À, lại nói đến án mạng tôi mới chợt nhớ đến bác ấy hôm nay ở sở tôi tý nữa chết.

– Sao?

– Có cái bác ấy chẳng biết tên là gì, vừa mới có người đưa vào đẩy goong sáng hôm nay. Bác ta có cái vết chàm tướng ở mặt, chị em họ cứ gọi đùa là bác chàm.

Hóm giật bắn người hỏi:

– Thế nào? Cô bảo bác ấy có vết chàm to ở mặt hở?

– Phải, anh làm sao mà tái mặt đi thế?

– Bác ta độ bao nhiêu tuổi?

– Cũng độ ngót 40. Trông khuân mặt chắc trước kia đẹp. Ấy bác ấy cũng đẩy goong với kíp tôi, mới đấy cứ lúng ta lúng túng. Thế nào mà cái goong của chị Hẹm đâm gần đến người mà cũng không biết. Tôi mới hét lên, bác ấy nhẩy tót ra. Hai cái goong nó đam đánh sầm vào nhau đổ lật, đá tung cả ra, đây này bắn cả vào chân tôi đây này. Tý nữa thì bác ta nát người….

Hóm vơ vẩn cả người. Nó nhìn Tún hình như để cám ơn cô đã cứu được người đàn bà ấy thoát chết, nó đoán chắc người ấy là mẹ nó. Phải! cái vết chàm to tướng ở mặt thì không mẹ nó còn ai nữa. Nó sốt ruột như cào.

Anh nghĩ cái gì mà đờ đẫn ra thế?

– Tôi đang nghĩ đến một người đàn bà quen tôi cũng có vết chàm ở mặt. Không khéo chính là người ấy thì phải, cô vừa làm ơn cho tôi….quá.

– Gớm cái anh này! Chỉ nói lôi thôi! Nếu quả anh quen một người như thế thì để mai tôi thử hỏi xem.

– Cô có nghe thấy nói bác ta ở đâu không?

– Có. Ở ngay chỗ đằng sau nàh máy cưa của sở xi măng ấy. Anh có biết nhà cô bói treo cái mảnh mành không đã.

– Có.

– Đấy, bác ta ở ngay cạnh đấy. Hôm nay tôi về cùng đường với bác ta tôi thấy vào nhà ấy với bác Thân gái. Chắc ở một gian nào trong ấy. Anh hồi định đến tìm à?

– Ừ! Tôi có một người bác ruột có vết chàm ở mặt như cô vừa nói ấy. Bác tôi bỏ nhà ra đi lâu lắm rồi. Trước, hồi tôi còn bé bác ấy nuôi tôi đấy. Bây giờ tôi muốn gặp mà không gặp được. May ra lại phải bác ấy thì sướng quá.

– Nhỡ phải bác ấy thì anh tính sao?

– Tôi xin phép hai bác ở đây về ở với bác tôi. Bác ấy thương tôi lắm. Mặt Tún buồn sịu xuống. mắt cô chớp đổ hồi. Cô phụng phịu:

 – Biết thế tôi chẳng nói cho anh biết xong.

– Sao thế?

– Nhỡ ra phải thật thì anh lại về ở với bác ấy, tôi ở đây buồn chết.

– Buồn gì mà buồn!

 Thỉnh thoảng tôi lại đến đây chơi nói chuyện.

– Thế cũng buồn lắm. Không! Anh phải ở đây cơ.

– Nhưng đã chắc đâu phải là bác ấy.

– Không, dù phải nữa anh cũng phải ở đây cơ.

– Sao thế?

– Anh đi thì tôi buồn chết, tối tối thế này thì tôi nói chuyện với ai được?

Hóm yên lặng nhìn Tún. Nó thích Tún quá, yêu Tún quá vì nó thây Tún cũng thích nó, cũng yêu nó. Từ nãy đến giờ, nó lại thấy quý Tún lên hơn nhiều. Nếu quả ngươid đàn bà có vết chàm kia là mẹ nó thì chính Tún đã cứu mẹ nó, đã mách nó cho gặp mẹ nó. Nó vẫn nhìn Tún chằm chặp, Tún ngẩng lên gặp mắt Hóm, bẽn lẽn cúi xuống, hai mắt đỏ ửng.

– Cô Tún?

– Dạ, Anh bảo gì?

Nếu quả thật tôi gặp bác tôi thì cô có thích cho tôi về ở với bác tôi không?

Giọng cô nghẹn ngào, nói rứt lời, cô vùng chạy ra sân. Hóm đoán là Tún khóc. Tự nhiên nó cũng thấy muốn khóc. Hình như giá bây giờ phải về ở với mẹ thì nó nhớ Tún lắm, thương Tún lắm. Rồi nó nghĩ ngay đến sự lấy Tún làm vợ. Tuy nó chưa hiểu kỹ thế nào là vợ chồng nhưng nó cũng biết rằng nếu lấy nhau thì được ở với nhau luôn luôn, mãi mãi. Nó toan chạy ra sân, nắm tay Tún tỏ ý muốn của nó cho Tún biết thì ở nhà trên có tiếng bác Hiếu gái gọi nó. Rụng rối, nó vội chạy lên, bác Hiếu gái bảo nó ngọt ngào:

– Cháu dọn xuống, rửa bát đũa đi rồi còn đi ngủ chứ?

– Vâng.

Nó bưng mâm xuống sân bếp, rửa bát đũa, Tún đã vào ngồi trên tấm trõng, hai đứa ngồi lúc rồi Hóm gọi:

– Cô Tún ơi! Sao hôm nay cô không rửa bát hộ tôi với cho chóng xong?

– Chịu thôi.

– Cô giận tôi rồi đấy à?

– Ai giận anh!

– Thế sao cô không giúp tôi một tay như mọi ngày? Giúp anh để anh chóng xong để anh lại đi ấy ả.

– Đi đâu?

 – Ai biết được!

– Á hà! Cô sợ tôi chóng xong tôi lại đi tìm bác tôi, rồi tôi lại đến ở với bác tôi có phải không?

Tún không trả lời. Hóm lại nói:

– Thế thì thôi tôi không đi tìm bác tôi nữa.

– Thật không?

– Nói đùa đấy. Tối nay đành thoi chứ, mai tôi đến chỗ ấy xem có phải bác tôi không mới được. Tối mai cô có đưa tôi đi tìm nhà không?

– Không.

– Á! Cô giận tôi rồi.

Nó đứng phắt ngay dạy, chạy vào bếp, ghe tận tai Tún, hỏi đột ngột:

– Cô Tún ơi! Cô có muốn về ở với bác tôi không?

– Ở thế nào được!

– Thế để bao giờ tôi đi làm được tiền, tôi lấy cô nhé?

Tún phát vào sườn Hóm, sung sướng và ngượng nghịu.

– Cái anh phải gió!

Hóm ôm  chầm lấy Tún, hôn đánh chụt một cái vào má, Tún đẩy ra kêu khẽ:

– Ở trên nhà biết thì chết bây giờ! Hóm mỉm cười, lại chạy ra sân rửa nốt bát đĩa. Tay thì rửa bát, mắt thì nhìn Tún chằm chằm. Còn Tún thì quay mặt vào bếp. Trống ngực cô đập thình thịch. Cô thấy trong đời cô chưa có phút nào cô được sung sướng như phút này…

Đêm ấy, Hóm trằn trọc mãi không ngủ được. Nó vẫn còn thấy cái dư vị êm đềm của mối tình chớm nở. Trong mười bảy mười tám năm trời cả trái tim lẫn xác thịt nó đều bị đè ép dưới sức uy trị của đói rét. Bây giờ, được đủ điều kiện để tự giải phóng, cả hai cái ấy đều bùng dậy. Nhưng ở một con người giản dị như Hóm, ái tình không thể có tính cách lãng mạn được. Lãng mạn là một sản vật điêu trá, một thứ ảo tưởng của bọn người giàu sang dư thời giờ nhàn rỗi ngồi mà thêu dệt cho đời. Tình cảm thêm phiền toái, thêm cầu kỳ, thêm huyền bí. Chính ra, ái tình chỉ là một sức hấp dẫn giao đối về nhọc dục, thêm vào cái ý muốn gần nhau mãi, thương nhau mãi, giúp đỡ nhau mãi trong cuộc sống. Ý muốn ấy là nguồn gốc của hôn nhân, của nghĩa vợ chồng. Cho nên ở các tâm hồn chất phát, ái tình chỉ là đồng nghĩa của hôn nhân và ám nghĩa của nhuc dục. Thế thôi! Không hơn, không kém.

Thầm hưởng chút cái dư vị kia, Hóm băn khoăn nghĩ tới sự cười Tún. Nó chưa đủ thông minh và lĩnh duyệt để hiểu công việc lập một gia đình. Nó chỉ biết rằng muốn cưới Tún thì phải có tiền, và sau khi lấy Tún rồi thì nó cần Tún mãi mãi để mà yêu quý Tún, chiều chuộng Tún. Nó nằm vẽ phác trong trí tưởng một cuộc đời mà nó và Tún cứ trông thấy nhau luôn, ngồi cạnh nhau luôn, ăn với nhau, đi với nhau, nằm với nhau. Nghĩ đến điều cuối cùng này, người nó bỗng bừng bừng. Nó nhìn ngay sang giường bên có Tún và cậu em nhỏ cô đang nằm ngủ. Nhà Tún chung, mà lại chật chội, nên chỉ có một gian lại còn phải chia đôi ra mỗi gia đình ở một bên. Bên trái, vợ chồng Hiếu, con trai nhỏ Hiếu và Hóm, bên phải bác Tiên, con trai của bác và Tún, …..góa vợ hai năm nay.

Hóm ngó chừng chừng Tún nằm ở giường bên kia, cách giường nó có một nối đi rộng chưa đầy thước tây. Trong đầu nó, lẩy ra một ý muốn hắc ám về xác thịt. Giữa lúc ấy, ở cái giường giát cạnh chỗ nó nằm, một tiếng cọt kẹt nổi lên tục tĩu. Nó trố mắt nhìn vợ chồng Hiếu đang vui thú cảnh vợ chồng. Tiếng cọt kẹt càng kêu to, tiếng thở của hai người hành lạc lại càng mạnh. Ở giường bên kia, vì cha đi đánh bạc không về, nên Tún ngủ có một mình với đứa em trai út. Cô cũng bị tiếng cọt kẹt kia vừa đánh thức dậy. Động tĩnh cô cũng dở mình khe khẽ, quay mặt vào tường, ôm chặt lấy đứa em bốn tuổi. Hóm càng biết là Tún thức, càng biết là cô đang bị xác thịt rầy vò thì nó lại càng như điên như dại. Nó muốn lao ngay sang giường Tún cầu xin được thỏa mãn nhục dục. Nhưng tự nhiên nó sợ. Hình như nó biết cái ý định của nó là không tốt, việc nó sắp làm là liều lĩnh, nguy hiểm. Nên nó lại nằm yên, da thịt cứ như người lấy kim nhẩy ra từng mũi nhọn.

Tiếng cọt kẹt đã tắt, hai vợ chồng Hiếu đã đang gáy khò khò. Hóm cũng đã mệt mỏi, gân cốt nó căng được một lúc đã trùng cả lại, đầu nó nặng nề, mí nó díp xuống. Ở giường bên kia, cũng không thấy có tiếng động nữa. Đêm tối yên tĩnh, một cảnh áp bức. Mắt nó lại lim dim, mà tâm trí nó vẫn lại sôi nổi. Nó lại nghĩ đến sự lấy Tún. Lần này thì nó liên tưởng cả đến mẹ nó, và chú Tương nó. Nó cho rằng, ít ra cũng phải có hai người ấy dự mật thiết vào việc nó xây dựng hạnh phúc gia đình. Nó muốn đêm tối hết ngay để nó chạy lại tìm cái bác có vết chàm ở mặt xem có phải mẹ nó không. Ruột nó nóng như nung, như nấu, mí mắt nó chớp luân hồi. Thịt ở cánh tay trái nó máy mạnh. Nó dở mình bên nọ, lật mình bên kia mãi cho đến luc gà trong xóm gáy dạo lần thứ nhất nó mới ngủ thiếp đi được.

Sáng, nó vẫn còn ngủ mê mệt, cái ý muốn của nó là sớm tinh mơ dậy đi tìm mẹ đã bị sự mệt nhọc của binh hài đánh ngã. Nó đành lại phải tới đá, hẹn với mình sẽ đến tìm mẹ vào buổi tối sau khi dọn dẹp ở nhà bác Hiếu.

Trương Tửu

Sources:

BÀI LIÊN QUAN