Tiểu thuyết “Thằng Hóm” – phần XIII

Tiểu thuyết “Thằng Hóm” – phần XIII

Chiều về, Hóm vừa về tới nhà thì đã thấy Tún đứng ở cửa, ngóng chờ. Hóm nhìn cô say đắm hỏi:

– Cô không làm cơm à mà lại đứng đấy chơi thế?

– Tôi làm xong rồi.

Cô máy Hóm vào trong bếp, chiều ấy lại là chiều thứ 7 nên Hiếu và Tiên cùng rủ nhau đi đánh bài bán, không ăn cơm nhà. Bác Hiếu gái còn bận đi đòi một món nợ chưa về, Hóm và Tún được tự do trò chuyện.

– Này anh Hóm ạ, em đã hỏi bác ấy rồi.

Thấy Tún xưng hô với mình thân mật thế, Hóm êm dịu cả tâm hồn, tủm tỉm cười:

– Em hỏi thế nào?

– Em hỏi bác ấy có biết một người nào tên là Hóm không?

– Thế bác ấy trả lời ra sao?

– Em thấy bác ấy luống cuống nắm lấy tay em hỏi: “Sao cô lại biết Hóm?”. Em bảo hiện em đang ở cùng nhà với anh. Em vừa nói thế thì bác ấy rú lên: “Cô ở đâu?, có thật cô ở với Hóm không?”. Em đáp: “Chính tôi ở với Hóm” và em chỉ nhà này cho bác ấy. Bác sướng quá, nhẩy nhót, ôm lấy đầu em nói: “Con tôi đấy cô ạ.”

Tối nay tôi sẽ lại tìm nó. Tôi xa nó lâu lắm rồi. Thế là thế nào hả anh?

Hóm cảm động cầm lấy tay Tún, bảo:

– Người ấy là mẹ đẻ ra anh đấy.

– Thật thế hả anh?

– Thật.

Rồi Hóm đem chuyện nhà, chuyện mình kể cho Tún nghe, như kể với một người tri kỷ lâu năm. Nghe Hóm kể xong, Tún thổn thức nước mắt dòng dòng.

– Đời anh khổ quá nhỉ. Em thương anh quá.

– Em thương anh bao nhiêu thì anh thương mẹ anh bấy nhiêu em ạ. Mẹ anh khổ gấp nghì, gấp vạn anh. Anh chỉ mong chóng học thành nghề để rồi đi tìm mẹ anh, nuôi mẹ anh…

Ngừng lại giây lát rồi Hóm hỏi Tún:

– Bao giờ anh làm được tiền, em có bằng lòng lấy anh, về ở với mẹ anh không?

Vừa sung sướng, vừa xúc cảm Tún ấp úng đáp:

– Anh đã có bụng thương thì em đâu dám từ chối. Nhưng còn thầy em….

Hóm ôm lấy Tún hôn vào hai bên má nựng:

– Ôi thế thì yêu Tún quá! Yêu Tún quá.

Nhưng Hóm đã bỏ Tún ra, hỏi:

– À! Em bảo mẹ anh tối nay lại tìm anh hở?

– Vâng.

– Ờ! Thế thì anh phải đi đón mới được. Em trông này, bác Hai gái có về hỏi thì bào anh chạy sang cậu Lễ ở đầu phố nhé.

– Anh đi ngay bây giờ à? Sao không chờ mẹ lại đây có hơn không?

Câu nói thân ái quá làm Hóm nhủn cả người. Nó lại ngồi xuống trõng, chưa muốn đi vội.

– Hay anh trông nhà để em đi đón cho?

– Thôi để anh đi. Mẹ anh lại đây không tiện, anh về ngay mà.

– Ừ! Anh đi nhanh về nhé.

Hóm cháy ra cửa, vui sướng như một đứa rồ. Trời ơi! Đời nó lại được có những phút này ư? Nó chạy đến đầu chợ Bàng vừa đặt chân lên đường cái thì mẹ nó vừa đến và nhận được nhau ngay. Mẹ nó vịn vào vai nó òa khóc. Hai người giắt nhau lại đống đá ở ven đường ngồi nói chuyện.

– Con ở trong nhà tù bao lâu?

– Một năm.

– Khổ lắm, có phải không con? Sao bây giờ con lại làm ở đây?

Hóm đem tình hình thân thế ra nói với mẹ và hỏi luôn:

– U ơi! Chú Tương với con họ hàng ra làm sao hở u?

Bác sinh gái nghe hỏi, nhợt nhạt cả sắc mặt. Biết trả lời con ra sao? Trả lời thật ư?

Một người mẹ Việt Nam đâu có can đảm thú nhận trước mặt con một việc mà tất cả mọi người đều cho là tội lỗi –  ngủ với giai trước khi lấy chồng. Nói dối ư? Thì nói dối làm sao?

Thấy mẹ ngồi im không trả lời. Hóm lại hỏi:

– Hả u? chú Tương với con là họ hàng thế nào?

– Chú ấy là đời cháu di cháu giả với thầy mày.

– Thế là họ xa hay gần hả u?

– Họ cũng hơi xa.

– Sao chú Tương lại đối với con tốt thế hả u?

– Tính chú ấy thế. Con phải nên quý chú ấy.

– Con vẫn quý chú ấy lắm, vì con đội ơn chú ấy rất nhiều.

– À! còn u? Sao con nghe nói một dạo u bị bắt nên Vôi phải không?

– Không. U chỉ bị giam trong nhà thương điên có vài ngày thôi. Sau doctor người ta biết là u không bị điên nên lại thả ra.

– Sao u không đi bán cháo nữa?

– U hết cả dần vốn rồi, may nhò có người chị em người ta xin cho vào đẩy goong ở sở xi măng không có thì khốn…

– Con làm ở đấy chỉ bốn tháng nữa là được vào tập nghề ở xưởng máy, có lẽ được ăn lương công nhật hào rưỡi một ngày u ạ…

Số 15

– Thôi con cố chịu khó học cho thành nghề là u mừng. Ít lâu nay u yếu lắm không chắc giời có cho sống được một vài năm nữa không nên u cũng mong cho con thành người thì u nhắm mắt mới yên được. Bốn năm nay, u khổ tâm lắm con ạ.

Bác bưng mặt nức nở như muốn dùng nước mắt chút hết các mối hờn oán trong lòng.

Hóm dỗ dành:

– U việc gì phải khóc, con về ở với u nhé?

– Không được đâu, con phải ở đây. Chú Tương chú ấy còn gửi tiền xuống cho bác Hiếu thì con đi ở chỗ khác sao được. Mới lại, phải ở đây hầu hạ người ta mà học lấy nghề. Thôi, u được biết con ở đây là yên tâm rồi.

– À! u này! Hay là để con nói khó với bác Hiếu xem bác ấy có thể xin ông cai cho U làm phụ cùng kíp với con ở đà không. Bác ấy chơi thân với ông cai lắm. Làm ở đằng này được hai hào rưỡi một ngày cơ U ạ.

– Ừ! Con thử nói xem.

Lúc ấy. Tún ở dưới chợ Bàng chạy lên, nhìn quanh quẩn. Hóm thoáng thấy Tún liền gọi:

– Tún ơi! Lại đây.

– Tún chạy ù ngay lại, bác Sinh gái cầm tay Tún níu ngồi xuống, quay bảo Hóm:

– Con ơi! Con phải cảm ơn cô Tún đây. Chính cô ấy đã cứu U đấy.

Có cô ấy nói chuyện với tôi rồi.

Chính nhờ cô ấy thì mẹ con ta được gặp nhau.

Tún nép người vào người bác Sinh gái, nhìn Hóm, hồi hộp. Hóm nũng nịu nói:

– U ơi! Con yêu cô Tún lắm. U hỏi cô ấy cho con nhé.

– Chỉ nói bậy nào! Cô bỏ quá đi cho em nó nhé.

– Con không dám! Tính anh ấy hay thế đấy ạ.

Hóm liền cầm lấy tay Tún ngây thơ bảo:

– Em, từ nay em nhận U anh là u em nhé?

– Tún xấu hổ rụt tay lại, mặt nóng bừng. Bác Sinh gái hiểu ý mừng rỡ nói lẩm bẩm một mình “Thật là con bố Tương!”.

Ngượng quá, Tún đánh trống lảng:

– Bác Hai bác ấy bảo em ra gọi anh về anh cơm đấy.

Bác Sinh gái vội vã dục con:

– Thôi người ta đã gọi về thì con nên về đi, đừng để người ta đợi.

– Vâng. Cả ba cùng đứng dạy, bác Sinh gái lại dục:

– Thôi con về đi.

– Sáng mai con lại đón U sang phố chơi nhé. Mai chủ nhật mà lại.

– Ừ, mai. Thôi con về đi.

Rồi bác chào Tún:

– Cô về nhé.

– Con không dám ạ.

Đứng nhìn theo hai trẻ tung tăng xuông dốc chợ Bàng, bác Sinh gái như cởi lòng cởi dạ.

Mặt trời đã lặn, bóng hoàng hôn cũng vừa lặn ở trên mây. Trong bóng tối âm thềm, người đàn bà sung sướng ấy lững thững đi bước một và bùi ngùi nhớ tới Tương. Bất giác câu hát thuở xưa lại vọng lên ở tâm hồn bác:

“Sông Tương một giải nông sơ!

Bên trong đầu nọ bên chờ cuối kia”…

 

*

**

Sáng hôm sau, hôm ấy dạy thật sớm xin phép Hiếu đi chơi phố, nó chạy lại đằng sau nhà máy cưa đón mẹ nó. Rồi hai mẹ con dắt nhau ra bến đò xi – măng. Dòng Tam – bạc lặng lờ chảy. Một vài con thuyền dải rác đó đây. Hóm và mẹ đứng ở dưới chân một đống đá ngất trời xếp liền bờ sông – đá này nguội pha lấy goong đẩy vào trong sở đổ vào đống máy nghiền, để làm xi măng – chờ chiếc phà từ bên kia sông đang lơ lửng sang với độ hơn chục người vây quanh cái ô tô đặt chính giữa. Một cô gái đang đi trên đường lái, lẳng lơ cất tiếng chọc ghẹo bác lái đò:

“Thuyền ai lơ lửng trên sông,

Có lòng đợi khách hay không hỡi thuyền”…

Bác Sinh gái bảo Hóm:

– Chị Thương đấy, chị ta hay hát lắm, cứ vừa đẩy goong với tao vừa hát, hết ghẹo người này lại ghẹo người khác, đến vui tính.

Hóm chưa kịp trả lời mẹ đã lại thấy tiếng cô Thương hát tiếp, giọng rất trong trẻo:

“Thuyền đã đến bến anh ơi!

Sao anh chẳng bắc cầu nổi lên bờ.

Đang cơn nước đục lờ đờ

Cắm sào đợi nước bao giờ cho trong?”…

Rồi đến lượt bác lái đò dưới sông hát đáp:

“Mời hay giải cấu tương phùng,

Biết người biết mặt, biết lòng làm sao?”

Bác chở phà vừa rút con sào lên và ghé sát vào bờ. Bác nhảy xuống lấy hai miếng gỗ nối phà vào bờ cho ô tô và người lên. Đợi ô tô và người lên hết, mẹ con Hóm và mấy bác thợ đứng chờ từ nãy mới xuống phà. Trong lúc cầm con sào đứng đợi vài người khách nữa để sang một chuyến  cho bõ, bác chờ phà cũng cất tiếng hát, giọng đục như bùn:

“Cô kia mà hát ghẹo ai,

Cái mồm méo sệch như ai chèo đò.

Lại đây anh nắn lại cho,

Ngày mai chèo đò ăn bát cơm thiu”

Hóm phì cười. Nó nhẩm để cố thuộc câu hát mà nó cho là lý thú ấy. Nó bảo mẹ:

– U ơi, sao U không hát lên. Giọng U còn hay hơn giọng chị gì ấy nhiều. U biết nhiều câu hát hay lắm phải không?

Bác Sinh gái mỉm cười trả lời:

– Ở nhà quê thì ai chằng biết ít nhiều câu hát.

– Những câu ấy ai đặt ra U nhi?

– Ai biết được.

– Con cũng học được nhiều câu hát lắm. Nhưng không hay mấy.

Rồi U dạy con ít câu nhé?

– Ừ! Khối câu hay. À! Sao con không rủ cô Tún cùng đi cho vui.

– Cô ấy còn ở nhà thổi cơm chứ.

– Cô ta tính nết ngoan lắm con ạ.

– Hóm tươi tỉnh hẳn ra.

– Rồi U hỏi cô ấy cho con nhé?

– Không biết người ta có bằng lòng không mà hỏi. Mấy lại tiền đâu mà cưới. Hẵng cứ học cho thành nghề đi đã, chuyện ấy để đấy.

Hai mẹ con trò chuyện đến đấy thì phà vừa đến bờ. Hóm giắt mẹ lên, hai người đi thẳng, qua trường kỹ nghệ, ra cầu Hạ Lý. Bác Sinh gái mới xuống Hải Phòng được vài hôm nay nên thấy cái gì cũng bỡ ngỡ. Còn Hóm thì chủ nhật nào nó cũng nhảy sang phố chơi nên nó thông thuộc lắm. Nó đưa mẹ nó đi chơi các phố, rồi lại vườn hoa phố sông lâp Bonal ngồi trên ghế nghỉ chân. Bỗng nó bảo mẹ:

– U ạ! Một lần con gặp dì…

– Dì nào?

– Dì hai ở nhà ngày xưa ấy.

– Mày gặp ở đâu?

– Ở Bách thú.

– Rồi nó thuật lại câu chuyện dì nó cho nó đồng năm xu thế nào, nó trả lời thế nào. Mẹ nó sung sướng thầm vì có đứa con kỳ khôi. Thuật xong, Hóm thêm:

– Chú Tương chú ấy bảo chính dì hai, dì ấy giết thầy U ạ.

Nét mặt bác Sinh gài sầm tối. Mắt bác hoa lên. Cả cái cuộc đời xa thẳm ấy, buồn não ấy lại hiện ra trong đầu bác.

– Thôi con nhắc lại những chuyện ấy làm gì.

 – Dì ấy lấy một người thợ ở Đáp – cầu U ạ.

– U đã bảo con đừng nói đến chuyện ấy nữa. Con nhắc đến là ruột u lại đau quặn lên ngay. Thôi cứ kệ như là không có ai hết, bây giờ chỉ có một u một con, lo làm thế nào để đủ ăn, đoàn tụ được với nhau là hơn.

Hóm biết mẹ buồn liền đứng dậy bảo.

– U ơi! U đã được xem chưa?

– Chưa.

– Đi u, con đưa đến mà xem…..

– Đi ở thế nào?

– Thí dụ con muốn đi ở thằng nhỏ chẳng hạn thì con lại nói với con mẹ nó….thần việc đưa người. Nó bằng lòng một cái là con cứ việc ra vườn hoa. Kia kìa, ở mê kia kìa!….Ngồi đấy ai muôn mượn đến đấy mà mượn.

– Thế thì cũng như Phố mửi ở Hà Nội.

– Vâng cũng thế. Nhưng đằng này ngồi đông hơn trông như chợ ý.

– Thế thì thôi xem làm gì.

– Ừ thôi! Hay u xuống huyện dạo chơi vậy.

– Thôi! Sắp về đi. U mỏi chân lắm rồi.

– Về thế nào. Hôm nay con phải thốt u ăn cao lầu.

– Ấy chớ. Sao con hoang thế?

– Không con hoang gì mà hoang. Gọi là vào cao lầu, chứ chỉ ăn hai bát phở là cùng. Tháng này, chú Tương chú ấy cho con những sáu hào. Con vẫn để dành có tiêu gì đâu. Hôm nay con biết thốt u mới được.

Bác Sinh gái cảm động rạt rào. Bác sắp ăn phở bằng cái tiền của chính tay Tương gửi xuống cho con Tương, con bác. Người đàn bà lao động ấy, mặc dầu đã lăn lóc nhiều năm ở thành thị, bây giờ cũng giữ được cái bản chất đa tình, đa cảm của cô gái quê Việt Nam đẻ và lớn ở đồng nội. Bác theo Hóm ra phố hàng cháo, vào một hiệu ăn khách. Bác ngồi và bát phở tái, nhìn đứa con trai trước mặt, lòng bỗng dạo dực nhớ Tương, nhớ cái tình đầu tiên của đời minh, nhớ những phút đắm đuối ngây ngất. Máu chạy lên mặt, mặt bác đỏ ửng, Hóm thấy thế, hỏi:

– U ăn phải miếng ớt phải không?

– Không.

– Sao tự nhiên U đỏ tai lên thế?

– Bác hơi bẽn lẽn:

– Ừ! ừ! Cũng hơi cay. Dạo này U không hay ăn cay mấy.

– Con cũng không thích ăn cay. Mỗi người dùng hai bát phở tái xong, Hóm và mẹ đứng lên ra quầy giả tiền.

Hóm bảo người hầu sáng:

Bác gói cho tôi hai cái bánh cả lò.

– Thôi, con mua làm gì.

– Con mua về cho Tún.

– Con yêu Tún lắm thế ư?

– Vâng, con yêu Tún lắm. Thế nào con cũng lấy Tún. Tún cũng bảo thế. Trong câu nói ấy, Hóm để lộ ra cái sung sướng tràn ngập lòng nó. Nó tưởng tưởng lát nữa về, nó vào bếp rúi vào tay Tún gói bánh. “Anh mua quà về cho em đây, rồi Tún cười.” thì nó còn hể hả thế nào hơn được nữa.

Hai mẹ con đã ra khỏi phố hàng Cháo, Hóm nói với mẹ:

– Bây giờ về đi đằng khác, không đi đường này nữa. Đi thẳng đây, qua nhà bà Toa, qua cầu sắt về u ạ.

– Ừ! Đi thế cho thế cho nó tiêu.

– À này u này:

– Gì con?/

– Tối qua lúc về nhà con có đem chuyện xin cho U làm phu, nói với bác hai, có cả bác giai lẫn bác gái ngồi đấy.

– Bác ấy đáp sao?

– Con cũng nói thật cả rằng u là u con, làm ở bên sở xi măng. Thì bác ấy bảo rằng để bác ấy hỏi ông cai xem. Bác ấy bảo bây giờ đang nhiều việc xin cũng dễ. Bác ấy lại bảo cũng là may cho nó vì ông cai này sắp thôi. Vài hôm nữa có ông cai khác, bác ấy chưa thân thì không xin được. Bác ấy lại hỏi con rằng u với chú Tương là thế nào:

– Thế con trả lời sao?

– Con nói liền rằng u là chị chú Tương. Bác ấy nói với bác gái: “Chắc là chị dâu thì thằng này nó mới gọi bằng chú, nếu không thì nó đã gọi bằng cậu”. Rồi con thấy bác ấy gật gật, chắc chỉ mai hay kia là cùng u cũng được làm ở bên đá với con. Rồi u dọn về phố chợ Bàng với con nhé!

– Hãy đợi xin được đã.

[KIỂM DUYỆT BỎ 105 DÒNG]

Hai mẹ con lại lẳng lặng bước. Bác Sinh gái rầu rĩ nhớ Tương. Cái hảo tâm của Hóm nhắc bác nhớ tới cái hảo tâm của Tương: “Sao nó giông Tương thế?”. Rồi bác nghĩ: “Thật phương ngôn nói không sai, quả là cha nào con ấy”. Nhưng lóng bác đã thắt ngay lại, sao bác không được ở cùng Tương, sao đứa con không được ở cùng cha nó?. Bác mủi lòng khóc thầm. Thấy mắt mẹ ướt lệ, nó ngạc nhiên hỏi.

– U sao u khóc?

– U đang nghĩ không biết u con ta có được ở với nhau mãi thế này không…

– Sao lại không được?

– U vẫn sợ.

Bác sợ thật. Bác sợ một sức mạnh huyền bí mà bác biết là trên sức bác, nó lôi kéo bác từ trước đến giờ đi qua bao nhiêu cảnh đời lỗi lầm, đổ vỡ, không cho bác tự chủ một phút nào. Bác nói như tự để an ủi:

– Thôi! Chăm sự nhờ giời tất cả!

Trương Tửu

Sources:

BÀI LIÊN QUAN